Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm học 2015 – 2016

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3998Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm học 2015 – 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11
NĂM HỌC 2015 – 2016
Hợp Chủng Quốc Hoa Kì
TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ:
Lãnh thổ và vị trí địa lí:
Lãnh thổ:
Rộng lớn: 9.6 triệu km2, đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Nga và Canada.
Lãnh thổ chia làm 3 bộ phận:
Trung tâm lục địa Bắc Mỹ: 8 triệu km2.
Bán đảo A-lax-ca: Tây Bắc Canada.
Quần đảo Hawain: Thái Bình Dương.
Ý nghĩa:
Hình dáng lãnh thổ cân đối thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
Vừa mang tính hải dương vừa mang tính lục địa sâu sắc.
Vị trí địa lí:
Nắm ở Tây bán cầu, được bao bọc bởi hai đại dương: Đại Tây Dương & Thái Bình Dương.
Phía Bắc giáp Canada, phía nam giáp với Mehico và vinh Mehico và Mĩ Latinh.
Ý nghĩa:
Nằm xa các trung tâm lục địa lớn, không bị thiệt hại trong hai cuộc chiến tranh, buôn bán vũ khí, hàng công nghệ kiếm lời
Có thị trường tiêu thụ rộng lớn là các nước Mỹ Latinh vì vậy Hoa Kì trở thành cường quốc về kinh tế.
Điều kiện tự nhiên:
Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ:
Miền Tây:
Địa hình: 
Gồm các dãy núi trẻ có độ cao trên 2000m ôm lấy các bồn địa và cao nguyên.
Ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp nhưng rất tốt.
Khí hậu: 
Trên các cao nguyên và dãy núi: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
Ven biển: ôn đới & cận nhiệt hải dương.
Tài nguyên: 
Khoáng sản giàu có: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý. 
Tiềm năng về thủy điện.
Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương.
Miền Đông:
Địa hình: 
Dãy núi già Apalat có các thung lũng cắt ngang.
Các đồng bằng ven Đại Tây Dương đất tốt.
Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt mang tính hải dương, mưa nhiều.
Tài nguyên thiên nhiên.
Khoáng sản: than đá, quặng sắt.
Nguồn thuỷ năng phong phú.
Đất phì nhiêu
Vùng đồng bằng trung tâm:
Địa hình: 
Phía bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp
Phía Nam là đồng bằng phù sa màu mỡ do hệ thống song Mi–xi–xi–pi bồi đắp.
Khí hậu: Ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt ( ở giữa), nhiệt đới (phía Nam).
Tài nguyên: 
Phía Bắc: than đá, quặng sắt
Phía Nam: dầu mỏ, khí tự nhiên.
Thuận lợi:
Đất đai tốt, rộng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và đây là vựa lúa của Hoa Kì.
Ngoài ra trồng cây Công Nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Phát triển ngành công nghiệp hiện đại
A-la-xca và Hawai:
A-la-xca:
Là bán đảo rộng lớn.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
Khí hậu: lạnh, băng giá.
Khoáng sản: than, vàng, dầu khí.
Thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng, lâm sản, thủy sản, du lịch.
Ha – oai: 
Nằm giữa Thái Bình Dương.
Khí hậu nhiệt đới.
Có nhiều núi và núi lửa.
Có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
Căn cứ quân sự của Hoa Kì.
Dân cư:
Gia tăng dân số:
Dân số đông, tăng nhanh, đặc biệt là giữa thế khỉ XX chủ yếu là do nhập cư.
Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao, không tốn chi phí đào tạo.
Cơ cấu dân số già, số người dưới 18 tuổi giảm, trên 65 tuổi tăng, tuổi thọ trung bình cao.
Thành phần dân tộc:Đa dạng:
Người da trắng nguồn gốc châu Âu chiếm: 	83%.
Người da đen nguồn gốc châu Phi chiếm: 	11%%.
Người châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh.
Người Anhđiêng còn 3 triệu người.
Phân bố dân cư:
Phân bố không đồng đều, mật độ dân số trung bình: 32 người/km2, chủ yếu tập trung ở: phía Đông, Đông Bắc, Nam, Tây Nam, càng vào sâu trong lục địa, dân cư càng thưa thớt.
Tỉ lệ dân thành thị cao: 79%. Xuất hiện nhiều dãy siêu đô thị.
KINH TẾ:
Qui mô nền kinh tế:
Đứng đầu thế giới. Tổng giá trị GDP chiếm 28,5% so với toàn thế giới, lớn hơn GDP châu Á, gấp 14 lần châu Phi và thấp hơn so với châu Âu.
Nguyên nhân :
Do vị trí địa lí thuận lợi.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng.
Dân cư đông lao động dồi dào, lao động có trình độ kĩ thuật cao.
Các ngành kinh tế :
Cơ cấu các ngành kinh tế của Hoa Kì là :
Nông nghiệp: 	0,9	%
Công Nghiệp: 	19,7	%
Dịch vụ: 	79,4	%
Dịch vụ: là ngành phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao nhất, chiến 79,4% GDP.
Cơ cấu ngành đa dạng và phát triển hàng đầu thế giới với một số ngành như ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, du lịch,...
Phạm vi hoạt động và thu lợi nhuận trên toàn thế giới.
Công nghiệp: .
Vị trí quan trọng thứ 2 chiếm tỉ trọng 19,7% GDP.\
Một số ngành phát triển hàng đầu thế giới : điện, sản xuất ô tô, than đá, khí tự nhiên, dầu thô,...
Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
Công nghiệp chế biến.
Công nghiệp điện.
Công nghiệp khai khoáng.
Cơ cấu các ngành công nghiệp :
Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống.
Tăng các ngành hiện đại.
Cơ cấu lãnh thổ có sự thay đổi:
+ Vùng Đông Bắc với các ngành truyền thống đang có xu hướng giảm về sản lượng công nghiệp.
+ Vùng Phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành hiện đại đang có xu hướng tăng.
Nông nghiệp: 
Tuy nhở nhưng phát triển hàng đầu thế giới
Là nước sản xuất các loại nông sản lớn, trên thế giới : lúa mì, đậu tương, ngô,...
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là nông trại lớn và vùng chuyên canh.
Cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi từ vành đai chuyên canh chuyển sang đa canh theo mùa vụ.
Giảm tỉ trọng lao động thuần nông, tăng tỉ trọng hoạt động dịch vụ và nông nghiệp.
Liên Minh Châu Âu (EU)
Quá trình hình thành và phát triển:
Sự ra đời và phát triển:
Sự ra đời:
Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước châu Âu có ý tưởng một châu Âu thống nhất.
Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. Đây là tiền thân của EU ngày nay.
1957: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
1958: cộng đồng nguyên tử châu Âu.
1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC).
1993: đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Sự phát triển:
Sau 50 năm thành lập, số lượng thành biên ngày càng tăng. Từ 6 thành viên trở thành 27 thành viên.
Phạm vi lãnh thổ ngày càng mở rộng ra các hướng khác nhau trong không gian địa lí.
Mức độ liên kết ngày càng cao, từ liên kết đơn thuần sang liên kế toàn diện về mọi mặt.
Mục đích và thể chế của EU
Mục đích:
Tạo ra một khu vực mà trong đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được lưu thông giữa các thành viên..
Không những liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà còn liên kết về an ninh đối ngoại.
Thể chế:
Cơ quan vao nhất là hội đồng quốc hội châu Âu.
Nhiều quyết định về kinh tế chính trị là do cơ quan đầu não của EU đề ra.
Sau đó đến nghị viện, hội đồng bộ trưởng, ủy ban liên minh, cơ quan kiểm toán, tòa án châu Âu.
Vị thế của EU trong nền KT thế giới :
Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới :
EU là một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới với tổng GDP chiếm 31% của thế giới, lớn hơn Hoa Kì và gấp nhiều lần Nhật Bản.
Chiếm 26% sản xuất ô tô của thế giới.
Chiếm 59% viện trợ phát triển thế giới.
Chiếm 19% tiêu thụ năng lượng.
Khó khăn : sực chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
Tổ chức thương mại hàng đầu :
Về thương mại : EU chiếm 20% tổng thương mại của thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
Chiếm 26,5% tỉ trọng xuất khẩu GDP.
Chiếm 37,7% tỉ trọng xuất khẩu của thế giới.
EU là mặt hàng lớn của các nước đang phát triển.
Thị trường chung châu Âu :
Tự do lưu thông:
Tự do dịch chuyển:
Tự do đi lại, tự do lựa chọn nơi cư trú và tự do lựa chọn nơi làm việc.
Tự do lưu thông dịch vụ:
Các hoạt động dịch vụ như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch, được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
Tự do lưu thông hàng hóa:
Các loại hàng hóa được tự do lưu thông và buôn bán giữa các nước thành viên mà không bị đánh thuế giá trị gia tăng.
Tự do lưu thông tiền vốn:
Có thể mở tài khoản ở bất cứ ngân hàng nào trong khối, lựa chọn nơi đầu tư có lợi nhất.
Ý Nghĩa:
Xóa bỏ mọi trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác.
EURO đồng tiền chung châu Âu:
Được đưa vào giao dịch và thanh toán từ năm 1999.
Đến năm 2004, có 13 nước thành viên tham gia.
Ý Nghĩa:
Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:
Sản xuất máy bay E-bớt:
Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt do Đức, Pháp, Anh sáng lập.
Sản xuất máy bay và tên lửa đẩy Asian.
Có thể cạnh tranh với các hãng hàng không Boing của Hoa Kì.
Xây dựng đường hầm qua biển Măng Sơ:
Đường hầm được khành thành năm 1994. 
Do Anh, Pháp tham gia xây dựng.
Nỗi liền giữa Anh và Pháp (lục địa châu Âu).
Vận chuyển không cần phà.
Trong tương lai sẽ xây dựng hệ thống đường sắt siêu tốc.
LIÊN BANG NGA
TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ:
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ:
Vị trí địa lí:
Có diện tích lớn nhất thế giới trải dài qua hai châu lục: Bắc Á & Đông Âu, trải qua 11 múi giờ.
Tiếp giáp 14 nước có đường biên giới dai xấp xỉ chiều dài đường xích đạo.
Có đường bờ biển dài tiếp giáp với ba đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
Thuận lợi: giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế.
Khó khăn: khí hậu lạnh bằng giá quanh năm, diện tích hoang mạc lớn, khó bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều kiện tự nhiên:
Sông I – ê – nit – xây chia Liên Bang Nga thành hai phần Đông – Tây. 
Các yếu tố
Thành phần lãnh thổ phía Tây
Thành phần lãnh thổ phía Đông
1: Địa hình:Cao ở phía Đông và thấp dần về phía Tây.
Có 2 đồng bằng rộng lớn: Đông Âu và Tây – xi – bia, có nhiều đầm lầy, có dãy U – ran.
Chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Cao nguyên Trung Xi – pia và núi Đông Xi – pia.
2: Khí hậu: 80% là khí hậu ôn đới.
Khí hậu ôn hòa hơn. Phía Bắc có khí hậu cận cực, phía Nam có khí hậu cận nhiệt.
Ôn đới lục địa khắc nhiệt, đặc biệt là mùa đông.
3: Đất: 6% là đất nông nghiệp.
Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Đất Pốt – zôn nghèo dinh dưỡng.
4: Khoáng sản: giàu có về trữ lượng và số lượng.
Có đầu khí tậ trung ở biển đen, kim loại màu, kim loại đen ở dãy U – ran.
Dầu khí,vàng , kim cương ở núi Đông Xi-bia, cao nguyên trung Xi – bia.
5: Rừng: có diện tích lơn nhát thế giới, chủ yếu là từng taiga.
Có thảo nguyên và rừng Taiga.
Chủ yếu là rừng Taiga.
6: Sông ngòi:
Sông Von-ga chảy qua đồng bằng Đông Âu, được coi là 1 trong những biểu tượng của nước Nga. Sông Obi chảy qua đồng bằng Tây Xi-bia.
Sông Lê-na chảy qua cao nguyên Trung Xi-bia. Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Ngoài ra còn có nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên khác.
DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:
Dân cư :
Đông nhưng có xu hướng giảm dần.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên: -0,7%.
Nhiều dân tộc, trên 100 dân tộc khác nhau chủ yếu là người Nga (chiếm 85%). 
Tỉ lệ dân thành thị chiếm 70%.
Khó khăn: thiếu nguồn lao động trong tương lai và tác động lớn đến nền kinh tế.
Xã hội:
Là một cường quốc về văn hóa khoa học với những công trình kiến trúc với các tác phẩm nghệ thuật nỗi tiếng.
Trình độ học vấn cao trên 99%, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Cuong_On_Tap_HK1_Mon_Dia_Li.doc