ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 10 I. VĂN HỌC SỬ: 1. Tổng quan văn học Việt Nam: - Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam(văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam(văn học trung đại và văn học hiện đại). VĂN HỌC VIỆT NAM VĂN HỌC VIẾT từ TK X VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Văn học chữ quốc ngữ Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm VĂN HỌC DÂN GIAN Tính truyền miệng Tính tập thể Tính thực hành CÁC THỂ LOẠI - Các thể loại văn học dân gian: 12 thể loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - Giá trị của VH dân gian: + Giá trị nhận thức + Giá trị giáo dục + Giá trị thẩm mĩ - So sánh các đặc điểm của văn học dân gian và văn học viết: Văn học dân gian Văn học viết Đặc điểm chung: Mang truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài, hai nội dung lớn xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo. Ra đời sớm khi chưa có chữ viết Ra đời khi có chữ viết Sáng tác tập thể (nhân dân lao động) Sáng tác cá nhân. Truyền miệng Chữ viết Tồn tại trong đời sống nhân dân, trong các sinh hoạt của đời sống cộng đồng, đặc biệt là trong các lễ hội, diễn xướng Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học, tồn tại qua văn bản được lưu giữ. Vai trò làm nền của VH dân tộc. Vai trò nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật của VH dân tộc. - Con người Việt Nam qua văn học: + Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: nhận thức, cải tạo, chinh phục đầy gian khổ mà hào hùng thế giới tự nhiên để xây dựng đất nước và tích lũy hiểu biết.Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên. + Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc: Dòng văn học yêu nước như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập . Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học VN. + Con người VN trong quan hệ xã hội: Tố cáo phê phán thế lực chuyên quyền, cảm thông với những người dân bị áp bức, phản ánh hiện thực XH, ước mơ về một XH công bằng, tốt đẹp. VH xây dựng CNXH sau năm 1954 phản ánh quan hệ XH mới trong nhân dân. + Con người VN và ý thức về bản thân: Gồm ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng, khẳng định đạo lí làm người, hướng đến những phẩm chất cao đẹp của con người. 2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam: - Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng(Tính truyền miệng): Ra đời, tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể(Tính tập thể): Nhiều người tham gia, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện về nội dung cũng như về nghệ thuật – là tài sản chung của tập thể. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng( tính thực hành): Nảy sinh trong các sinh hoạt cộng đồng, hoặc cá nhân( hát ru). - Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Là trí khôn của nhân dân, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con người, là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: Góp phần hình thành cho các thế hệ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về tinh thần yêu nước, lòng vị tha, óc thực tiễn, tinh thần đấu tranh chống cái xấu trong xã hội, Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Là kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết. 3. Khái quát văn học Việt Nam từ TK X à hết TK XIX: - Các thành phần và các giai đoạn phát triển. Gồm 2 thành phần: Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm Điểm chung: - Là những sáng tác của người Việt - Đều chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc - Có những thành tựu nghệ thuật to lớn Ra đời sớm ( từ TK X) Dùng chữ nước ngoài( chữ Hán) Bao gồm cả thơ và văn xuôi Chịu ảnh hưởng nhiều của VH TQuốc, đặc biệt về thể loại. Ra đời muộn hơn ( từ TK XIII) Dùng chữ dân tộc( chữ Nôm) Chủ yếu là thơ, ít tác phẩm văn xuôi Chịu ảnh hưởng VH TQuốc ít, phần lớn là thể loại VH dân tộc. - Những đặc điểm lớn về nội dung: Văn học trung đại ( Từ TK X à hết TK XIX) Văn học hiện đại ( Từ đầu TK XX à nay) Điểm chung: - Phản ánh hai nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo - Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người VN trong 4 mối quan hệ + Quan hệ với thế giới tự nhiên + Quan hệ quốc gia dân tộc + Quan hệ xã hội + Ý thức về bản thân Chữ Hán và chữ Nôm Chữ quốc ngữ Thể loại tiếp thu từ TQ: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, . Thể lại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, Thể loại VH dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói . Thể loại tiếp biến từ VH trung đại: thơ đường luật, câu đối, Thể loại VH hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại kí ( kí sự, tùy bút, phóng sự ), kịch nói, Thi pháp VH trung đại( tính qui phạm, bút pháp ước lệ, tượng trưng dùng nhiều điển tích của VH Trung Quốc Thi pháp VH hiện đại( chú ý “cái tôi – cảm xúc”, bút pháp tả thực, có nhiều cách tân nghệ thuật, ) Tiếp thu văn hóa, văn học TQ Tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây( chủ yếu là Pháp) + Chủ nghĩa yêu nước: Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên đô chiếu, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Hoàng Lê nhất thống chí, Tỏ lòng + Phản ánh hiện thực XH phong kiến: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh + Chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự: ảnh hưởng tích cực của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáoSau phút chia li, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Đọc “ Tiểu Thanh kí” - Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ca dao Nội Dung Nghệ thuật 1.Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 2.Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi,nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Là lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp. Khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ. So sánh, ẩn dụ. 3.Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này, khế ơi ! Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng . Mình ơi ! Có nhớ ta chăng ? Ta như sao Vượt chờ chăng giữa trời . Là lời than đầy chua xót, đắng cay của người bị lỡ duyên xa cách. Dầu vậy ta vẫn nhận thấy tình cảm thuỷ chung sắt son của con người bình dân Việt Nam xưa. So sánh, ẩn dụ, lối đưa đẩy gợi cảm hứng 4. Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề. Thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu. Đồng thời đó còn là niềm lo âu về hạnh phúc lứa đôi. Các hình ảnh biểu tượng (khăn, đèn, mắt), lặp cú pháp. Khăn , đèn nhân hóa hình ảnh cô gái Mắt- hoán dụ 5. Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Thể hiện tình yêu cùng khao khát yêu thương của người con gái. Ước muốn rút ngắn, thu hẹp khoảng cách không gian. Hình ảnh gần gũi, táo bạo mà đằm thắm đầy nữ tính Kết tinh vẻ đẹp của tâm hồn người lao động và cách nói ý nhị của họ trong tình yêu. Hình ảnh biểu tượng độc đáo: cầu dải yếm.(Ẩn dụ) Sông rộng một gang không thực - ý tưởng độc đáo Dải yếm (hoán dụ): mềm mại, duyên dáng; trái tim rạo rực yêu thương 6.Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Khẳng định sự gắn bó thuỷ chung tình nghĩa của vợ chồng. Hình ảnh biểu tượng: gừng cay- muối mặn. Ca dao hài hước: Ca dao Nội Dung Nghệ thuật 1. Cưới nàng anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ máu họ hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. Chàng dẫn thế, em lấy làm sang. Nỡ nào em lại phá ngang như là Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Củ to thì để mời làng Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà Còn bao củ rím, củ hà Để cho con lợn, con gà nó ăn. Tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo thể hiện tâm hồn cao đẹp của chàng trai và cô gái trong lời dẫn cưới và thách cưới khác thường và đáng yêu. Lối nói khoa trương, phóng đại; lối nói giảm dần; cách nói đối lập. Ý nghĩa: là tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống. 2. Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. 3. Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Phê phán, chế giễu những chàng trai không có chí khí, những chàng trai siêng ăn nhác làm. Phóng đại, đối lập. 4. Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng thương chồng bảo tơ hồng trời cho. Đêm nằm thì ngáy o o Chồng thương chồng bảo ngáy cho vui nhà. Đi chợ thì hay ăn quà, Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Nghệ thuật trào lộng, thông minh hóm hỉnh lối phóng đại, đối lập. II. Tác phẩm: Tác phẩm Nội Dung Nghệ thuật Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão) Đường luật tứ tuyệt - Chữ Hán Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả. - Vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng ba quân với sức mạnh và khí thế hào hùng. Cần thấy rằng vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau. - Hình ảnh hoành tráng, có sức biểu cảm mạnh mẽ, thiên về gợi tả khát vọng anh hùng. Bố cục - Hai câu đầu: Bày tỏ niềm tự hào về quân đội của mình - trong đó có nhà thơ - Hai câu sau: Khát vọng, chí làm trai Phân tích: Hai câu đầu " Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu " - Cầm ngang ngọn giáo- "Hoành sóc": Tư thế hiên ngang lẫm liệt, vững trãi (Múa giáo : Hành động gợi sự phô diễn ) - Bảo vệ non sông: Nhiệm vụ thiêng liêng - Non sông: Tức giang sơn tổ quốc, muôn đời - không gian rộng lớn - Mấy thu (mấy thâu): Hoán dụ - Đã bao mùa thu, đã mấy năm - Thời gian lịch sử dài lâu. {à Hình ảnh người dũng tướng có tầm vóc lớn lao, đẹp đẽ, sánh ngang cùng trời đất à Tầm vóc sử thi - Ẩn chủ ngữ - Vừa là tác giả, vừa là hình ảnh con người của thời đại nhà Trần à Hình ảnh mang tính khái quát cao. Con người cá nhân nhân danh cộng đồng, dân tộc, thời đại. - Ba quân: Hoán dụ - Đội quân anh hùng nhà Trần, tinh thần Dân tộc - Khí thôn ngưu + Nuốt trôi trâu + Khí thế át trời cao(nuốt sao ngưu)àẩn dụ vật hoá, phóng đại thể hiện khí thế dũng mãnh của quân đội, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ- Thể hiện sức mạnh phi thường của của quân đội, dân tộc thời đại nhà Trần à Hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi hoành tráng, là sản phẩm của "Hào khí Đông A " à Hai câu mở đầu có hai hình ảnh lồng vào nhau - Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh dân tộc thật đẹp và có tính chất sử thi . Thể hiện lòng tự hào cao độ của tác giả trước vẻ đẹp kì vĩ, tư thế và khí thế hào hùng, sức mạnh phi thường của con người và thời đại nhà Trần . Hai câu sau:- " Công danh nam tử..."- Công danh của đấng làm trai theo lí tưởng làm trai thời P/K + Lập công ( để lại sự nghiệp ) + Lập danh ( để lại tiếng thơm ) - Công danh trái: Nợ công danh {à Đó là chí nam nhi, là món nợ đời phải trả. Đây là quan niệm tích cực >< Quan niệm sống ích kỉ " Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh lên Đoài, Đoài yên" " Làm trai sống ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông " ( Nguyễn Công Trứ) - Nợ: Tự mình đòi hỏi mình à ý thức trách nhiệm cao. Đặt mình vào hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và theo mạch thơ lập công danh là đánh giặc cứu nước à Yêu nước ( Tư tưởng này có tác dụng cổ vũ to lớn đối với con người ) PNLão đã kết hợp yếu tố tích cực của Nho giáo với tư tưởng yêu nước truyền thống của DT để thể hiện quan niệm nhân sinh tốt đẹp. - Thẹn: Xấu hổ PNLão: Danh tướng à Khiêm tốn, nghiêm khắc với bản thân, ý thức trách nhiệm lớn với vận mệnh đất nước - Thẹn với Vũ Hầu - Danh tướng đời Hán tài giỏi, trung thành - Điển cố {à Khát vọng cao đẹp , lớn lao được phụng sự cho nhà Trần, lập công danh cho đất nước, nhân dân, có sự nghiệp như Gia Cát Luợng à Cái thẹn cao cả của một nhân cách lớn, một cái tâm trong sáng có sức mạnh cổ vũ động viên mọi người. Tình cảm mãnh liệt, tha thiết muốn vươn tới tầm cao của con người khổng lồ trong lịch sử. - Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn của một vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. 4. Tổng kết - Nội dung: Khí thế hào hùng của cả thời đại, hoài bão lớn lao, nhân cách cao đẹp của một vị tướng trẻ tuổi ( Phò vua, giúp nước, lập nên sự nghiệp lẫy lừng) à Lòng yêu nước sâu sắc của tác giả và hào khí Đông A - Giọng hùng tráng, nhịp thơ 4/3, chậm rãi - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Ngắn gọn, súc tích. Nghệ thuật so sánh và cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đội quân mang “hào khí Đông A”. Kết hợp hài hòa hình ảnh khách quan và chủ quan. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, trang trọng, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi) Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp gương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương. - Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống. - Bức tranh cuộc sống con người: ấm no, thanh bình. - Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước. khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại". Thể thơ - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật Nhưng câu 1 và câu 8 : Sáu tiếng { Cách tân ngắt nhịp linh hoạt à Câu 1 và 8 trở thành câu độc lập (Bình thường trong thơ Đường luật câu một phải gắn với câu hai, thành một " liên " chỉnh thể ) Bố cục + Sáu câu thơ đầu : Cảnh ngày hè + Hai câu cuối : Tâm trạng thi nhân Phân tích Cảnh ngày hè - Câu 1: + " Rồi "- Rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì -> Nhịp 1/2/3 nhấn mạnh hoàn cảnh nhàn nhã về thời gian ( tâm không nhàn) + " Hóng mát "- Tâm hồn thư thái, thanh thản, thả hồn với thiên nhiên + " Ngày trường" - ngày dài, {-> Câu 1 đã giới thiệu hoàn cảnh, tâm trạng, thanh thản, thư thái trước thiên nhiên - Năm câu thơ tiếp: + Đùn dùn: Từ láy, ĐT mạnh - dồn dập tuôn ra + Giương( ĐT): giương rộng ra, tán cây toả rộng che rợp mặt đất + ( Hoè) lục: Xanh thẫm + Phun: ĐT mạnh + Tiễn: Ngát, nức hương + Lao xao chợ cá: Âm thanh bình thường của chợ cá Từ láy + đảo ngữ = nhộn nhịp + Dắng dỏi: Từ láy- lảnh lảnh, tiếng kêu liên tục vang dội " Cầm ve" - ẩn dụ: Tiếng ve nghe như tiếng đàn - du dương, rộn rã, đầy đử giai điệu + Tịch dương: trời chiều => Bức tranh cảnh vật và cuộc sống cuối hè, cuối ngày với đầy đủ màu sắc hương vị, âm thanh. Bức tranh sinh động, giản dị tràn đầy sức sống, vui tươi, rộn ràng - Nhà thơ cảm nhận không chỉ bằng những giác quan thông thường mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giao cảm mãnh liệt với cuộc sống => Tình yêu TN, cuộc sống tha thiết mãnh liệt ( So sánh: + Bức tranh TN trong thơ cổ thường Tĩnh, nhưng ở đây Động + Cảnh ngày hè: Gợi nóng nực Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè - Hồng đức Quốc âm thi tập - Ai xui con quốc gọi hè Cái nắng nung người nóng nóng ghê - Từ Diễn Đồng -) Tâm sự của nhà thơ - Ngu cầm: Điển tích - Dẽ có: Lẽ ra nên có - ước mong - Dân giàu đủ khắp đòi phương: Không giới hạn một DT, một quốc gia nào mà ND, nhân loại -> Hai câu kết có 2 cách hiểu: + Câu 1: Ca ngợi sự thái bình + Câu 2: Ước mong ND giàu có no đủ Cách hiểu này cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nthơ: Tha thiết gắn bó với ND đất nước. Ước mong khát vọng của dân giàu nước mạnh là tình cảm thường trực sâu nặng 4. Tổng kết - Bài thơ là bức tranh phong cảnh ngày hè đặc trưng, giản dị, quen thuộc và sinh động, vui tươi, giàu sức sống - Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vui sống, tươi trẻ, yêu tha thiết TN, cuộc sống, chan hoà với TN và canh cánh nỗi niềm ưu ái, khát vọng HP cho ND Giọng thơ vui. Câu 6 chữ ngắt nhịp 3-3; bảy chữ ngắt nhịp 3-4. Sử dụng nhiều động từ láy độc đáo diễn tả trạng thái của ảnh “đùn đùn”; “giương”; “phun” khiến cảnh vật sinh động. Sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Sử dụng nhiều từ Hán, điển tích. - Sáng tạo về hình thức thơ, sử dụng từ láy tài tình, sử dụng động, tính từ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm. => Quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ: Hài hoà - Cảnh để biểu hiện tình, tình khiến cảnh thêm đẹp Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống. Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. - Chân dung cuộc sống: cuộc sống thuần hậu, chất phác, thanh đạm, thuận tự nhiên. - Chân dung nhân cách: lối sống thanh cao, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hoà nhập với tự nhiên; trí tuệ sáng suốt, uyên thâm khi nhận ra công danh, phú quí như một giấc chiêm bao, cái quan trọng là sự thanh thản trong tâm hồn. Hai câu đề: - Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một lão nông tri điền: +Nhịp: 2-2-3-> chắc, khỏe; sự hài hòa cân đối về mặt âm thanh. +Điệp từ “ một” +Liệt kê: mai, cuốc, cần câu-> công cụ lao động à cuộc sống vui thú điền viên dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng , chu đáo à cực tả cái riêng, niềm thích thú trước cái riêng của mình: lựa chọn cho mình một cách sống ( không chỉ là lao động mà còn là thú vui tiêu khiển) - Câu 2: +, Nhịp 2/5: sự khác biệt về sở thích, lối sống giữa tác giả và đa số người đời +, Láy “ Thơ thẩn”: trạng thái thảnh thơi, ung dung, tự tại ko bận rộn đua chen. .dầu ai vui thú nào đại từ phiếm chỉ: người đời àý thức kiên định với lối sống đã chọn => Quan niệm: Nhàn –> tự mình kiếm sống ko lệ thuộc vào ai; hưởng cái thú làm chủ bản thân, ko bị những ham muốn vật chất tầm thường chi phối. ( nhàn tâm) Hai câu thực: - Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao àBàn luận về lẽ dại, khôn => sáng tạo : phá vỡ khuôn khổ để nói điều cần nói : - Đối : +, Ta dại -> Ngu dại ( “ Đại trí như ngu”: người có trí tuệ lớn thường ko khoe khoang, bề ngoài khiêm tốn, hay nhường nhịn, chịu thiệt thòi, có vẻ vụng về, hiền lành) nơi vắng vẻ -> nơi trong sạch với lối sống thoải mái, ko bon chen vụ lợi. à ngôi nhà tâm hồn để di dưỡng tinh thần, rũ bỏ bụi bặm của cuộc đời. à Cách nói ngầm bày tỏ niềm tự hào, tự tin,kiêu hãnh vào trí tuệ, đức độ của mình + Người khôn. chốn lao xao à đông đúc, bon chen, tranh giành danh lợi => chốn nguy hiểm à Nói ngược: khôn mà hóa dại à mỉa mai lối sống bon chen, chạy theo danh lợi - Thủ pháp đối ( ý, thanh): đối lập 2 loại người, 2 cách sống, đồng thời kđịnh sự lựa chọn của mình 1 cách kiêu hãnh, tự tin; mỉa mai lối sống bon chen, vụ lợi. => Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của NBK Hai câu luận. Thu/ ăn măng trúc,/ đông/ ăn giá Xuân /tắm hồ sen/, h
Tài liệu đính kèm: