Đề cương ôn tập kiểm tra môn Lịch sử lớp 11

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra môn Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra môn Lịch sử lớp 11
Đề cương ôn tập lịch sử 11
1. Nội dung, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị 1868
Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
 - Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
 - Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
 - Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
 Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
 - Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
1c. Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
 - Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
 - Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905. 
 - Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
ý nghĩa cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị như một cuộc cách mạng tư sản vì làm được những điều sau:
 - Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
 Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
 2 Nguyên nhân, diễn biến ,tính chất và ý nghĩa của cách mạng tân hợi 1911
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo
* Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
* Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
Tính chất - ý nghĩa 
 - Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không trịêt để
- Lật đổ phong kiến[Mãn Thanh], thành lập trung hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
* Nhưng chưa triệt để vì:
- Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Chưa chia được ruộng đất cho dân cày
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lượt
 3 Nguyên nhân, diễn biến ,tính chất và ý nghĩa chiến tranh thế giới thứ nhất
Nguyên nhân: 
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. 
Diễn biến: 
Thế chiến thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkans: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman. 
Chiến tranh thế giới có thể chia làm hai giai đoạn : 
- Giai đoạn đầu 1914-1916, nói chung ưu thế thuộc về phe Đức-Áo . 
- Trong giai đoạn thứ hai 1917-1918, ưu thế chuyển sang phe Hiệp ước. 
Kết quả: 
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. 
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó. 
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người. 
 *Tính chất,ý nghĩa: 
Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định. 
 4.Nguyên nhân, diễn biến ,tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917
* Hoàn cảnh
-       Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+         Chính phủ lâm thời (tư sản)
+         Xô viết đại biểu (vô sản)
+         Nên cục diện không thể kéo dài.
-       Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
-       Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
*Diễn biến khởi nghĩa
-       Tháng 4: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-       Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
-       Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
-       Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
-       Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
* Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
 *Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga :
Với nước Nga
-       Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
-       Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với thế giới
-       Làm thay đổi cục diện thế giới.
-       Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới
5. Hoàn cảnh, nội dung,tác dụng, ý nghĩa của chính sách kinh tế mới
Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế,  khiến nhân dân bất bình.
- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
* Nội dung:
- Nông nghiệp  : thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa  bằng thu thuế lương thực , (ban hành thuế nông nghiệp.)
- Công nghiệp:
           +Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
           +Tư nhân  xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
           +Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
 + Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt .
-Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa..
* Tác dụng - ý nghĩa:
- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.
6,trình bày kế, thành tựu, ý nghĩa của những kế hoạch 5 năm đầu tiên ở liên xô
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) đều được hoàn  thành trước thời hạn. Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
Trong nông nghiệp, 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hóa.
Về văn hóa-giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mũ chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
Cùng với những biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức. Tuy có một số sai lầm, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước (không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân), công cuộc xây dựng xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925-1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi về nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc.
7. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới[[1929-1933]
Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ. 
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu. 
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi 
Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng. 
Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới. 
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973. 
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại. 
Cuộc khủng hoảng này dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới  
 Vì: Các nước tư bản đều ra sức tìm lối thoát khỏi khủng hoảng và duy trì ách thống trị của giai cấp tư sản.
   + Mỹ, Anh, Pháp đã tiến hành những cải cách về kinh tế - xã hội.
   + Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất, nguy cơ chiến tranh thế giới mới xảy ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_lich_su_11.doc