Đề cương học kì II môn Lịch sử lớp 10

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II môn Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kì II môn Lịch sử lớp 10
1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
a) Tình hình nước Anh trước cách mạng
- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
+ Nông nghiệp: Có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp.
+ Công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế, sản xuất tập trung và chuyên môn hóa cao.
+ Thương nghiệp: Đạt nhiều thành tựu to lớn, thị trường dân tộc hình thành.
- Xã hội: Tư sản, nông dân, quí tộc phong kiến, quí tộc mới. Quí tộc mới và tư sản giàu lên nhanh chóng. 
- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN (Chuyên chế của vua Sac Lơ I)
b) Diễn biến cách mạng
- Nguyên nhân: 
+ Nguyên nhân sâu xa: Kinh tế TBCN phát triển, sự xuất hiện của quý tộc mới và giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân bị bóc lột, căm ghét chế độ phong kiến. 
+ Nguyên nhân trực tiếp: Dân Scottlen chống lại Vua Anh bắt họ theo Anh Giáo. Tài chính của vua Sác Lơ I gặp khó khăn dẫn đến vua Sác Lơ I đòi tăng thuế nhưng bị Quốc hội phản đối. Vua Sác Lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội dẫn đến nội chiến bùng nổ.
+ 4 – 1640: Vua Saclơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế nhưng quốc hội phản đối.
+ 8 – 1642: Vua Saclơ I tuyên chiến. Cách mạng bùng nổ 
+ 1649: Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.
+ 1653: Thiết lập nền độc tài quân sự
+ 1658: Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng không ổn định về chính trị.
+ 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Sơ đồ diễn biến cách mạng:

c)Kết quả, tính chất và ý nghĩa
- Kết quả: Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, tiến hành cuộc cách mạng mới, cuộc Cách mạng công nghiệp, từ đó đưa nước Anh trở thành một cường quốc về công nghiệp đầu tiên trên thế giới.
- Tính chất: + Đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Mang tính hạn chế là: Sau cách mạng tàn dư phong kiến vẫn không xóa bỏ. Ruộng đất chưa thuộc sở hữu của nhân dân. Về chính quyền: Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với các thế lực phong kiến, thành lập nhà nước Quân chủ Lập hiến. 
- Ý nghĩa: + Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Là cuộc cách mạng TS đầu tiên có ý nghĩa lịch sử thế giới, mở ra thời đại mới – thời cận đại.
2. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
a) Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Nữa đầu thế kỉ XVIII, Anh lập ra 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.
+ Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ (Miền bắc: Phát triển kinh tế công trường thủ công. Miền nam: phát triển kinh tế đồn điền) làm cho Anh lo ngại cho nên Anh đã đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm hạn chế sự kinh doanh của giai cấp TS. Nhưng những chính sách này lại làm hại đến quyền lợi của chủ nô, tư sử và ngay cả nhân dân thuộc địa cho nên họ đã phản kháng lại chính quyền Anh. (Mâu thuẫn giữa các giai cấp ở Bắc Mĩ với giai cấp thống trị Anh)
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ, giai cấp thống trị Anh đã tìm cách kìm hãm nó bằng cách ban hành một số những đạo luật khắt khe, buộc nhân dân Bắc Mĩ phải thi hành. 
Yêu cầu: Lật đổ ách thống trị của giai cấp thống trị Anh tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Một số phong trào chống lại giai cấp thống trị Anh bùng nổ.
b) Diễn biến
- 12/1773: Nhân dân cảng Bô-Xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh, Anh ra lệnh đóng cửa cảng.
- 9/1774: Đại hội lục đại lần 1 họp ở Philadenphia yêu cầu vua Anh bãi bỏ các lệnh cấm vô lí, vua Anh không chấp nhận ra lệnh trừng trị.
- 4/1775: Chiến tranh bùng nổ dưới sự chỉ huy của Oa – Sinh – Tơn nhân dân thuộc địa dành được thắng lợi quan trọng.
- 4/7/1776: Tuyên ngôn độc lập được công bố vua Anh không chấp nhận.
- 17/10/1777: Nhân dân thuộc địa dành thắng lợi ở Xa-ra-tô-ga.
- 1781: Nghĩa quân thắng trận quyết định ở I-oóc-tao.
- 1782: Chiến tranh kết thúc.
- 1783: Anh công nhận độc lập kí hòa ước Véc-xai.
c) Kết quả, tính chất, ý nghĩa.
- Kết quả: + Theo hòa ước Véc-xai, Anh công nhận độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Hợp chủng quốc Mỹ ra đời.
+ 1787: Hiến pháp mới được công bố quy định Mỹ là nước cộng hòa liên bang.
+ 1789: Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
- Ý nghĩa: + Giải phóng Bắc Mỹ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mỹ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
- Tính chất: + Là một cuộc chiến tranh dành độc lập dân tộc.
+ Là một cuộc cách mạng tư sản có tính nhân dân khá rõ nét.
+ Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì sau khi cách mạng thành công chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi còn quần chúng nhân dân không được hưởng gì, chế độ nô lệ không bị xóa bỏ.
* Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì ?
- Nội dung: + Chính quyền thuộc về nhân dân lần đầu tiên đưa vào văn kiện của nhà nước tư sản.
+ Khẳng định quyền của mỗi người, khẳng định quyền của mỗi bang
- Tiến bộ :Tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát khỏi chính quốc,thành lập một quốc gia độc lập. Đó là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao như một sự thách thức đối với chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp lục địa châu Âu.
- Hạn chế : Chỉ khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng. Tuyên ngôn chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
* Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh.
- Do có sự ủng hộ tích cực của nhân dân
- Do lực lượng quân đội của 13 bang thuộc địa mạnh.
- Do có Gioóc – giơ – Oa-Sinh-Tơn là người chỉ huy có tài thao lược.
- Do tranh thủ sự ủng hộ của các nước ở châu Âu.
3. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa
- Kinh tế: + Nông nghiệp: Lạc hậu, năng suất thấp, mất mùa, đời sống nhân dân khổ cực.
+ Công thương nghiệp: Phát triển, bị chế độ phong kiến kìm hãm, chưa thống nhất đơn vị đo lường tiền tệ.
- Chính trị: Duy trì chế độ Quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-I XVI.
- Xã hội: + Đẳng cấp 1,2 (Tăng lữ, Quý tộc) có nhiều đặc quyền, đặc lợi, không đóng thuế. Đẳng cấp 3 (Tư sản, nhân dân, bình danh thành thị) đóng thuế, không có quyền lợi về chính trị.
ð Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, có nguy cỡ một cuộc cách mạng bùng nổ.
- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
+ Trào lưu triết học anh sáng Pháp tiêu biểu là Môngtekiơ, Vôn-te, Rút-xô.
+ Lên án chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản. 
ð Tấn công vào chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho 1 xã hội mới trong tương lai.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Vua Lui-I ăn chơi xa xỉ, nợ 5 tỉ Livơrơ không có khả năng trả, tăng thuế.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với nông dân.
b) Diễn biến
- 14/7/1789: Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti, cách mạng Pháp bùng nổ.
- Sau ngày 14/7 chính quyền chuyển sang phái tư sản.
- 8/1789: Thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đề cao tự do, bình đẳng, bác ái.
- 9/1791: Thông qua hiến pháp mới thành lập chế độ quân chủ lập hiến (quyền lực của vua bị hạn chế ð vua cấu kết với các thế lực bên ngoài tấn công cách mạng)
- 4/1792: Liên minh Áo – Phổ tấn công cách mạng.
- 11/7/1792: Quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy ð quần chúng nhất loạt vũ trang đứng lên.
*Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập.
- 10/8/1792: Quần chúng Pari nổi dậy bắt giam vua và hoàng hậu, chính quyền chuyển sang phái tư sản công thương (Girôngđanh)
- 21/9/1792: Nền cộng hòa thứ nhất được thành lập.
- 21/1/1793: Vua Lu-I XVI bị xử tử.
- Đầu năm 1793 nước Pháp gặp khó khăn:
+ Trong nước bọn phản cách mạng nổi dậy.
+ Bên ngoài các thế lực phong kiến châu Âu liên kết chống nước Pháp.
- 31/5/1793 đến 2/6/1793: Chính quyền chuyển sang phái Giacôbanh.
* Nền chuyên chính Giacôbanh – Đỉnh cao của cách mạng.
- Biện pháp:
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, lương cho công nhân.
+ 6/1793: Ban hành hiến pháp mới mở rộng các quyền tự do, dân chủ.
+ Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm chống đầu cơ tích trữ.
+ 23/8/1793: Ban sắc lệnh tổng động viện toàn quốc.
ð Phái giacôbanh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài đưa cách mạng đến đỉnh cao.
- Phái giacôbanh bị phân hóa, quần chúng nhân dân không ủng hộ như trước ð phái giacôbanh suy yếu.
- 27/7/1791: Đảo chính phái giacôbanh sụp đổ.
* Thời kì thoái trào
- 27/7/1794: những thành quả cách mạng bị thủ tiêu ð cách mạng rơi vào thời kì thoái trào.
- 11/1799: Giai cấp tư sản đưa Napolêông lên cầm quyền, cách mạng kết thúc.
*Sơ đồ cách mạng tư sản Pháp
14/4/1789: Quốc hội lập hiến thành lập.
10/8/1792: Chính quyền chuyển sang phái Girôngđanh.
2/6/1793: Chính quyền về tay phái Giacôbanh
27/7/1794: Phái Giacôbanh sụp đổ. Cách mạng suy thoái
c) Kết quả, tính chất, ý nghĩa.
- Kết quả: + Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ.
+ Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
- Ý nghĩa: + Lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, quyền lợi cho công nhân.
+ Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành mở đường cho lực lượng tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.
+ Tuy cách mạng được coi là triệt để nhất nhưng sau khi cách mạng thành công thì quyền lợi của quần chúng nhân dân vẫn không được đảm bảo, chỉ có giai cấp tư sản được hưởng quyền lợi.
+ Mở ra một thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản của các nước tiên tiến thời bấy giờ.
* Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp ?
- Vì dưới thời Giacôbanh đã làm được những việc mà các chính quyền trước đó chưa làm được đem lại các quyền lợi tối thiểu cho các tầng lớp nông dân trong xã hội. Có những tiến bộ tế, chính về kinh trị, quân sự, đáp ứng yêu cầu của cách mạng, đánh bại thù trong giặc ngoài đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao !
Cụ thể:
+ Thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng.
+ Chia ruộng đất cho nông dân và xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.
+ Thông qua hiến pháp mới.
+ Quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo.
+ Thông qua sắc lệnh tổng động viên.
+ Đánh bại ngoại xâm và nội phản
4. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
a) Tiền đề
- Kinh tế TBCN phát triển.
- Cách mạng TS nổ ra sớm ð giai cấp tư sản cầm quyền.
- Hệ thống thuộc địa rộng lớn.
ð Đầu TK XVIII Anh hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: vốn, nhân công, kỹ thuật để tiến hành cách mạng công nghiệp.
b) Thành tựu:
- 1764: Giêm-Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy Gien-ni (máy kéo sợi).
- 1769: Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- 1779: Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi cho ra sợi vải bền, đẹp hơn.
- 1785: Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước năng suất tăng 40 lần.
- 1784: Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng ð Khởi đầu cách mạng công nghiệp ở Anh.
- Luyện kim: Phương pháp nấu than cóc, luyện gang thép, xây dựng lò luyện gang (1784)
- Giao thông vận tải: Xe lửa, tàu thủy, đường sắt xuất hiện.
* Ý nghĩa phát minh ra máy hơi nước là gì ?
- Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. 
- Lao động bằng thủ công dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình CNH ở nước Anh và các nước châu Âu.
- Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. 
- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước Anh nói riêng và các nước tư bản châu Âu nói chung.
- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới .
* Phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất ?
- Máy hơi nước bởi vì nó đã làm cho nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước. Máy hơi nước có thể ứng dụng rộng rãi trong cách lĩnh vực sản xuất lúc đầu trong ngành dệt, luyện kim, khai mỏ, sau đó lan nhanh sang các ngành khác.
* Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
- Bởi vì ngành công nghiệp nhẹ (dệt) là nghề thủ công truyền thống của nước Anh có vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, lợi nhuận cao.
c) Hệ quả của cách mạng công nghiệp Anh
* CM công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế xã hội ở nước Anh?
- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hoá, năng suất lao động ngày càng tăng.
- Chính cuộc cách mạng này đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản ra đời sớm ở Anh và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.
- Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mện danh là " công xưởng của thế giới" Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại với 80 vạn dân và thủ đô đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.
5. CUỘC ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: + Kinh tế: Đến giữa thế kỉ XIX kinh tế TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp, các trung tâm công nghiệp hình thành.
+ Xã hội: Giai cấp công nhân ra đời và phát triển nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp Quý tộc tư sản hóa – Gioongke.
- Nguyên nhân trực tiếp: Đức bị chia xẻ thành 38 vương quốc trong đó Áo và Phổ là 2 nước lớn nhất, cản trở sự phát triển kinh tế của TBCN ð Yêu cầu thống nhất đất nước ð Chiến tranh bùng nổ
b) Diễn biến
- Tầng lớp quý tộc quân Phiệt, Phổ đứng đầu là Bi-xmác được sự ủng hộ của giái cấp tư sản. Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác:
+ Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvích thuộc Băc Hải và Ban Tích.
+ Năm 1866 Bi- xmác gây chiến tranh với áo, Đức thành lập một liên bang Bắc - Đức.
+ Năm 1870 -1871 B-xmác gây chiến tranh với áo, Đức thành lập một liên bang Bắc Đức.
+ Năm 1870 - 1871 Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thống nhất Đức.
c) Kết quả, tính chất, ý nghĩa
- Kết quả: + 18/1/1871: Đế chế Đức được thành lập tại cung điện Vecxai.
+ 4/1871: Hiến pháp mới được công bố quy định Đức gồm 22 bang và 3 thành phố tự do.
- Tính chất, ý nghĩa:
+ Là một cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển. 
+ Góp phần hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu.
* Vì sao đây được coi là cách mạng tư sản Đức ?
- Bởi vì nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến, người lãnh đạo là tầng lớp quý tộc tư sản hóa, và đưa nước Đức trở thành một nước theo thể chế Cộng hòa, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển.
6. NỘI CHIẾN Ở MỸ
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: Giữa TK XIX lãnh thổ Mỹ được mở rộng đến bờ biển TBD gồm 30 bang.
+ Miền Bắc: phát triển kinh tế TBCN với các công trường thủ công (Tư sản và chủ trại).
+ Miền Nam: phát triển kinh tế đồn điện dựa trên sự bốc lột sức lao động của nô lệ dẫn đến tư sản chủ trại miền Bắc mâu thuẫn với chủ nô miền Nam dẫn đến nguy cơ 1 cuộc nội chiến nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển.
- Nguyên nhân trực tiếp: 1860: Lincôn trúng cử tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô miền Nam dẫn đến 11 bang ở miền Nam tuyên bố tách khỏi liên bang, tuyên bố thành lập hiệp bang.
ð Nội chiến Mĩ bùng nổ
b) Diễn biến
- 12/4/1861: nội chiến bùng nổ, ưu thế thuộc về hiệp bang.
- 1/1/1863: Lincôn ra lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ dẫn đến nông dân, nô lệ tham gia vào quân đội liên bang.
- 9/4/1865: nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về liên bang.
c) Kết quả, tính chất, ý nghĩa
- Là một cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ.
- Lực lượng tham gia là quân chúng.
- Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển.
ð Nền kinh tế Mĩ đã vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on Su HK II x.doc