Đề cương ôn tập học kì I (2015 – 2016) môn: Vật lý 11 trường THPT Tây Sơn

docx 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1268Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I (2015 – 2016) môn: Vật lý 11 trường THPT Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I (2015 – 2016) môn: Vật lý 11 trường THPT Tây Sơn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH 	 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2015 – 2016)
 TRƯỜNG THPT TÂY SƠN 	 MÔN: VẬT LÝ 11 – CB
LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1.1. Sự nhiễm điện của các vật: Có 3 cách làm nhiễm điện cho một vật: Nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng.
	1.2. Điện tích – tương tác điện:
	* Có 2 loại điện tích: dương và âm. Điện tích kí hiệu q hay Q . Đơn vị là Cu lông (C).
	* Tương tác điện : 	+ Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau (q1.q2>0)
	+ Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau (q1.q2<0)
k = 9.109(N.m2/ C2 ): hệ số tỉ lệ (hằng số tĩnh điện). 
r: Khoảng cách giữa 2 điện tích (m). 
F: Độ lớn của lực tĩnh điện (N)
q1, q2: Điện tích của các điện tích điểm (C)
e: Hằng số điện môi của môi trường, e ³ 1 (chân không: e = 1, không khí e » 1). 
2. Định luật Cu-lông: 	Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 
Biểu thức :
3. Thuyết êlectron – Định luật bảo toàn điện tích
	3.1. Thuyết êlectron: Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật 
	* Nội dung chính:
	+ Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử mất electron trở thành ion dương.
	+ Nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành hạt mang điện âm gọi là ion âm.
	+ Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số proton ở nhân. Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.
	3.2. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.
4. Điện trường – cường độ điện trường:
	4.1. Điện trường: là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường có tính chất là tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
	4.2. Cường độ điện trường:
E : Cường độ điện trường (V/m)
F : Lực điện trường (N)
q : Điện tích thử đặt tại điểm đang xét (C)
	a. Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
	 Trong đó: 
 	b. Vectơ cường độ điện trường: 
	4.3. Lực điện trường tác dụng lên điện tích q đặt trong điện trường: 
	 Khi: q > 0. Khi: q < 0.	Độ lớn 	F=
	4.4. Vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm:
 	+ Điểm đặt tại điểm đang xét 	
 	+ Phương: trùng với đường thẳng nối điện tích Q với điểm đang xét M.
	+ Chiều: hướng ra xa Q nếu Q > 0; hướng về Q nếu Q < 0.
	+ Độ lớn: (r là khoảng cách từ điểm khảo sát M đến điện tích Q, đơn vị: mét)
	4.5. Nguyên lí chồng chất điện trường: = ++....+
q: Điện tích (C ).
E: Cường độ điện trường (V/ m) .
d: Hình chiếu của điểm đầu và điểm cưối của đường đi lên một đường sức của điện trường (m) 
A: Công của lực điện trường (J)
5. Công của lực điện – Hiệu điện thế:
	5.1. Công của lực điện trong điện trường đều:
	AMN = q E d
	Đặc điểm: Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường có đặt điểm:
	+ Không phụ thuộc hình dạng đường đi.
	+ Chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối (Công của lực điện trên đường cong kín bằng 0)
	Vì vậy, lực tĩnh điện là một lực thế. Trưỡng tĩnh điện là một trường thế.
	5.2 Thế năng của một điện tích trong điện trường: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường. 
 (VM là điện thế không phụ thuộc vào q, chỉ phụ thuộc vào vị trí M, đơn vị VM là Vôn)
	5.3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường: AMN = WM - WN
	5.4. Hiệu điện thế (còn gọi là điện áp)
	Hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.
UMN: Hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N (V) 
q: Điện tích (C).
AMN: Công của lực điện khi điện tích q di chuyển từ M đến N (J).
	 Trong đó:
 	5.5. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: 	
6. Tụ điện
	6.1. Cấu tạo của tụ điện: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn (gọi là hai bản của tụ điện) đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để chứa điện tích.
	Tụ điện phẳng gồm 2 bản kim loại phẳng đặt song song, đối diện ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi.
C : Điện dung (F). 
Q : Điện tích (C). 
U : Hiệu điện thế (V).
	6.2. Điện dung của tụ điện: 	Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.	
	Biểu thức: Trong đó: 
	6.3. Năng lượng của điện trường trong tụ điện
	Khi tụ tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường.
 	 W(J); Q(C); U(V); C(F)
CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Dòng điện:
	1.1. Dòng điện: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
 1.2. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi:
	+ Cường độ dòng điện: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. 
+ Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức:
I : Cường độ dòng điện không đổi (A) .
q: Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t (C).
t : Thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s).
 Trong đó:
2. Nguồn điện:	Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
	2.1. Suất điện động của nguồn điện: là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công (A) của các lực lạ thực hiện khi di chuyển một điện tích dương (q) bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích (q) đó. Công thức: E = 
	2.2. Cấu tạo chung của các nguồn điện hoá học (pin, acquy): Pin điện hóa gồm hai cực có bản chất khác nhau được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazơ, muối).
3. Điện năng tiêu thụ và công suất điện
	3.1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A = q U = U I t A: Điện năng (J); q: Điện lượng (C); U: Hiệu điện thế (V).
 	 t : Thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch (s).
	3.2. Công suất điện:	là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Công thức: P = = UI Đơn vị P : Oát (W)
	3.3. Định luật Jun-Len-xơ:	Nhiệt lượng toả ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó. 
	Công thức: Q = R I2 t 
	3.4. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: P = = 
	3.5. Công của nguồn điện (công của lực lạ bên trong nguồn điện):
	Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch: Ang= Eq = EIt
	3.6. Công suất của nguồn điện: 
	Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch. Png EI 
4. Định luật Ôm đối với toàn mạch
I : Cường độ dòng điện mạch kín (A) . RN: Điện trở tương đương của mạch ngoài .
E : Suất điện động của nguồn điện (V). r : Điện trở trong của nguồn điện ()
	Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
	Công thức: I = 
 5. Ghép nguồn điện thành bộ
	5.1. Bộ nguồn nối tiếp: Eb = E1 + E2 + ... +En; rb = r1 + r2 + ... + rn
	Nếu có n nguồn (E,r) giống nhau mắc nối tiếp: Eb = nE; rb = nr
	5.2. Bộ nguồn song song: Nếu có n nguồn điện (E,r) giống nhau mắc thành n hàng: Eb = E; 
Chương III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
1. Dòng điện trong kim loại: 
	1.1. Bản chất của dòng điện trong kim loại: là dòng chuyển dời có hướng của các êlectrôn tự do dưới tác dụng của điện trường.
	Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại: Khi chuyển động có hướng các êlectron tự do luôn bị “cản trở” do “va chạm” với chỗ mất trật tự của mạng (dao động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể kim loại, các nguyên tử lạ lẫn trong kim loại, sự méo mạng tinh thể do biến dạng cơ) gây ra điện trở của kim loại.
	1.2. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ:
	Khi nhiệt độ tăng, dao động nhiệt của các ion + dao động mạnh hơn nên va chạm nhiều hơn, gây cản trở nhiều hơn, với êlectron chuyển động có hướng làm điện trở kim loại tăng. 
	Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất : 
	r = ro[(1 + a (t – to)] ro: điện trở suất ở to (oC), thường ở 20oC ()
	 Hệ số nhiệt điện trở a phụ thuộc vào nhiệt độ, độ sạch và chế độ gia công vật liệu (K-1)
	1.3. Hiện tượng siêu dẫn:
	Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở suất của một số vật liệu giảm đột ngột xuống bằng 0 khi nhiệt độ của vật liệu giảm xuống thấp hơn một giá trị Tc nhất định, gọi là nhiệt độ tới hạn. Giá trị này phụ thuộc vào bản thân vật liệu.	1.4. Hiện tượng nhiệt điện: 	Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng xuất hiện một suất điện động trong mạch của một cặp nhiệt điện khi hai mối hàn được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
	Suất điện động này gọi là suất nhiệt điện động: E = aT (T1 – T2)
2. Dòng điện trong chất điện phân:
	2.1. Bản chất dòng điện trong chất điện phân: là dòng iôn dương và iôn âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. Ion dương chạy về phía catốt nên gọi là cation. Ion âm chạy về phía anốt nên gọi là anion.
	2.2. Hiện tượng dương cực tan:
+ Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân một muối kim loại mà anôt làm bằng chính kim loại của muối ấy.
+ Bình điện phân dương cực tan giống như một điện trở nên cũng áp dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở. 
	2.3. Định luật Fa-ra-day:
	+ Định luật Fa-ra-day thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó : m = kq (Với k là đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực).
m : Khối lượng (g)
A : Số khối hay khối lượng mol nguyên tử (g)
 I : Cường độ dòng điện (A)
 t : Thời gian dòng điện chạy qua (s)
 n : Hóa trị, F = 96500 C/mol: hằng số Faraday
	+ Định luật Fa-ra-day thứ hai: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó, hệ số tỉ lệ là 1/F, trong đó F gọi là hằng số Fa-ra-day: 
=> Khối lượng của chất giải phóng ra ở điện cực bình điện phân: 
	2.4. Ứng dụng hiện tượng điện phân: Công nghệ luyện kim, điều chế hoá chất, mạ điện, đúc điện..
3. Dòng điện trong chất khí:
	3.1. Bản chất dòng điện trong chất khí: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường . Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra.
	3.2. Tia lửa điện: Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí khi đặt giữa hai điện cực điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do.
	Điều kiện tạo ra tia lửa điện: Phải có điện trường đủ mạnh vào khoảng 3.106 V/m
	3.3. Hồ quang điện: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Hồ quang điện có thể kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh (nhiêt độ lên đến 3500oC).
	Điều kiện tạo ra hồ quang điện: 	- Phải làm nóng điện cực để phát xạ nhiệt electron. 
	- Điện trường phải mạnh làm ion hóa chất khí. 
	Ứng dụng: hàn điện, làm đèn chiếu sáng, nấu chảy kim loại.
4. Dòng điện trong chất bán dẫn:
	4.1. Bản chất dòng điện trong bán dẫn: là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường. 
	4.2. Tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto)
- Bán dẫn chứa đôno (tạp chất cho) là loại n, có mật độ electron rất lớn so với mật độ lỗ trống: hạt tải điện chủ yếu là electron. 
- Bán dẫn chứa axepto (tạp chất nhận) là loại p, có mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ electron: hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống. 
	4.3. Lớp chuyển tiếp p – n
	Lớp chuyển tiếp p-n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.
	Tính chất: Lớp chuyển tiếp p - n có tính chất chỉnh lưu, nghĩa là chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều từ p sang n mà không cho dòng điện chạy theo chiều ngược lại.
	4.4. Điôt bán dẫn: 
Điôt bán dẫn thực chất là một lớp chuyển tiếp p - n. Khi một điện áp xoay chiều được đặt vào điôt, thì điôt chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều từ p sang n, gọi là chiều thuận. Điôt bán dẫn có tính chỉnh lưu và được sử dụng trong mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
BÀI TẬP
Chương 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Dạng 1: Lực tương tác giữa các điện tích điểm
Bài 1: Cho hai điện tích điểm q1 = 2.10-8C, q2 = -10-8C đặt tại hai điểm A, B trong không khí, cách nhau 3 cm. Xác định lực do q1 tác dụng lên q2?
Bài 2: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r = 3cm trong chân không hút nhau bằng một lực F = 6.10-9N. Điện tích tổng cộng của hai điện tích điểm là Q = 10-9C. Tính điện đích của mỗi điện tích điểm.
Bài 3: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng m=0,1g, cùng điện tích q=10-7C, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh có cùng chiều dài. Do lực đẩy tĩnh điện hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn a=30cm. Tính góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. Lấy g=10m/s2 .
Bài 4: Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,6g, tích điện q = 2.10-7C được treo bằng một sợi dây tơ mảnh. Ở phía dưới nó cần phải đặt một điện tích q2 như thế nào để lực căng dây giảm đi một nửa.
Dạng 2: Điện trường
Bài 5: Một điện tích điểm Q = 10 – 7 C đặt tại A trong không khí. Một điểm M cách điện tích Q một đoạn 10 cm.
a. Xác định chiều và độ lớn của vectơ cường độ điện trường tại M ?
b. Xác định lực điện trường do điện tích Q tác dụng lên điện tích q = 2. 10 – 9 C đặt tại điểm M.
Bài 6: Đặt 2 điện tích q1 = 5.10-10C tại A và q2 = 5.10-10C tại B trong chân không; AB = 10cm.
a. Xác định ; M là trung điểm AB.	 b. Xác định ; Với NA = 15cm và NB = 5cm.
Xác định ; Với ABP tạo thành tam giác đều. d. Xác định ; Với QAB là tam giác vuông cân tại Q.
Bài 7: Hai điện tích q1 = 2.10-8C và q2 = 18.10-8C lần lượt đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 10cm trong không khí . 	a) Hãy xác định vị trí của điểm M để tại đó véctơ điện trường tổng hợp có cường độ điện trường bằng 0. 
b) Xác định vị trí điểm N để vectơ 
Bài 8: Một quả cầu nhỏ khối lượng m=20g mang điện tích q=10-7c được treo bởi dây mảnh trong điện trường đều có nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α = 300. Tính độ lớn của cường độ điện trường. Cho g=10m/s2.
Dạng 3: Công của lực điện, hiệu điện thế
Bài 9: Công của lực điện khi di chuyển điện tích q = 1,5.10 – 2 C từ sát bản dương đến bản âm của hai bản kim loại phẳng đặt song song và cách nhau 2 cm là 0,9J. Tính cường độ điện trường giữa hai bản kim loại. 
Bài 10: Một electron chuyển động từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s cùng hướng và dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Điện tích của electron là –1,6.10 – 19 C. Tính quãng đường mà electron đi được cho đến khi dừng lại ? 
Bài 11: Một electron chuyển động không vận tốc đầu từ A à B trong điện trường đều, hiệu điện thế UBA = 45,5V. Tìm vận tốc electron tại B. Biết khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10 –31 kg và – 1,6.10 –19 C. 
Chương 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Dạng 1. Dòng điện không đổi, nguồn điện
Bài 12: Trong khoảng thời gian 2 giây có một điện lượng 2,84 C dịch chuyển qua dây tóc một bóng đèn.
a. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn.
b. Tính số electron chuyển qua tiết diện thẳng trong 5 giây ? Điện tích của một clectron là – 1,6.10 – 19 C. 
Bài 13: Trên vỏ pin của điện thoại SONY Xperia Z5 Premium có ghi: 3430mAh
	a. Khi một người sử dụng điện thoại này để nghe nhạc thì nó cung cấp dòng điện 0,25A. Nếu nghe nhạc liên lục thì sau bao lâu thì pin cạn? 
	b. Tính công của lực lạ sinh ra bên trong pin và số electron dịch chuyển qua nguồn trong thời gian trên.
Bài 14: Một acquy của ôtô sinh ra một công suất 120W liên tục trong thời gian 10 giờ trước khi cạn. Hãy tính dung lượng ban đầu của acquy này ra đơn vị A.h. Cho biết suất điện động của acquy là 12V.
Dạng 2: Điện năng, công suất điện
Bài 15: Một phân xưởng sử dụng 30 bóng điện loại 220V – 80W, mỗi bóng sử dụng 8giờ/ngày. 
	a. Tính điện năng tiêu thụ trong một ngày của phân xưởng trên theo đơn vị Jun và kW.h. 
	b. Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày, biết giá điện là 1.500 đồng/kwh. 
	c. Nếu thay bằng 20 bóng đèn Compad tiết kiệm điện loại 220V – 40W thì mỗi tháng phân xưởng này tiết kiệm được bao nhiêu tiền? 
Bài 16: Dùng bếp điện có công suất P = 600W, hiệu suất H = 80% để đun 1,5 lít nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Hỏi sau bao lâu nước sẽ sôi? Cho biết nhiệt dung riêng của nước C = 4,18kJ/(kg.K)	 
R1
R2
R3
A
B
Dạng 3: Định luật Ôm đối với đoạn mạch, toàn mạch
Bài toán thuận: 
Bài 17: Cho đoạn mạch AB như hình vẽ. Biết R1 = 5, R2 = R3 = 10, 
UAB = 30V. Tìm:
Cường độ dòng điện tron mạch chính và cường độ dòng điện qua các điện trở.
Điện năng tiêu thụ của mỗi điện trở trong thời gian 10 phút và công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở
Bài 18: Cho mạch điện như hình vẽ. 
Trong đó : E = 10 V, r = 1; R1 = 8, R2 = 3, R3 =1,5. 
Tính: 	a. Điện trở mạch ngoài?
b. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở?
E,r
R1
R2
Đ
c. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở, công suất mạch ngoài ?
d. Công của nguồn điện sinh ra trong thời gian 30 phút, công suất và hiệu suất nguồn điện.
Bài 19: Nguồn điện có E = 30V và r = 1, R1 = 12; R2 = 4. 
đèn Đ(12V – 36W).
a. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
b. Đèn Đ có sáng bình thường không? Vì sao?
c. Tính công suất tỏa nhiệt ở mạch ngoài.
Bài toán ngược:
Bài 20: E, r
R
Đ
Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động E; r = 1, 
R = 13; Đèn Đ(6V – 6W) sáng bình thường.Tính: 
a. E và hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
b. Nhiệt lượng tỏa ra toàn mạch trong 2 phút. 
c. Công suất tỏa nhiệt trong toàn mạch.
Bài 21: R1
R2
E,r
M
N
R3
Một nguồn điện có E = 15V và r = 1 ; R1 = 40; R2 = 20; cường độ dòng điện qua R1 là 0,24 A. Tính:
a. cường độ dòng điện qua nguồn.
R1
R2
R3
b. giá trị điện trở R3.
Bài 22: Cho mạch điện như hình với U = 9V, R1 = 1,5 W, R2 = 6 W. Biết cường độ dòng điện qua R3 là 1 A. 
a. Tìm R3 ?
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 2 phút ? 
Bài 23: Hai bóng đèn Đ1 ghi 6v – 3 W và Đ2 ghi 6V - 4,5 W được mắc vào mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có hiệu điện thế U không thay đổi.	
a. Biết ban đầu biến trở Rb ở vị trí sao cho 2 đèn sáng bình thường. 
Tìm điện trở của biến trở lúc này ? Trên mạch điện, đâu là Đ1, đâu là Đ2 ?
E , r
R1
R2
R3
A
	b. Giả sử từ vị trí ban đầu ta di chuyển biến trở con chạy sang phải một chút thì độ sáng các đèn thay đổi thế nào?
Bài 24: Có mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện điện E = 12V và có điện trở trong r = 0,5 W. Các điện trở mạch ngoài R2 = 6W, R3 = 12W. Điện trở R1 có giá trị thay đổi từ 0 đến vô cùng.Điện trở ampe kế không đáng kể.
	a. Điều chỉnh R1 = 1,5W. Tìm số chỉ của ampe kế và cường độ dòng điện qua các điện trở. Tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài, hiệu suất của nguồn điện.
b. Điều chỉnh R1 có giá trị bằng bao nhiêu thì công suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại.
Chương 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Bài 25: Chiều dày của lớp Niken phủ lên 1 tấm kim loại d = 0,1mm sau khi điện phân trong 1h. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 60cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Cho biết Niken có khối lượng riêng D = 8.9.103kg/m3, A = 58 và n = 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_TAP_HKI_11CB_Co_cau_hoi_thuc_te_do_thi.docx