Đề cương học kỳ I Hoá học 10 - Trường THPT Hưng Đạo

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1087Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ I Hoá học 10 - Trường THPT Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kỳ I Hoá học 10 - Trường THPT Hưng Đạo
CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TỬ
1/ Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau
 , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , 
2/ Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Oxi, biết Oxi có 3 đồng vị : 99,757% ; 0,039% ; 0,204% . 
3/ Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Clo, biết Clo có 2 đồng vị chiếm 75,53%; chiếm 24,47% .
4/ Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Kali, biết kali có 3 đồng vị : 93,26% ; 0,17% ; 6,57% .
 5/ Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Magie, biết Magie có 3 đồng vị : 78,99% ; 10,00% ; 11,01% . 
6/ Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Mg. Biết Mg có 3 đồng vị. Trong 5000 nguyên tử Mg có 3930 đồng vị ; 505 đồng vị ; còn lại là đồng vị .
7/ Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Bo, biết Bo có 2 đồng vị có 47 nguyên tử; có 203 nguyên tử.
8/ Một nguyên tố X có 2 đồng vị có số nguyên tử tỉ lệ với nhau là 31:19. Đồng vị 1 có 51 proton, 70 nơtron. Đồng vị 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình.
9/ Một nguyên tố Y có 2 đồng vị. Đồng vị 1 có 35 proton, 44 nơtron chiếm 54,5%. Đồng vị 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình.
9/ Cu có 2 đồng vị chiếm 73% và , biết = 63,64 . Tính số khối đồng vị thứ 2.
10/ Ar có 3 đồng vị chiếm 0,34% , chiếm 0,06% và , biết = 39,98 . Tính số khối đvị thứ 3.
11/ Ag có 2 đồng vị chiếm 56% và , biết = 107,87 . Tính số khối đồng vị thứ 2.
12/ Brom có 2 đồng vị và , biết = 79,82 . Tính % của mỗi đồng vị. 
13/ Kẽm có 2 đồng vị và , biết = 65,41 . Tính % của mỗi đồng vị.
14/ Antimon (Sb) có 2 đồng vị và , biết = 121,75 . Tính % của mỗi đồng vị.
15/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tính Z, A, viết kí hiệu nguyên tử.
16/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 58, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Tính Z, A, viết kí hiệu nguyên tử.
17/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 48, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Tính Z, A, viết kí hiệu nguyên tử.
18/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 126, biết số nơtron nhiều hơn số electron là 12 hạt. Tính Z, A, viết kí hiệu nguyên tử.
19/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 54, biết số nơtron nhiều hơn số electron là 3 hạt. Tính Z, A, viết kí hiệu nguyên tử.
20/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 34, biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1 hạt. Tính Z, A, viết kí hiệu nguyên tử.
21/ Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 13. 
 a/ Xác định nguyên tử khối. b/ Viết cấu hình electron .
CHƯƠNG 2 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
1/ Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5, hợp chất khí với hiđro có %H là 8,82%.
a/ Xác định tên của nguyên tố đó	b/ Suy ra công thức oxit cao nhất của R
2/Nguyên tố R có công thức hợp chất khí là RH2, oxit cao nhất với oxi có %R là 40%.
a/ Xác định tên của nguyên tố đó	b/ Suy ra công thức hợp chất khí của R
3/ Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2, hợp chất khí với hiđro có %R là 87,5%.
a/ Xác định tên của nguyên tố đó	b/ Suy ra công thức oxit cao nhất của R
4/ Nguyên tố R có công thức hợp chất khí là RH, oxit cao nhất với oxi có %R là 38,8%.
a/ Xác định tên của nguyên tố đó	b/ Suy ra công thức hợp chất khí của R
5/Cho 3,12 g kim loại nhóm IA tác dụng với H2O thu được 0,896 lít H2 (đktc). Tìm tên kim loại
6/ Cho 12 g kim loại nhóm IIA tác dụng với H2O thu được 0,6 g H2. Tìm tên kim loại
7/ Cho 1,15 g kim loại nhóm IA tác dụng với H2O thu được 0,56 lít H2 (đktc). Tìm tên kim loại
8/ Cho 2,74 g kim loại nhóm IIA tác dụng với H2O thu được 0,448 lít H2(đktc). Tìm tên kim loại
9/ Cho cấu hình của nguyên tử X : 1s22s22p63s23p4. Hỏi:
a/ Số hiệu nguyên tử, số proton, số electron của nguyên tử?
b/ Có bao nhiêu lớp electron, số electron ở từng lớp?
c/ Là kim loại hay phi kim? Vì sao?
d/ Nguyên tử dễ nhường hay nhận electron trở thành ion? Viết cấu hình của ion?
10/ Cho nguyên tử X ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hỏi:
a/ Viết cấu hình electron
b/ Có bao nhiêu lớp electron, số electron ở từng lớp?
c/ Là kim loại hay phi kim? Vì sao?
d/ Nguyên tử dễ nhường hay nhận electron trở thành ion? Viết cấu hình của ion?
11/ Vỏ của nguyên tử X có 19 electron. Hỏi:
a/ Viết cấu hình electron
b/ Có bao nhiêu lớp electron, số electron ở từng lớp?
c/ Là kim loại hay phi kim? Vì sao?
d/ Nguyên tử dễ nhường hay nhận electron trở thành ion? Viết cấu hình của ion?
11/ Cho nguyên tử X có số khối A là 27, số nơtron N là 14. Hỏi:
a/ Số hiệu nguyên tử, số proton, số electron của nguyên tử?
b/ Có bao nhiêu lớp electron, số electron ở từng lớp?
c/ Là kim loại hay phi kim? Vì sao?
d/ Nguyên tử dễ nhường hay nhận electron trở thành ion? Viết cấu hình của ion?
12/Viết cấu hình electron, xác định vị trí nguyên tố (ô, chu kì, nhóm, loại nguyên tố ) 
Z = 13, Z= 25, Z = 17, Z= 26, Z = 15, Z= 23, Z = 11, Z= 30
13/ Cho các nguyên tố sau : X(Z= 11), Y(Z= 12), Z(Z=13)
a/ Thể hiện tính kim loại hay tính phi kim?
b/ So sánh tính chất theo chiều giảm dần.
14/ Cho các nguyên tố sau : X(Z= 7), Y(Z= 8), Z(Z=9)
a/ Thể hiện tính kim loại hay tính phi kim?
b/ So sánh tính chất theo chiều tăng dần.
15/ Cho các nguyên tố sau : X(Z= 3), Y(Z= 11), Z(Z=19)
a/ Thể hiện tính kim loại hay tính phi kim?
b/ So sánh tính chất theo chiều tăng dần.
16/ Cho các nguyên tố sau : X(Z= 15), Y(Z= 16), Z(Z=17)
a/ Thể hiện tính kim loại hay tính phi kim?
b/ So sánh tính chất theo chiều tăng dần.
CHƯƠNG 3 : LIÊN KẾT HÓA HỌC
1/ Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong các phân tử sau: NaCl, KCl, MgO, K2O, Al2O3
2/ Viết công thức electron và CTCT của các phân tử sau: Cl2, N2, HCl, NH3, CH4, C2H4, C2H2, HF, F2, CO2, H2O, H2S, CCl4, H2SO4, HNO3, H3PO4
3/ Hãy cho biết điện hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau : NaF, KCl, CaO, K2O, Al2O3
4/ Hãy cho biết cộng hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau : HCl, NH3, CH4, HF, CO2, H2O, H2S 
5/ a)Cho các hợp chất sau: HCl, H2O, H2S, NH3, CH4, F2, N2. Cho biết loại liên kết trong các phân tử trên và liên kết nào trong phân tử trên là phân cực mạnh nhất
b) So sánh độ phân cực của các liên kết trong các phân tử sau: H2, HCl, HF, HBr, HI
c) Không nhìn bảng độ âm điện, so sánh độ phân cực trong các phân tử sau: CH4, NH3, H2O, HF
6/ Xác định số oxi hóa các nguyên tố: S, Mn, Cl, N, P, C, Cr
a/ SO2, SO3, H2SO4 , H2S, Na2SO4, S, SO32-, SO42-
b/ KMnO4, MnO2, MnO, K2MnO4, MnO4-
c/ NO2, N2O, N2O5, HNO3 , KNO3, Al(NO3)3, NO3-, NO2-
d/ P2O5, PH3, H3PO4, H2PO4-, K2HPO4, PO43-
e/ CH4 ; CO2 ; CH3OH ; Na2CO3 ; Al4C3 ; CH2O ; C2H2 ; HCOOH ; C2H6O ; C2H4O2.
f, Cr2O3 ; K2CrO4 ; CrO3 ; K2Cr2O7 ; Cr2(SO4)4.
7/ Tính số oxi hóa của :
Cacbon trong : CF2Cl2 , Na2C2O4 , HCO3– , C2H6 .
Brom trong : KBr , BrF3 , HBrO3 , CBr4 .
Nitơ trong : NH2OH , N2H4 , NH4+ , HNO2 .
Lưu huỳnh trong : SOCl2 , H2S2 , H2SO3 , Na2S .
Photpho trong : H2P2O72– , PH4+ , PCl5 , Na3P.
8 Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau đây: AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3, NH3, H2S, HF, K2O, Na2O; MgO; Al2O3
CHƯƠNG 4 : PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Bài 1: Cân bằng phương trinh phản ứng sau( ptpu đơn giản)
P + HNO3 	→	 H3PO4 + NO2 + H2O
 C + HNO3 	→	CO2 	+ NO2 + H2O
S + HNO3	→	H2SO4	+ NO2 + H2O
C + H2SO4 	→	CO2	+ SO2 + H2O
P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O
P + KNO3 → P2O5 + KNO2
P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO
Cu + HNO3 	 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
 Cu + HNO3 	→ Cu(NO3)2 + NO + H2O
 Cu + H2SO4	 → CuSO4 + SO2 + H2O
Fe + HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
 Fe + HNO3 	 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
 Al + HNO3 	→ Al(NO3)3 + N2O + H2O
 Al + HNO3 	→ Al(NO3)3 + N2 + H2O
 Zn + HNO3 	→ Zn(NO3)2 + N2 + H2O
 CuFeS2 + O2 → CuO + Fe2O3 + SO2 
FeS + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
 FeS2 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2
CuFeS2 + KMnO4 + H2SO4 → CuSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
20. FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
21. FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O 
22. FeCl2 + K2Cr2O7 + HCl → FeCl3 + KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
BÀI TẬP TÍNH TOÁN
Bài 2: : Cho m gam Al pư hết với dd HNO3 thu được 4,48 lít (đktc) khí NO. Tính m?
Bài 3: : Cho m gam Cu pư hết với dd HNO3 thu được 2,24lít (đktc) khí NO2. Tính m?
Bài 4: Cho m gam Al pư hết với dd HNO3 thu được 8,96l (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18,5. Tính m?
Bài 5: Cho m gam Cu pư hết với dd HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng là 	15,2g. Tính m.
Bài 6: Cho 2,16g kim loại M hóa trị 3 tác dụng hết với dd HNO3 loãng thu được 0,027 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H2 là 18,45. Tìm kim loại M.
Bài 7: Cho m(g) hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu được chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: hòa tan hết vào dd HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). 
Phần 2: hòa tan hết vào dd HNO3 dư thu được 10,08 lít NO (đktc).
Bài 8: Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau 1 thời gian biến thành hhB có khối lượng 12g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 thấy sinh ra 2,24l NO duy nhất ở đktc. Tính m?
Bài 9: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 0,56 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tính m.
Câu 10: Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 một thời gian được 6,72g hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). m có giá trị là:
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
Câu 12: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol/lít HNO3 trong dung dịch đầu là?
Câu 13: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng a gam?
Câu 14: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là?
Câu 15: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_HOC_KY_1_HOA_10.doc