ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI (2014-2014) LÝ THUYẾT 1.Chuyển động cơ học Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác . ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc . Thường ta chọn những vật gắn liền với trái đất làm vật mốc .( như : nhà cửa , cột đèn , cột cây số ) Các dạng chuyển động thường gặp là : chuyển động thẳng , chuyển động tròn , chuyển động cong 2.Vận tốc Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian Công thức tính vận tốc : v = s / t Trong đó : s là độ dài quãng đường đi được ; t là thời gian để đi hết quãng đường đó . Đơn vị vận tốc là : m / s và Km / h . 3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn luôn thay đổi theo thời gian Chuyển động đều : v = s / t ( chuyển động của đầu kim động hồ ; chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định ) Chuyển động không đều : vtb = s / t ( vtb : vận tốc trung bình ) Cách tính vận tốc trung bình trên nhiều quãng đường khác nhau 4. Biểu diễn lực Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng ( có khi cả hai cùng xảy ra một lúc ) Lực là một đại lượng véc tơ . Để biểu diễn một véctơ lực , ta dùng một mũi tên : + Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực + Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực ( phương và chiều gọi chung là hướng ) + Độ dài của mũi tên chỉ độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước Véctơ lực ( F ) ; Cường độ lực ( F ) 5 : Sự cân bằng lực – Quán tính Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật , có cường độ bằng nhau , cùng phương , nhưng ngược chiều nhau Dưới tác dụng của các lực cân bằng , một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều . Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật (như trên ) gọi là quán tính . Vì có quán tính nên khi có lực tác dụng , mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được . 6 : Lực ma sát Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác Lực ma sát có thể có hại hoặc có thể có ích .( có hại thì làm giảm ma sát ; có lợi thì làm tăng ma sát ) Chú ý : cường độ của lực ma sát trượt lớn cường độ của lực ma sát lăn 7 : Ap suất Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép Ap suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép Trong đó : F là áp lực ( N ) ; S là diện tích bị ép ( m2 ) ; p là áp suất (N/m2) Đơn vị của áp suất là Paxcan ( Pa ) : 1Pa = 1N/m2 8 : Ap suất chất lỏng – Bình thông nhau Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng lên đáy bình , thành bình và các vật ở trong lòng nó Công thức tính áp suất chất lỏng tại 1điểm bất kì trong lòng chất lỏng đứng yên Trong đó : h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m) p = h . d d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) p là áp suất ( N/m2 ) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , mực mặt thoáng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao 9 : Áp suất khí quyển Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương Ap suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li . Do đó người ta đo áp suất khí quyển bằng cách đo áp suất của cột thuỷ ngân ở trong ống Tô-ri-xe-li tác dụng lên điểm B ( SGK H9.5) Ở độ cao so với mặt nước biển áp suất khí quyển là 760mmHg Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm . Với độ cao không lớn lắm cứ lên cao 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg 10: Lực đẩy ÁC-SI-MÉT ( FA ) Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ FA = d . V Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 ) Lực đẩy FA cùng phương và ngược chiều với chiều của trọng lực . 11: Thực hành lực đẩy ÁC-SI-MÉT Đo lực đẩy Ac-si-Mét bằng lục kế : + Đo trọng lượng P của vật ngoài không khí + Đo trọng lượng P’ của vật khi nhúng chìm trong nước + FA = P – P’ Dùng bình chia độ : + Nhúng chìm vật vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ ( Vvật = V2 – V1 ) + FA = d . Vvật ( d là trọng lượng riêng của chất lỏng ) 12 : Sự nổi Một vật nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của 2 lực là : Trọng lực hướng xuống dưới và lực đẩy hướng lên trên Với F là lực đẩy Ac-si-Mét tác dụng lên vật có trọng lượng P khi vật nằm hoàn toàn trong chất lỏng thì : + Vật chìm xuống nếu P > F + Vật lơ lửng nếu P = F + Vật nổi lên khi P < F Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ac-si-Mét : F = d . V .Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng ; V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng ( hoặc thể tích của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ ) Ta biết P = dvật .Vvật và FA = dlỏng .Vlỏng ; Nếu vật là một khôí đặc nhúng ngập trong chất lỏng ( Vvật = Vlỏng ) thì : + Vật chìm xuống khi : P > FA dvật > dlỏng + Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi : P = FA dvật = dlỏng + Vật sẽ nổi trên mặt chất lỏng khi : P < FA dvật < dlỏng 13 : Công cơ học Chỉ có công cơ học khi có lực F tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực . A = F . s . Trong đó : A là công ( J ) ; F là lực tác dụng vào vật ( N ) ; s là quãng đường vật dịch chuyển ( m ) Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì : A = 0 Chú ý : Vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác 1J = 1N . 1m = 1 Nm ; 1kJ = 1000J BT: SBT VÂT LÝ 8 TỪ: BÀI 1 ĐẾN BÀI 13 SBT
Tài liệu đính kèm: