Đề cương môn Địa 8 học kỳ II - Năm học 2016 - 2017

docx 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1026Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Địa 8 học kỳ II - Năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn Địa 8 học kỳ II - Năm học 2016 - 2017
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA 8 HỌC KỲ II- Năm học 2016-2017
I/ Tự luận:
Câu 1: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người như thế nào?
Trả lời: 
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người , vì :
-Địa hình nước ta luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm:
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ
+ Các khối núi bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực
+ Đá vôi hòa tan tạo thành dạng địa hình caxtơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn, kì vĩ..Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây che phủ rậm rạp.
-Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, kênh rạch,
Câu 2: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm từng mùa?
Trả lời: Nước ta có 2 mùa khí hậu: mùa đông (mùa gió ĐB) và mùa hạ (mùa gió TN)
a/ Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa đông)
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thời tiết khí hậu các miền nước ta khác nhau rõ rệt:
+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB từ lục địa phương Bắc tràn xuống từng đợt. Đầu mùa đông lạnh, hanh khô, nửa mùa có mưa phùn ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15°C
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm 
+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
b/ Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
Gió mùa Tây Nam thịnh hành
Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc, đạt trên 25°C ở các vùng thấp
Lượng mưa rất lớn, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, riêng Duyên hải Trung Bộ ít mưa
Thời tiết phổ biến là trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông. Những dạng thời tiết đặc biệt vào mùa này: gió Tây, mưa ngâu và bão
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?
Trả lời: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:
a/ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng trên cả nước:
Nước có 2360 con sông, trong đó 93% là các con sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2)
Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công ( chỉ có phần hạ lưu và trung lưu chảy qua nước ta
b/ Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là: Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Hồng, sông Mã, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu,
+ Hướng vòng cung: sông Gâm, sông Lô, sông Cầu, sông Thương. 
c/ Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, chiếm 70-80% lượng nước cả năm
Mùa cạn chiếm 20-30% lượng nước cả năm
d/ Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Các sông có hàm lượng phù sa rất lớn, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước lên tới 200 triệu tấn /năm. Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác.
Câu 4: Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở ĐBSCL, biện pháp khắc phục?
Trả lời: Những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở ĐBSCL, biện pháp khắc phục 
*Thuận lợi: 
Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng châu thổ
Thau chua rửa mặn đồng bằng
Phát triển giao thông kênh rạch, du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng tràm, rừng ngập mặn
Tạo nên nền phong tục tập quán (trồng cây lúa nước, ở nhà nổi) 
Khó khăn: 
Gây ngập úng cây trồng, nhà cửa, gây khó khăn cho giao thong đường bộ
Bệnh dịch phát triển, làm chết người, gia súc
Gây thất thoát nguồn nuôi trồng thủy sản
Biện pháp: 
Đắp đê bao, hạn chế lũ
Tiêu lũ ra kênh rạch 
Sống chung với lũ, xây nhà nổi
Xây nhà ở các vùng cao
Câu 5: Nước ta có mấy nhóm đất chính? Nêu cụ thể từng nhóm đất?
 Trả lời: Nước ta có ba nhóm đất chính : 
 a/ Nhóm đất feralit: hình thành tại các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên
Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng
Đất feralit hình thành trên đá bandan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì rất cao, rất thích hợp để trồng nhiều loại cây công nghiệp( cà phê, cao su..)
b/ Nhóm đất mùn núi cao: Hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ
c/ Nhóm đất bổi tụ phù sa sông và biển: Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung tại các đồng bằng, nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
-Nhóm đất này phì nhiêu, tơi, xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt, thích hợp cho các loại cây lương thực, cây hoa màu và cây ăn quả, nhất là cây lúa nước.
- Tuỳ theo vị trí hình thành mà có đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ Đông Nam Bộ, đất phù sa ngọt dọc sông Tiền , sông Hậu; đất chua, măn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ.
Câu 6: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
Trả lời: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là:
-Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng: về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái và về công dụng của sản phẩm sinh học.
+ Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa
+ Trên biển, hình thành khu hệ sinh vật biển nhiệt đới
-Do tác động của con người, hiện nay nhiều hệ sinh thái tự nhiên đã bị tàn phá, biến đổi, suy giảm về số lượng và chất lượng
II/ Thực hành:
Bài 1: Vẽ biểu đồ hình tròn 
*Cách vẽ: Vẽ theo chiều kim đồng hồ, 1% trên biểu đồ tương ứng với 3,6° (VD: 65% là 234°), dùng thước đo góc để vẽ.
*Nhận xét: Trong cơ cấu diện tích đất của nước ta, đất feralit trên đổi núi thấp chiếm diện tích lớn nhất (65%), tiếp đến là diện tích đất phù sa chiếm (24%),chiếm diện tích nhỏ nhất là đất mùn núi cao(11%)
Bài 2: Biết cách tính tỉ lệ %
Tỉ lệ che phủ rừng năm 1943= 14,3x100 :33= 
 1993= 8,6 x100 :33= 
 2001= 11,8x100 :33= 
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng
 14,3
8,6
11,8
Tỉ lệ che phủ rừng (%)
Chú ý: trên đầu trục tung ghi %, trục hoành ghi năm, trên mỗi cột trong biểu đồ ghi tỉ lệ%, nhớ ghi tên biểu đồ : Tỉ lệ độ che phủ rừng Việt Nam qua một số năm
*Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam:
- Trong giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1993 diện tích rừng nước ta giảm mạnh ( giảm 5,7 triệu ha).Do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, con người tàn phá, thiên tai, phá rừng làm nương rẫy.
 - Từ năm 1993 đến 2001, diện tích rừng nước ta tăng dần ( tăng 3,2 triệu ha).Có nhiều biện pháp như trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nghiêm cấm phá rừng, thực hiện tốt luật bảo vệ rừng
- Tuy nhiên độ che phủ rừng năm 2001 so với năm 1943 vẫn còn thấp hơn ( thấp hơn 2,5 triệu ha). Cần tăng cường trồng và bảo vệ rừng, thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng.
B. TRẮC NGHIỆM:
1/ 
Số thứ tự
Tên đảo, quần đảo, vịnh
Thuộc tình, thành phố
1
Vịnh Hạ Long
Quảng Ninh
2
Quần đảo Hoàng Sa
Đà Nẵng
3
Quần đảo Trường Sa
Khánh Hòa
4
Đảo Bạch Long Vĩ
Hải Phòng
5
Đảo Phú Quốc
Kiên Giang
6
Đảo Cồn Cỏ 
Quảng Trị
7
Đảo Lý Sơn
Quảng Ngãi
8
Đảo Cù Lao Chàm
Quảng Nam
2/
Số thứ tự
Tên Đèo
Thuộc Tình, thành phố
1
Đèo Sài Hồ
Lạng Sơn
2
Đèo Tam Điệp
Ninh Bình
3
Đèo Ngang
Hà Tĩnh – Quảng Bình
4
Đèo Hải Vân
Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng
5
Đèo Cù Mông
Bình Đinh – Phú Yên
6
Đèo Cả
Phú Yên – Khánh Hòa
7
Đèo Mang Zang
Gia Lai
8
Đèo Phú Gia
Thừa Thiên Huế
II/ Trả lời câu hỏi:
1/ Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào 8/8/1967
2/ Các nước khu vực ĐNA, nước chưa tham gia vào ASEAN: Đông Timo
3/ Các nước nào đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-Giô-ri từ năm 1989: 
Malaysia, Indonesia và Singapo
4/ Nước có chung biên giới trên đất liền với VN: Trung Quốc , Campuchia và Lào
5/ Biển Đông nước ta có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế
6/ Trên biển Đông, hướng gió chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 là gió Đông Bắc
7/ Chế độ nhiệt vào mùa đông ở biển khác với đất liền: ấm hơn đất liền 
8/ Vịnh biển đẹp nhất nước ta là Vịnh Hạ Long
9/ Sự kiện nổi bật nhất trong Tân kiến tạo là: sự xuất hiện của loài người trên trái đất
10/ Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là: đỉnh phan-xi-păng(3143m)
11/ Núi Ngọc Linh (2598m) thuộc dãy núi: Trường Sơn Nam
12/ Địa hình nước ta có 2 hướng: hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
13/ Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là dạng địa hình đồi núi
14/ Bờ biển nước ta có 2 dạng chính: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn
15/ Yếu tố quyết định mùa nước của các dòng sông nước ta: khí hậu
16/ Yếu tố quyết định độ dốc, hướng chảy của các sông nước ta: địa hình
17/ Khí hậu nước ta chia làm 2 mùa phù hợp 2 mùa gió:m.Đông (gió ĐB), m.Hạ (gió TN)
18/ Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà
19/ Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông Sài Gòn
20/ Nước ta có 9 hệ thống sông lớn

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_dia_ly_8_hk2.docx