ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 10- HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 A.PHẦN LÝ THUYẾT Vấn đề 1: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Khái niệm thủy quyển. - Trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. - Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó? - Vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? Vấn đề 2: Sóng. Thủy triều. Dòng biển - Khái niệm thủy triều. Nguyên nhân sinh ra thủy triều. - Thế nào triều cường, triều kém? Vấn đề 3: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới thổ nhưỡng - Trình bày tóm tắt vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất. Vấn đề 4: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Vấn đề 5: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa đới. - Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật phi địa đới. Vấn đề 6: Dân số và sự gia tăng dân số - Trình bày khái niệm tỷ suất sinh thô và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh thô. - Trình bày khái niệm tỷ suất tử thô và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ suất tử thô. - Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển KT-XH. Vấn đề 7: Cơ cấu dân số - Trình bày cơ cấu dân số theo giới và theo độ tuổi. Vấn đề 8: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa. - Khái niệm, đặc điểm phân bố dân cư. - Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. - Khái niệm, đặc điểm của đô thị hóa. - Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT-XH và môi trường. B.PHẦN BÀI TẬP Yêu cầu ôn tập lại cách vẽ biểu đồ tròn, cột. Bài 1. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CHÂU LỤC, NĂM 2005 Châu lục Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Châu Phi 30,3 906 Châu Mỹ 42,0 888 Châu Á (trừ LB Nga) 31,8 3920 Châu Âu (kể cả LB Nga) 23,0 730 Châu Đại Dương 8,5 33 Toàn thế giới 135,6 6477 a. Tính mật độ dân số của thế giới và các châu lục năm 2005. b. Nhận xét. Bài 2. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân cư thành thị và nông thôn, thời kì 1900- 2005 (%) Năm Khu vực 1980 1990 2005 Thành thị 39,6 43,0 48,0 Nông thôn 60,4 57,0 52,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, thời kì 1900 – 2005. b. Nhận xét. Bài 3. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước, năm 2000 (%) Tên nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 5,1 27,8 67,1 Mêhicô 28,0 24,0 48,0 Việt Nam 68,0 12,0 20,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của 3 nước trên năm 2000. b. Nhận xét. Bài 4. Cho bảng số liệu sau: Dân số thế giới, thời kì 1974- 2014 (Đơn vị: Tỷ người) Năm 1974 1987 1999 2005 2014 Số dân 4 5 6 6,5 7,4 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình biến động dân số thế giới, thời kì 1974 – 2005. b. Nhận xét. Bài 5. Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 1950 - 2003 Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2003 Sản lượng (triệu tấn) 676,0 1213,0 1561,0 1950,0 2060,0 2021,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm. b. Nhận xét. C.PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào: A. Độ dốc của mặt nước ở nguồn sông B. Độ dốc của mặt nước ở cửa sông C. Độ dốc của đáy sông D. Độ dốc của lòng sông. Câu 2. Thủy quyển bao gồm: A. Nước trong các biển, đại dương B. Nước trên lục địa C. Hơi nước trong khí quyển D. Tất cả các ý trên. Câu 3. Ở miền ôn đới lạnh, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu do: A. Nước ngầm B. Mưa C. Băng tuyết D. Tất cả các ý trên. Câu 4. Sông ở nơi nào có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa? A. Miền khí hậu nóng B. Nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới. C. Miền ôn đới lạnh. D. Ý A và B đúng. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thấn là do: A. Bão B. Động đất C. Núi lửa phunn ngầm dưới đáy biển D. Chuyển động của các dòng khí xoáy. Câu 6. Vào các ngày có dao động thủy triểu lớn nhất, ở Trái đất sẽ thấy Mặt Trang như thế nào? A. Trăng khuyết B. Trăng tròn C. Không trăng D. Lưỡi liềm. Câu 7. Dao động thủy triều nhỏ nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí vuông góc. C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm theo vòng cung. D. Tất cả đều sai. Câu 8. Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với: A. Sinh quyển, khí quyển B. Khí quyển, thủy quyển C. Thạch quyển, sinh quyển, khí quyển. D. Thủy quyển. Câu 9. Nhân tố quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến tính chất đất là: A. Đá mẹ B. Địa hình C. Sinh vật D. Khí hậu Câu 10. Ý nào không đúng với tác động của nhân tố sinh vật đến sự hình thành đất? A. Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. B. Thực vật cung cấp các chất vơ cơ cho đất. C. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp mùn. D. Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất. Câu 11. Sinh quyển là: A. Nơi sinh sống của sinh vật B. Nơi sinh sống của toàn bộ động, thực vật. C. Một quyển của Trái Đất, trong đó có động, thực vật sinh sống. D. Một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Câu 12. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật? A. Đất B. Khí hậu C. Đá mẹ D. Địa hình Câu 13. Trong nhân tố khí hậu, yếu tố nào quyết định sự sống của sinh vật? A. Nhiệt độ và ánh sáng B. Nước và nhiệt độ C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí D. Nước và độ ẩm không khí Câu 14. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo: A. Kinh độ B. Vĩ độ C. Độ cao D. Lục địa và đại dương Câu 15. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do: A. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất B. Bức xạ Mặt Trời C. Sự vận động tự quay của Trái Đất D. Phân bố lục địa và đại dương Câu 16. Trên Trái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam có mấy vòng đai nhiệt? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 17. Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do: A. sự giảm nhiệt độ theo độ cao B. sự phân bố các vành đai khí hậu C. sự phân bố đất liền, biển và đại dương D. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. Câu 18. Yếu tố nào tác động đến tỷ suất sinh? A. Tự nhiên- sinh học, phong tục, tập quán và tâm lí xã hội B. Trình độ phát triển KT-XH C. Chính sách phát triển dân số của từng nước D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 19. Động lực phát triển dân số là: A. Gia tăng cơ học B. Gia tăng dân số tự nhiên C. Gia tăng dân số D. Ý A và B đúng. Câu 20. Cơ cấu sinh học bao gồm: A. Cơ cấu dân số theo lao động và cơ cấu dân số theo giới B. Cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo tuổi. C. Cơ cấu dân số theo tuổi và cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa và cơ cấu dân số theo lao động. Câu 21. Theo Luật lao động của Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ: A. 15 đến hết 50 tuổi B. 15 đến hết 54 tuổi C. 15 đến hết 59 tuổi D. 15 đến hết 65 tuổi Câu 22. Nguyên nhân quyết định đến sự phân bố dân cư là: A. Điều kiện tự nhiên B. Chuyển cư C. Lịch sử khai thác lãnh thổ D. Trình độ phát triển của LLSX và tính chất của nền kinh tế. Câu 23. Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu thành phố có từ 1 triệu dân trở lên? A. Trên 200 thành phố B. Trên 250 thành phố C. Trên 270 thành phố D. Trên 220 thành phố Câu 24. Nhóm người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm được xếp vào: A. nhóm dân só hoạt động kinh tế B. nhóm dân số không hoạt động kinh tế C. Ý A và B đều đúng. D. Ý A và B đều sai. Câu 25. Cơ cấu dân số theo giới: A. là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. B. biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. C. phản ảnh trình độ dân trí và học vấn của dân cư. D. cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. Câu 26. Tỷ số giới tính bằng 99%, có nghĩa là: A. trung bình cứ 100 nam thì có 99 nữ. B. trung bình cứ 100 nữ thì có 99 nam. C. số nam chiếm 99% tổng số dân. D. số nữ chiếm 99% tổng số dân. Câu 27. Tác động của con người đến sự hình thành đất là: A. làm gián đoạn sự hình thành đất. B. là cho đất tốt lên hoặc xấu đi. C. làm thay đổi hướng phát triển của đất. D. làm cho đất ngày càng nghèo dinh dưỡng. Câu 28. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của hướng sườn địa hình tới sự phân bố sinh vật vùng núi? A. Độ cao xuất hiện của các vành đai thực vật. B. Độ cao kết thúc của các vành đai thực vật. C. Diện tích các vành đai thực vật. D. Thành phần thực vật.
Tài liệu đính kèm: