Đề cương ôn tập học kì II Vật lí lớp 7 - Năm học 2012-2013

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Vật lí lớp 7 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II Vật lí lớp 7 - Năm học 2012-2013
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. MÔN VẬT LÝ 7
Năm Học 2012-2013
A. LÝ THUYẾT
1.Thế nào là vật nhiễm điện? Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào?
2. Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào?
3.Hai vật khi cọ xát với nhau sẽ nhiễm điện như thế nào? Thế nào là vật nhiễm điện âm? Vật nhiễm điện dương?
4.Dòng điện là gì? Qui ước chiều dòng điện như thế nào?
5.Nêu khái niệm nguồn điện?
6.Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ?
7.Ampe kế, vôn kế dùng để làm gì? Đơn vị đo của cường độ dòng điện và hiệu điện thế?
8.Nêu các tác dụng của dòng điện? Dòng điện qua cơ thể người gây nguy hiểm như thế nào?
9. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp?
10.Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song?
B. BÀI TẬP 
	I. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Vật nhiễm điện có khả năng:
A. Đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. Hút các vật nhẹ khác.
C. Đẩy các vật nhẹ khác. D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
Câu 2. Có 3 vật a, b, c đã nhiễm điện. Nếu a đẩy b, b đẩy c thì:
A. Vật a và c có điện tích cùng dấu. B. Vật a và c có điện tích trái dấu.
C. Vật a, b, c có điện tích cùng dấu. D. Vật b và c trung hòa.
Câu 3. Sau một thời gian hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
B. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
C. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu4. Khi cho dòng điện đi qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
A. Các vụn nhôm.	B. Các vụn sắt.
C. Các vụn đồng.	D. Các vụn giấy viết.
Câu 5. Cường độ dòng điện cho biết điều gì?
A. Vật bị nhiễm điện hay không. B. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện.
C. Độ sáng của một bóng đèn. D. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch.
Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy. B. Bếp lửa. C. Đèn pin. D. Acquy.
Câu 7. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0.35A.
B. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1.2A.
C. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12mA.
D. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0.8A.
Câu 8. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là U1 , U2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U có giá trị là:
A. U = U1 + U2 B. U = U1 . U2 C. U = U1 - U2 D. U = U1 : U2 
Câu9 .Có một nguồn điện 6V, một bóng đèn Đ1 có ghi 6V và một bóng đèn Đ2 có ghi 12V. Có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường?
A. Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho.
B. Không có cách mắc nào.
C. Mắc song song hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho.
D. Mắc nối tiếp đèn Đ1 với nguồn điện thành một đoạn mạch rồi mắc đèn Đ2 song song với đoạn mạch này.
Câu10. Các vật nào sau đây là vật cách điện?
A. Thủy tinh, cao su, gỗ.	C. Nước muối, nước chanh.
B. Sắt, đồng, nhôm.	D. Vàng, bạc, chì.
Câu 11. Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế đối với cơ thể người là:
A. 10V 	 B. 30V C. 40V 	 D. 20V 
Câu12. Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song, thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mối quan hệ nào dưới đây?
A. Cường độ dòng điện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
B. Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
C. Cường độ dòng điện mạch chính bằng cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ.
D. Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
Câu13 . Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không vi phạm quy tắc an toàn điện?
A. Leo trèo các cột điện cao thế.
B. Đi dép nhựa, dùng kìm điện có tay cầm bằng cao su cách điện tốt.
C. Xây nhà dưới các đường dây cao thế. 
D. Cầm nắm bằng tay không một sợi dây điện đang có dòng điện chạy qua.
Câu14. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,5A , I2 = 0,25. Cường độ dòng điện ( I ) chạy trong mạch chính có giá trị là:A. I = 0,75A B. I = 0,25A C. I = 0,5A D. I = 1A 
Câu 15. Giới hạn nguy hiểm của cường độ dòng điện đối với cơ thể người là:
A. 70 mA.	 B. 50 mA. C. 30 mA.	 D. 60 mA.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện trong kim loại ?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng các hạt mang điện tích dịch chuyển. 
B. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
C. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 
D. Dòng điện trong kim loại là sự chuyển động của các êlectrôn tự do. 
Câu 17. Khi có người bị điện giật, em không nên làm theo cách nào sau đây?
A. Dùng tay kéo người bị điện giật ra càng nhanh càng tốt. B. Tìm cách ngắt ngay dòng điện.
C. Ngắt cầu dao.	D. Gọi người cấp cứu
Câu 18. Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 1,5A)?
A. Ampe kế có giới hạn đo : 200A 	B. Ampe kế có giới hạn đo : 2A 
C. Ampe kế có giới hạn đo : 100mA. D. Ampe kế có giới hạn đo : 1A 
Câu 19.Các vật nào sau đây là vật dẫn điện?
A. Thủy tinh, cao su, gỗ.	B. Nước cất, nước chanh.
C. Vàng, bạc, sứ.	D. Sắt, đồng, nhôm.
Câu 20.Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
B.Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C.Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D.Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 21. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua Đ1, Đ2 có giá trị tương ứng là I1 , I2. Cường độ dòng điện trong mạch chính I là:
A. I = I1 - I2 B. I = I1 . I2 C.I = I1 + I2 D. I = I1 = I2 
Câu22. Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau cùng ghi 3V được mắc song song vào mạch với nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, mỗi pin có ghi 1.5V. Nếu tháo bỏ bớt đèn Đ2 thì đèn Đ1 còn lại sẽ có độ sáng thay đổi như thế nào?
A. Đèn Đ1 sáng yếu hơn so với trước.
B. Đèn Đ1 không sáng.
C. Đèn Đ1 vẫn sáng bình thường như trước.
D. Đèn Đ1 sáng mạnh hơn so với trước
II. Bài tập tự luận:
SBT 17.4, 18.2, 18.3, 20.3, 24.3, 26.1, 27.3, .27.4, 28.1, 28.3, 28.4.
1.Tại sao trong xưởng may người ta thường treo những tấm kim loại bị nhiễm điện trên cao? Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
2.Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti, tại sao?
3.Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.
a. Hỏi sau khi chải,tóc bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?Khi đó các electron dịch chuyển từ lược sang tóc hay ngược lại?
b. Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy một vài sợi tóc dựng thẳng đứng lên?
4. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch, 2 bóng đèn mắc nối tiếp? Xác định chiều dòng điện trong mạch?
* Áp dụng:
a) Số chỉ của ampe kế trong mạch là 0.25A. Xác định cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn?
b) Hiệu điện thế của đèn Đ1 là U1 = 2,5V, đèn Đ2 là U2= 4V. Tính tổng hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn?
c) Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn Đ1 là 0.25A, Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn Đ2 là 0.5A . Hỏi số chỉ của ampe kế lớn nhất là bao nhiêu để cả hai bóng đèn không bị cháy, lúc đó độ sáng của mỗi đèn như thế nào?
5.Cho mạch điện như hình vẽ, vôn kế chỉ 3V, ampe kế A chỉ I = 0.6A, ampe kế A1 chỉ I1 = 0.32A.
a) Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2?
b) Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi đèn?
c) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0.38A. Hỏi khi đó số chỉ ampe kế A2 là bao nhiêu?
 A1
 A2
6. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết ampe kế A1 chỉ 0,1A; ampe kế A2 chỉ 0, 2A; vôn kế chỉ 3V.
a) Xác định số chỉ của ampe kế A ?( 1 điểm)
 b) Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn Đ1, Đ2 ? ( 1 điểm)
 A 1
 A1
A
 + - K
V

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_HKII.doc