Đề cương ôn tập giữa học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập giữa học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017
ĐỀ CƯƠNG ễN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (2016-2017)
MễN SINH HỌC 7 
Câu 1:Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và thực vật? 
Đặc điểm
Động vật
Thực vật
Giống nhau
-Cấu tạo tế bào
-Lớn lên và sinh sản
Khác nhau
-Tế bào không có thành xenlulôzô
-Có khả năng di chuyển
-Có hệ thần kinh và giác quan
-Dị dưỡng
-Tế bào thực vật có thành xenlulôzô
-Không có khả năng di chuyển
-Không có hệ thần kinh và giác quan
-Tự dưỡng
 Câu 2:Nêu các đại diện và đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
* Đại diện ngành động vật nguyên sinh:
 -Trùng giày	
 -Trùng roi
 -Trùng kiết lị
 -Trùng sốt rét
* Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh:
 - Cơ thể có kích thước nhỏ bé
 - Cấu tạo đơn bào
 - Đa số dị dưỡng
 - Sinh sản vô tính
 - Có khả năng di chuyển. Một số không có hoặc tiêu giảmcơ quan di chuyển
Câu 3:Nêu tác hại của trùng kiết lị
 Trùng kiết lị kí sinh ở niêm mạc ruột gây ra các vết loét rồi nuốt và tiêu hoá hồng cầu , sinh sản rất nhanh làm người bệnh bị đau bụng, đi ngoài phân lẫn máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Câu 4:Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi nhiều?
 Bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi vì đây là môi trường thuận lợi cho nhiều loài muỗi A-nô-phen phát triển như nhiều cây cối, rừng rậm, vùng lầy lội.
Câu 5:Nêu các đại diện, đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang có những đặc điểm nào tiến hoá hơn so với ngành động vật nguyên sinh.
 * Đại diện của ngành ruột khoang 
 - Thuỷ tức 
 - Sứa
 - Hải quỳ
 - San hô
 * Đặc điểm chung của ngành ruột khoang 
 - Cơ thể có đối xứng toả tròn
 - Có kiểu ruột túi
 - Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
 - Có tế bào gai để tự vệ và tấn cụng
 - Dị dưỡng
 * Vai trò của ngành ruột khoang
 Ruột khoang rất đa dạng và phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển.
- Cung cấp nguyên liệu làm vật trang trí, đồ trang sức, sản xuất vôi(San hô).
- Là vật chỉ thị trong nghiên cứu dịa chất.
- Làm thức ăn cho con người.VD: Sứa sen,...
- Tạo cảnh quan độc đáo ở đại dương.
- Một số hại cho con người: ngứa, bỏng da, cản trở giao thông.
 * Những đặc điểm tiến hoá hơn do với ngành động vật nguyên sinh
 - Kiểu ruột túi
 - Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
 - Có tế bao gai để tự vệ
Câu 6:Kể tên các đại diện và nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp?
 * Đại diện của ngành giun dẹp
 - Sán lông 
 - Sán lá gan
 - Sán bã trầu
 - Sán dây
 - Sán lá máu
 * Đặc điểm chung của ngành giun dẹp
- Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên
- Phân biệt đầu đuôi lưng bụng
- Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
- Đa số giun dẹp sống kí sinh có cơ quan sinh dục và giác bám phát triển, mắt và lông bơi tiêu giảm, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn.
Câu 7:Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
- Có giác bám phát triển => giúp nó bám chặt vào thành ruột vật chủ.
- Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển => dễ chui rúc, luồn lách trong môi trương kí sinh.
- Có cơ quan sinh sản và cơ quan tiêu hoá phát triển =>giúp nó tồn tại và phát triển nòi giống.
Câu 8:Vì sao trâu bò nước ta bị mắc bệnh san lá gan nhiều?
 Vì - Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, mưa nhiều tạo điều kiện cho trứng sán lá gan nở thành ấu trùng
 - Đồng ruộng nước ta có nhiều loại ốc làm vật chủ trung gian truyền bệnh
 - Phần lớn trâu bò nước ta ăn cây cỏ mọc hoang dại và uống nước ao để bị nhiễm kén sán
Câu 9:Trình bày vòng đời sán lá gan 
 Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. ấu trùng có đuôi rời khởi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rung đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. 
 Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Cõu 10: Viết sơ đồ vũng đời của sỏn lỏ gan
- Vòng đời của sán lá gan:
 Trứng à ấu trùng có lông bơi à ấu trựng trong ốc
Sán trưởng thành ở	 Chui ra
 Trâu bò Kén sán ấu trùng 
 ăn phải bám ở cây có đuôi
 thuỷ sinh
Câu11:Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác sán lá gan
 Sán lá gan
 Giun đũa
- Cơ thể lưỡng tính
- Chưa có ruột sau và hậu môn
- Ruột phân nhánh 
- Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng
- Cơ thể phân nhánh
- Có ruột sau và hậu môn
- Ruột thẳng
- Chỉ có cơ dọc
Câu 11:Nêu tác hại của giun đũa? Các biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa
 a. Tác hại
 - ấu trùng của giun đũa có thể có mặt ổ 1 số cơ quan như tim, gan, phổi,...gây ho hoặc là đau bụng.
 - Giun trưởng thành thì kí sinh ổ ruột non người gây ho, đau bụng, buồn nôn, tiết chất độc vao cơ thể, cạnh tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, gay tắc ruột, tắc ống mật.
 b. Biện pháp phòng tránh 
- Giữ gìn vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân, cộng đồng và môi trường
- Tẩy giun theo định kì
Câu 12:Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống như thế nào?
+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
+ Chất nhầy giúp da trơn.
+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
Câu 13:Nêu lợi ích của giun đất với nụng nghiệp
Làm tơi xốp, thoáng khí cho đất
Làm màu mỡ cho đất
Cõu 14 : Cỏc bước mổ giun đất
Bước 1 : Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ . Cố định đầu và đuụi bằng hai đinh ghim .
Bước 2 : Dựng kẹp kộo da , dựng kộo cắt một đường dọc chớnh giữa lưng về phớa đuụi .
Bước 3 : Đổ nước ngập cơ thể giun , dựng kẹp phanh thành cơ thể , dựng dao tỏch ruột khỏi thành cơ thể .
Bước 4 : Phanh thành cơ thể đến đõu cắm ghim tới đú . Dựng kộo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phớa đầu .

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_sinh_hoc_7_giua_ki_I.doc