Bài giảng Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1036Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết
Tiết 29 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Đánh giá khả năng nhận thức của HS về kiến thức lịch sử từ bài 10 đến bài 20.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, hiên vật lịch sử.
3/ Thái độ: GD HS yêu thích môn lich sử, tìm hiểu lịch sử, đặc biệt nghiêm túc làm bài kiểm tra.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Ra đề, đáp án, phô tô đề.
2. Trò: Ôn tập tốt.
III-Các bước
1/ ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra .
*Ma trận đề:
Nội dung kiến thức
Nhậnbiết
Thông hiểu
Vận dụng
-khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-Khởi nghĩa Bà Triệu
-Chuyển biến về xã hội văn hóa nước ta
Câu1-a-0,5đ
Câu 3-1,5đ
Câu1-b0,5đ
Câu 2-TN-0,5đ
Câu 1-TL-3đ
Câu2-TL4đ
Tổng số điểm
3đ
3đ
4đ
* Đề bài.
I/ Trắc nghiệm:
 Câu 1: Khoanh tròn vào những câu trả lời mà em cho là đúng.
a) Khởi nghĩa hai bà Trưng bùng nổ năm nào.
A. Năm 39
B. Năm 40
C. Năm 47
b) Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa bà Triệu( năm 248).
A. Lực lượng quá chênh lệch.
B. Quân Ngô mạnh, nhiều mưu kế hiểm độc.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2: Điền dấu đúng sai vào ô trống.
– Thời kì Văn Lang -Âu Lạc chưa có sự phân hoá.
 – Thời kì Văn Lang -Âu Lạc có sự phân hoá nhưng chưa sâu sắc.
 – Thời kì Văn Lang -Âu Lạc có sự phân hoá sâu sắc.
 – Xã hội Âu Lạc khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ có sự phân hoá sâu sắc.
 Câu 3: Tìm và điền các từ, cụm từ vào chỗ chống. (..)cho hích hợp.
Sau khi giành được độc lập, hai bà Trưng đã làm gì ?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ,..được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là, đóng đô ở và phong chức tước cho những người .., lập lại..Các lạc tướng được giữ quyền cai quản ..Trưng Vươngcho dân hai năm. Luật pháp hà khắc và các thứ..của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả khởi nghĩa hai bà Trưng ( năm 40).
Câu 2: Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I-VI . Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên.
Đáp án.
I/ Trắc nghiệm: (3đ).
Câu1: (1đ)
1: B
2: C
Câu 2: ý1 : S ; ý2 : Đ ; ý3 : S ; ý4 : Đ .
Câu 3: Các từ cần điền.
Bà Trưng Trắc ; Trưng Vương ; Mê Linh ; có công ; xoá thuế ; lao dịch nặng nề.
II/ Tự luận: (7đ).
Câu1: (3đ)
* Nguyên nhân:- Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
 - Thái thú Tô Định đã giết chồng bà Trưng Trắc
* Diễn biến: Mùa xuân năm 40 hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Cuộc khởi nghĩa của hai bà được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn hai bà đã làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Huy Lâu.
* Kết quả: Thái thú Tô Định phải bỏ chốn, quân giặc bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng.
Câu 2: (4đ)
* Về xã hội: Từ thế kỷ I-VI nhà Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp năm quyền đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn.
* Về văn hoá: - ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, phong tục tập quán Hán vào nước ta.
- Nhân dân vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình (nhuộm răng , ăn trầu, làm bánh trưng bánh dày.)
- Nhân dân học chữ Hán theo cách học của riêng mình.
* Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tổ tiên mình vì: Trường học do chình quyền đô hộ mở dạy chữ Hán, xong chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con ăn học, còn đại đa số nhân dân nghèo không có tiền cho con ăn học.
- Phong tục tập quán tiếng nói là đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc của người Việt, có sức sống mãnh liệt.
4-Củng cố:thu bài
5-Hướng dẫn về nhà:đọc trước bài khởi nghĩa Lý Bí

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_traTiet_29.doc