ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 8 Câu 1:Có 1 ô tô đang chuyển động trên đường, trong các mô tả sau, mô tả nào không đúng? A. ô tô chuyển động so với mặt đường. C. ô tô chuyển động so với người lái xe. B. ô tô đứng yên so với người lái xe. D. ô tô chuyển động so với cây bên đường Câu 2: Người lái đò đang ngồi trên thuyền thả trôi theo dòng nước. trong các mô tả sau đây, câu nào là đúng? A. người lái đò đứng yên so với dòng nước. C. người lái đò đứng yên so với bờ sông B. người lái đò chuyển động so với dòng nước. D.người lái đò chuyển động so với thuyền. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất khi nói về chuyển động và đứng yên? A. Chuyển động là sự thay dổi khoảng cách của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. B. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. C.Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích. D.Vật được coi la đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật làm mốc không thay đổi. Câu 4: Một xe ô-tô đi hết đoạn đường 27km trong 30 phút. Vận tốc của ô-tô là: A. 0,9km/h B.54m/s C.15m/s D. 15km/h Câu 5: Đơn vị của vận tốc là: A. Km.h B.m/s C.Km.s D.N.m Câu 6: Một ô-tô đi 10 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 45km/h, sau đó lên dốc 15 phút với vận tốc 36km/h. Coi ô-tô chuyển động đều. Tính quãng đường ô-tô đã đi trong cả hai đoạn trên? A. 990m B. 990km C. 1650m D.16,5km Câu 7:54km/h bằng: A. 5m/s B. 10m/s C. 15m/s D.20m/s Câu 8: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A.Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. C.Vận động viên chạy 100m đang về đích. B.Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. D.Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Câu 9: một người đi quãng đường s1 với vận tốc v1 hêt t1 giây, đi quãng đường s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Công thức tính vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường s1,s2: A. B. C. D. tất cả đều sai. Câu 10: Khi biểu diễn một véc tơ lực, cần phải có những thành phần nào? A.Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn, tỷ lệ xích. C.Phương, chiều, điểm đặt. B.Điểm đặt, chiều, độ lớn, dấu mũi tên. D.Điểm đặt, độ lớn, tỷ lệ xích, cường độ. Câu 11. Khi có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A.Không thay đổi C.chỉ có thể giảm B.Chỉ có thể tang D. có thể tăng dần, cũng có thể giảm dần. Câu 12: hai lực căn bằng là hai lực: cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. cùng tác dụng vào 1 vật, ngược phương, cùng chiều, cùng độ lớn. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn Câu 13: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? chọn câu trả lời chính xác nhất. A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần, B.Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C.Vật đang chuyển động đều sẽ chuyển động với vận tốc biến đổi. D.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Câu 14: hành khách đang ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng người bị nghiêng sang trái, chứng tỏ ô tô: A. Đột ngột tăng tốc. B. đột ngột giảm vận tốc. C.Đột ngột rẽ trái. D. Đột ngột rẽ phải. Câu 15:khi xe đang xuống dốc, để dừng một cách an toàn nên hãm phanh: A. Bánh sau B. Đồng thời cả hai bánh. C. Bánh trước hoặc sau đều như nhau D. Bánh trước. Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát là có hại? A.Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa. C.Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường khi xe bắt đầu khởi động. B.Ma sát giữa đế giày và nền nhà. D.Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau. Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát là có lợi? A. Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau. B.ma sát giữa thùng gỗ và sàn nhà. C. ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay. D. Ma sát giữa các viên bi với thành trong ổ bi. Câu 18:trường hợp nào sau đây không phải lực ma sát: A. Lực xuất hiện giữa lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực làm viên bi rớt bì mặt bàn xuống đất. C. Lực xuất hiện làm mòn dế giày.D. Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 19: Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn: A.2000m2 B.2000cm2 C.0,2cm2 D.200cm2 Câu 20: Áp lực là lực ép có phương ..với mặt bị ép. A. song song B. ngược chiều C. cùng chiều D. vuông góc. Câu 21: Đơn vị của áp suất là: A. N/m2 B. Pa C.cmHg D. cả 3 đơn vị trên. Câu 22: Gọi h là chiều cao tính từ mặt thoáng của chất lỏng lên điểm cần tính áp suất; D là khối lượng riêng của chất lỏng; d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Công thức tính áp suất của cột chất lỏng là: A.p=d.h B. p=D/h C. p=d/h D. p=D.h Câu 23: độ lớn áp suất khí quyển khoảng: A. 79cmHg B. 80cmHg C.76cmHg D. 67cmHg Câu 24: Áp suất khí quyển bằng: A. Áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li C. Khối lượng thủy ngân trong ống. B.Chiều cao của ống Tô-ri-xe-li D. Áp suất của chất lỏng trong ống cao 76cm Câu 25: Trong công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét FA=d.V trong đó d và V lần lượt là: A.Trọng lượng riêng của vật và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B.Khối lượng riêng của vật và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C.Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D.Khối lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 26:Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên thì ba lực phải thỏa mãn: A. cùng chiều với nhau và ngược chiều với hai lực trên. B. cùng chiều với nhau và ngược chiều với hai lực trên. C. cùng chiều với nhau và ngược chiều với hai lực trên. D. ngược chiều chiều với nhau và cùng chiều hay ngược chiều đều được. Câu 27: Một vật nặng 50kg đang nổi 1 phần trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn: A. Lớn hơn 500N B. Nhỏ hơn 500N C. Bằng 500N D. Không đủ dữ liệu để xác định Câu 28: Trường hợp nào sau đây có công cơ học. A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống đất. C. Công cha như núi Thái Sơn. B.Một học sinh đang ngồi học bài. D. Có công mài sắt có ngày nên kim Câu 29:trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công trong trường hợp nào sau đây? A. Vật rơi từ trên cao xuống. B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng. C. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. ĐỀ CƯƠNG TỰ LUẬN Câu 1: thế nào là hai lực cân bằng? Hộp phấn dang đứng yên trên bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào hộp phấn cân bằng nhau là những lực nào?? Trả lời:Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào 1 vật, cùng độ lớn( cường độ), cùng phương và ngược chiều nhau. Hộp phấn đang đứng yên trên bàn nằm ngang, các lực tác dụng vào hộp phấn cân bằng nhau là trọng lực và phản lực của mặt bàn tác dụng lên hộp phấn. Câu 2: Khi xe ô tô chuyển động trên đường đột ngột thắng( phanh) gấp. hành khách sẽ như thế nào? Vì sao? Trả lời: Hành khách trên xe sẽ bị xô về phía trước là do quán tính, khi thắng gấp xe bị giữ lại, còn hành khác theo quán tính vẫn chuyển động nên bị xô về phía trước. Câu 3: chuyển động cơ học là gì? Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó? Trả lời: sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác là chuyển động cơ học. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động. Công thức tính vận tốc Trong đó là vận tốc của vật (m/s) là quãng đường chuyển động(m) là thời gian chuyển động. Câu 4: Khi nào có công cơ học? công cơ học phụ thuộc những yếu tố nào? Lấy ví dụ về trường hợp có lực tác dụng nhưng lực không sinh công? Trả lời: Có công cơ học khi có lực tác dụng và làm cho vật chuyển dời. Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố là: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. Trường hợp viên bi chuyển động trên mặt bàn nằm ngang có trọng lực tác dụng, nhưng trường hợp này trọng lực không sinh công. Câu 5: có mấy loại lực ma sát? Kể tên? Nêu 1 ví dụ về lực ma sát có hại, lực ma sát có lợi. Trả lời: Có 3 loại lực ma sát là: mat sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Vd lực ma sát có lợi: ma sát giữa bàn tay và vật ta cầm Vd lực ma sát có lại: ma sát giữa mặt sàn và cái thùng khi ta đẩy cái thùng trên mặt sàn. Câu 6: Khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng, thì trọng lượng của vật và lực đấy Ác-si-mét có bằng nhau hay không? Vì sao? Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-mét-trong trường hợp này? ( nói rõ tên đại lượng và đơn vị đo) Trả lời: Khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng, thì trọng lượng của vật và lực đấy Ác-si-mét cân bằng nhau. Vì lúc này vật đứng yên không chuyển động, 2 lực này cùng đặt vào vật, vậy 2 lực này là hai lực cân bằng. công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-mét-trong trường hợp vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng: trong đó: là độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (N) là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3). Câu 7: Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều đi được đoạn đường 180m, tính: a) vận tốc của tàu ra m/s và km/h. b) thời gian để tàu đi được 2,7km. c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s. Trả lời: a) Vận tốc của tàu là: b) thời gian để tàu đi được 2,7km( 2,7km=2700m) phút c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s là: Câu 8. Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên học sinh đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn dốc và trên cả đoạn đường dốc đó? Trả lời: Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu tiên( 60m) là: Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai (150m- 60m=90m) là: Vận tốc trung bình trên cả đoạn dốc: Câu 9:Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao h=3cm. a) Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Hãy tính áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm. b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao bao nhiêu để tạo ra một áp suất như trên?( ) Trả lời: a) áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm là b) chiều cao của cột nước là: Câu 10: một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. a) Tính áp suất ở độ sâu ấy. b)cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên diện tích này. c) Biết áp suất tối đa mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn? Trả lời:a) áp suất ở độ sâu đó là: b) áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích cửa chiếu sáng: c) độ sâu tối đa mà người thợ lặn có thể đạt tới mà vẫn an toàn: Câu 11: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên điểm A cách đáy cốc 4cm. biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Trả lời: Áp suất tác dụng lên đáy cốc: Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 4cm: => => Câu 12: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. Trả lời: Thế tích của vật đó là: Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật Câu 13:Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là N/m3, của đá bằng N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước? Trả lời:Trọng lượng P của hòn đá bằng P=10.m=10.4,8=48N Thể tích của hòn đá ta có: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hòn đá Câu 14: Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xa nhận được 1 công do ngựa sinh ra là 360kJ. a) Quãng đường mà xe đi được là bao nhiêu? b) Tính vận tốc chuyển động của xe? Trả lời: đổi 360kJ=360000J. a) Quãng đường mà xe đi được là: b) 5 phút =300s. vận tốc của xe là câu 15: Để đưa một vật lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 15kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu? Trả lời: Lực kéo cần thiết là ( nhớ đổi 15kJ=15000J) Khối lượng của vật tạ cGOODLUCK TO MY STUDENTSc
Tài liệu đính kèm: