ĐỀ CƯƠNG SỬ 6 Câu 1- Nước Âu Lạc từ thế kỷ II(TCN)đến thế kỷ I có gì thay đổi: - Năm 179 (TCN) Triệu Đà xác nhập Âu Lạc vào Nam Việt. - Năm 111 (TCN) nhà Hán chiếm Âu Lạc,chia thành 3 quận: Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. - Đứng đầu châu là Thứ Sử, đứng đầu quận là thái thú coi việc chính trị, đô uý coi việc quân sự, dưới quận huyện là các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ. - Vơ vét bóc lột nhân dân tabằng cách đặt ra hàng trăm thứ thuế nhất là thuế muối và sắt, bắt dân ta phải cống nạp những sản vật quý: Sừng tê, ngà voi.... - Bắt dân ta phải sống theo phong tục Hán... => Năm 34 Tô Định làm thái thú Giao Chỉ -> Cuộc sống nhân dân ngày càng khổ cực. Câu 2- Trình bày cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng ( Năm 40) *)Hoàn cảnh: - Bấy giờ ở Huyện Mê Linh có 2 chị em Trưng Trắc và trưng Nhị con gái Lạc Tướng. Chồng TrưngTrắc là con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên 2 gia đình cùng nha mưu việc lớn. - Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. Thi Sách bị quân Hán giết. *)Diễn biến: - Mùa xuân năm 40 hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây). Tương truyền, ngày xuất quân,Bà trưng trắc đọc lời thề sau này được viết thành 4 câu thơ: “Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lũng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở cụng lờnh này” . Nghĩa quân được hào kiệt và nhân dân khắp nơi ủng hộ ủng hộ nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Me Linh rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định bỏ thành, cắt toc, cạo rõu chốn về nước. Quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa thắng lợi . *) Nguyên nhân TL: - Sự lãnh lạo tài tình của 2 Bà Trưng. - Sự ủng hộ của quần chúng nhândân. - ý thức đoàn kết bảo vệ độc lập dân tộc. *) ý nghĩa lịch sử: - vai trò của người phụ nữ trong giải phóng dân tộc. - Giáng 1 đòn nặng nề vào chế độ PK nhà Hán - Báo hiệu thế lực PKPB không thể cai trị vĩnh viễn trên đất nước ta. Câu 3: Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập. - Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương,đóng đô ở Mê Linh. + Phong chức tước cho người có công, lập lại chính quyền. + Xá thuế cho dân 2 năm liền. + Xoá bỏ chế độ lao dịch, luật pháp hà khắc của chính quyền đô hộ. => Ổn định tổ chức, phát triển kinh tế và giữ vững độc lập. Câu 4: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ( 42 - 43 ) đã diễn ra như thế nào? *) Nguyên nhân: - Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi. - Trưng Trắc xưng vương. * Diễn biến. - Tháng 4- 42 quân Hán tấn công Hợp Phố. Mã Viện chhiếm được Hợp Phố liền cho quân chia thành 2 đạo thuỷ bộ tiến vào Giao Chỉ và hợp lại ở Lãng Bạc. - Hai Bà Trưng từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. - Tháng 3 - 43 Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê. * Kết quả: Kháng chiến thất bại. * ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân. - Nêu cao gương yêu nước, quyết tâm giành độc lập. Câu 5: Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI. - Nhà Hán trực tiếp cai quản các huyện. - Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nhất là muối và sắt. - Lao dịch. - Nộp cống các sản vật quí: Sừng tê, ngà voi, vàng, bạc, thợ khéo. - Đồng hoá nhân dân ta. Câu 6: Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi. a-Nông nghiệp: - Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về muối và sắt. - Nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. - Đ ến th ế k ỷ III, nh ân d ân ven bi ển đ ó d ựng l ư ỡi s ắt đ ể khai th ác san h ô. Ơ Mi ền Nam ng ư ời d ân bi ết b ịt c ựa g à ch ọi b ằng s ắt -T ừ th ế k ỉ I, ở Giao Ch õu vi ệc c ày b ừa do ch õu b ũ k ộo đ ó ph ổ bi ến -Ng ư ời d ân bi ết đ ắp đ ê ph ũng l ụt bi ết tr ồng l úa 2 v ụ 1 n ăm v ụ chi êm v à m ùa l úa r ất t ốt b- Thủ công nghiệp: Rèn sắt, gốm, dệt vải phát triển c- Thương nghiệp: Khá phát triển, chợ Luy Lâu, Long Biên. - Buôn bán với nước ngoài: ấn Độ, Trung Quốc, Gia Va. Câu 7: Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta các TK I - VI. * Những chuyển biến về xã hội: - Từ TK I - TK VI: Người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình trực tiếp nắm đến các huyện, từ huyện trở xuống là người Việt cai quản. -> Xã hội phân hoá thành nhiều giai cấp, tầng lớp. * Những chuyển biến về văn hoá. - Mở trường dậy chữ Hán. - Đưa nho giáo, phật giáo, đạo giáo và phong tục của người Hán vào nước ta. - Đồng hoá nhân dân ta. - Dân ta vẫn nói Tiếng Việt và giữ một số phong tục tập quán của mình. Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu - 248. * Nguyên nhân: - Do ách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Ngô. - Nhân dân ta vô cùng cực khổ -> Nổi dậy đấu tranh. * Diễn biến: - Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hoá ). - Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. -Quân Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao châu đàn áp cuộc khởi nghĩa * Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại. * Nguyên nhân thất bại: - Lực lượng chênh lệch quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế. * ý nghĩa: - Tiêu biểu cho ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Câu 9: Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu: - Đầu thế kỉ VI nhà Lương đô hộ Giao Châu. Chính quyền đô hộ chia nước ta thành 6 châu: Giao Châu, ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu. Ninh Châu và Hoàng Châu. - Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng. - Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đặt ra hàng trăm thứ thuế. Tiêu Tư tàn bạo mất lòng dân. Câu 10: Khởi nghĩa Lí Bí nước Vạn Xuân thành lập. * Nguyên nhân: - Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Lương. * Diễn biến: - Năm 542 - Lí Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. - Tháng 4 -542 nhà Lương kéo quân từ Quảng Châu sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại. - Đầu năm 543 nhà lương kéo quân sang lần 2, ta chủ động đánh chúng ở Hợp Phố, quân Lương đại bại. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. * Nguyên nhân thắng lợi: - Tài cầm quân của Lí Bí và các tướng. - Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. * ý nghĩa lịch sử: - Đánh tan quân xâm lược Lương giành lại độc lập cho tổ quốc. * Nước Vạn Xuân thành lập: - Mùa xuân năm 544 Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lí Nam Đế ). Đặt tên nước: Vạn Xuân. -. đặt niên hiệu: Thiên Đức, thành lập triều đình với 2 ban văn, võ. Câu 12 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? - Sâu thất bại ở hồ Điển Triệt Lí Nâm Đế giao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương cho Triệu Quang Phục . - Triệu Quang Phục quyết định lui quân về đầm Dạ Trạch, dùng lối đánh du kích. * Diễn biến: - Quân Lương tăng cường bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công, nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài hơn 4 năm trời. - Năm 550 nhà Lương có loạn. Trần Bá Tiên bỏvề nước chớp thồi cơ đó nghĩa quân phản công đánh tan quân Lương chiếm được thành Long Biên. * KQ: Năm 550 kháng chiến kết thúc thắng lợi. * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo tài tình của TQP - Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. * ý nghĩa lịch sử: - Đánh tan quân Lương xâm lược , giữ vững độc lập của tổ quốc. Câu 13: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, đất nước ta có gì thay đổi. a, Về chính trị: - Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và đặt các chức quan cai trị. - Xây thành, đắp luỹ, tăng cường quân. - Lập thêm đờng xá. b, Về kinh tế: - Đặt ra nhiều thứ thuế: Ruộng đất, muối, sắt.... - Cống nạp những sản vật quý hiếm. Câu 14: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) * Tiểu sử: SGK. * Hoàn cảnh: - Mai Thúc Loan cùng đoàn người gánh vải sang Trung Quốc nộp cống. - Bất bình trước chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương Mai Thúc Loan kêu gọi dân phu về quê, mộ binh nổi dậy. * Diễn biến: - Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Ông chọn Sa Nam dựng căn cứ và xưng Đế ( Mai Hắc Đế). - Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm -Pa tấn công chiếm thành Tống Bình. - Năm 722 nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. * Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại. * ý nghĩa: Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta Câu 15: Khởi nghĩa Phùng Hưng ( Trong khoảng 776 - 791 ) * Diễn biến: - Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân hưởng ứng rất đông, nghĩa quân giành được vùng đất của mình. - Phùng Hưng kéo quân về bao vây và chiếm được thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị. * Kết quả: Năm 791 nhà Đường sang đàn áp cuộc khởi nghĩa thất bại. *) ý Nghĩa: Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta Câu 16: Nước Chăm Pa độc lập ra đời. - Thế kỉ II nhà Hán sang. - Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán, nhân dân Tượng Lâm căm giận nổi dậy đấu tranh giành độc lập. - Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm ấp. - Dùng lực lượng quân sự mở rộng lãnh thổ. Thế kỉ VI đổi tên nước thành Chăm Pa. 2. Tình hình kinh tế - Văn hoá Chăm Pa từ TK II - TK X. * Kinh tế: -Trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. - Đánh cá. - Khai thác rừng. - Trao đổi buôn bán với nước ngoài. * Văn hoá: - Phát triển rực rỡ, phong phú, có chữ viết riêng. - Theo đạo Bà La Môn, đạo phật. - Kiến trúc độc đáo. Câu 17: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc họ Dương. 1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Cuối TK I X nhà Đường suy yếu.Nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ. - Giữa năm 905 Khúc Thừa Dụ đem quân chiếm Tống Bình rồi tự xung là tiết độ sứ xây dựng một chính quyền tự chủ. - Năm 906 vua Đường phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ. - Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất con là khúc Hạo lên thay. Ông xây dựng đất nước theo lối: " Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". - Ông đã làm được nhiều việc lớn: + Đặt lại khu vực hành chính, cử người trông coi đến tận xã, định lại mức thuế. + Bãi bỏ lao dịch, lập lại sổ hộ khẩu. 2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán ( 930 - 931 ). * Hoàn cảnh: - Năm 917 Nhà Nam Hán được thành lập -> Quân Nam Hán âm mưu xâm lược nước ta. * Diễn biến: - Mùa thu năm 930 quân Nam Hán bắt đầu đánh nước ta, chiếm được Giao Châu và đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình ( Hà Nội) - 931 Dương Đình Nghệ đem quân tấn công chiếm được thành Tống Bình và đánh tan quân tiếp viện. * Kết quả: - Cuộc kháng chiến thắng lợi - Dương Đình Nghệ tự xưng tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Câu 18: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng ( Năm 938) 1.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? - Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây) - Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức. - Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2. - Năm 938 vua Nam Hán sai con Lưu Hoằng Tháo sang xâm lược nước ta. - Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu và bố trí quân mai phục 2 bên bờ. 2. Chiến thắng Bạch đằng năm 938. *)Diễn biến: - Cuối năm 938 quân của Lưu Hoằng Tháo kéo vào cửa biển nước ta. - Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến nhử địch vào bãi cọc. - Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chóng không nổi phải rút chạy ra biển. Quân Nam Hán rối loạn thuyền va vào bãi cọc nhọn vỡ tan tành, quân ta xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. - Quân giặc bị thiệt hại đến quá nửa, Hoằng Tháo cũng bị bỏ mạng.Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn. * Nguyên nhân thắng lợi: - Do sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền, tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. * ý nghĩa: - Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước.
Tài liệu đính kèm: