ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 7 TRẮC NGHIỆM: Câu 1 : Máu giun đất có màu: Không màu b. Màu đỏ c. Vàng nhạt d. Màu đất Câu 2: Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò ? Hai đôi b. Ba đôi c. Bốn đôi d. Năm đôi Câu 3: Các động vật nào dưới đây thuộc lớp Giáp xác? Tôm, mọt ẩm, cua đồng đực c. Tôm, ốc sên, bò cạp Tôm, mực, mọt ẩm d. Ốc sên, mực, trai Câu 4: Cơ quan hô hấp của châu chấu là: Mang c. Hệ thống ống khí b. Hệ thống túi khí d. Da Câu 5 : Giun đũa kí sinh ở đâu? Ruột già người c. Ruột non người Manh tràng người d. Dạ dày người Câu 6: Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện : Chăng các sợi tơ vòng 3. Chăng sợi tơ phóng xạ Chờ mồi( thường ở trung tâm lưới) 4. Chăng dây tơ khung 2→4→3→1 c. 4→1→3→2 4→3→1→2 d. 2→3→4→1 Câu 7: Những thân mềm nào dưới đây có hại? Ốc sên, trai sông c. Ốc gạo, sò, ốc mút Ốc sên, ốc mút, ốc bươu vàng d. Ốc gạo, hến, mực Câu 8: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ : Có thành tế bào c. Có điểm mắt Có diệp lục d. Có không bào lớn Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở trai sông? Vỏ có 3 lớp c. Miệng có tua dài và tua ngắn Có khoang áo d. Có tấm mang Câu 10:Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng? Các chân hàm c. Các chân bụng Các chân ngực d. Tấm lái Câu 11: Để phòng tránh giun móc câu ta phải: Không đi chân không c. Không ăn rau sống Rửa tay trước khi ăn d. Tiêu diệt ruồi nhặng ở trong nhà Câu 12: Cành san hô dùng để trang trí thuộc bộ phận nào? Phần thịt và khung xương san hô c. Toàn bộ cơ thể san hô Phần thịt san hô d. Khung xương bằng đá vôi Câu 13:Trùng biến hình di chuyển nhờ: Nhờ roi c. Nhờ chân giả Nhờ lông bơi d. Không có cơ quan di chuyển Câu 14: Sự lột xác chỉ có ở: Châu chấu, mối c.Tôm, châu chấu Tôm, nhện d. Nhện, bọ cạp Câu 15: Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của giun tròn a. Giun Đất, Giun Đỏ, Đỉa, Rươi b. Sán Lông, Sán Lá Gan, Sán Bã Trầu, Sán Dây c. Sán Bã Trầu, Giun Đũa, Giun Kim, Giun Móc Câu d. Giun Đũa, Giun Kim, Giun Móc Câu, Giun Rễ Lúa Câu 16: Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh a. Các nội quan tiêu biến . b. Kích thước cơ thể to lớn . c. Mắt lông bơi phát triển . d .Giác bám phát triển . Câu 17: Tế bào gai của thủy tức có chức năng a. Tự vệ và bắt mồi. b. Sinh sản c. Tiêu hóa mồi. d. Không có chức năng gì. Câu 18: San hô khác hải quỳ ở các đặc điểm? a. Có lối sống bám, cơ thể hình trụ b. Sống tập đoàn, có ruột khoang thông với nhau, có bộ xương đá vôi c. Sống tập đoàn, có bộ xương đá vôi d. Sống cá thể, có bộ xương đá vôi Câu 19: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là: a. Trùng giày, trùng kiết lị. b. Trùng biến hình, trùng sốt rét. c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị. d. Trùng roi xanh, trùng giày. Câu 20: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng ? a. Trùng giày. b. Trùng biến hình. c. Trùng sốt rét. d. Trùng roi xanh. TỰ LUẬN: 1. Cơ thể nhện chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó 2. Theo em cần có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán? 3. Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng với các ngành, các lớp của chúng: sán lá gan, trai sông, hải quỳ, trùng roi, rươi, con ve bò, cua, giun kim, con ve sầu 4. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu ? 5. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi 6. Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm. 7. Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp ? 8. Ngành chân khớp có những lớp nào ? 9. Nêu vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang. Cho ví dụ. 10. Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hóa ở châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 đáp án b b a c c b b b c c Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 đáp án a d c c d d a b c d TỰ LUẬN: Cơ thể nhện chia làm 2 phần : Phần đầu - ngực: + Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ + Đôi chân xúc giác: cảm giác về xúc giác và khứu giác + 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới Phần bụng: + Đôi khe thở: hô hấp + Lỗ sinh dục: sinh sản + Núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện Những biện pháp để phòng chống bệnh giun sán là: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Rửa rau quả sạch trước khi ăn, không ăn rau, quả chưa rửa kỹ Không nên tưới hoa màu, các loại rau, cây an quả bằng phân tươi chưa qua xử lý Nên tẩy giun định kỳ từ 1- 2 lần trong năm 5 ngành động vật: Ngành ĐVNS: trùng roi Ngành Ruột Khoang: hải quỳ Các ngành Giun: + Ngành giun dẹp: sán lá gan + Ngành giun tròn: giun kim + Ngành giun đốt: rươi Ngành Thân Mềm: trai sông Ngành Chân Khớp: + Lớp Giáp xác: cua + Lớp Hình nhện: con ve bò + Lớp Sâu bọ: con ve sầu Cấu tạo ngoài của châu chấu là: Cơ thể gồm 3 phần: Phần đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng Phần ngực: 3 đôi chân và 2 đôi cánh Phần bụng: lỗ thở 5. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi là: Khi đầy đủ thức ăn thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi, chồi con tự kiếm thức ăn, tách khỏi cơ thể để sống độc lập. còn san hô thì cơ thể con không tách rời mà dính liền với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau Đặc điểm chung của ngành thân mềm: Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản Vỏ trai cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng 8. Ngành chân khớp gồm 3 lớp : + Lớp Giáp xác: tôm, cua + Lớp Hình nhện: con nhện, con ve bò + Lớp Sâu bọ: châu chấu, con ve sầu 9. Nêu vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang. Cho ví dụ. Lợi ích: * Trong tự nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: san hô + Có ý nghĩa sinh thái đối với biển * Đối với đời sống: + Làm đồ trang trí, trang sức: san hô + Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô + Làm thực phẩm có giá trị: sứa + Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. Tác hại: + Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa + Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông: đảo ngầm san hô 10. Hệ tiêu hóa: Miệngà hầuà diềuà dạ dàyà ruột tịtà ruột sauà trực tràngà hậu môn. Quá trình tiêu hóa: Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra
Tài liệu đính kèm: