Đề cương Sinh học 8 – HKII Bảng 40 trang 130: Bài 41: Da Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt. Câu hỏi 2 trang 133 SGK Sinh học 8 Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? - Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do dặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn, sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại. - Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt. - Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm. - Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi. - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của người. Bài 47: Đại não Đáp án câu hỏi 1: - hình dạng, cấu tạo ngoài của đại não: + Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa. + Bề mặt đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não. bề mặt vỏ não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích mặt vỏ đại não. + Hơn 2/3 bề mặt não nằm trong khe rảnh. Vỏ đại não dày khoảng từ 2-3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp. + Các rãnh chia mỗi nữa đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh. rảnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương. Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não. + Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền. Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác Mở đầu: * Cơ quan phân tích thính giác gồm: + Tế bào thụ cảm thính giác + Dây thần kinh thính giác + Vùng thính giác ở thùy thái dương III - Vệ sinh tai Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ. Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc. Cần có những biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh Câu 1. Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Câu 2. Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì ? Vì sao như vậy ? Trả lời: Câu 1:Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh. Phải bảo đảm giấc ngủ hàng ngày đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh. Câu 2. Để bảo vệ hệ thần kinh cần tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như : - Chất kích thích : rượu, chè, cà phê... thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. - Chất gây nghiện : hêrôin, cây cần sa... thường gây tê liệt thần kinh, ăn ngủ kém, cơ thể gầy gò, yếu. Ấy là chưa nói đến tác hại khác về mặt xã hội. - Các chất khác làm suy giảm chức năng hệ thần kinh. Hình 47.1: Hình 51.1:
Tài liệu đính kèm: