Đề cương công dân học kì I

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1894Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương công dân học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương công dân học kì I
ĐỀ CƯƠNG CÔNG DÂN HKI
Câu 1: Cạnh tranh là gì? Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? Mục đích dẫn đến cạnh tranh?
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm đem lại lợi nhuận cao.
Nguyên nhân: + Do tồn tại nhiều chủ sở hữu kinh tế
 + Do điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau
Mục đích: Nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn về mình.
Câu 2: Nêu tính 2 mặt của cạnh tranh? Từ tính 2 mặt đó hãy cho biết nhà nước cần phải làm gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh ở nước ta?
Mặt tích cực: 
+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động.
+ Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước.
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặt hạn chế:
+ Làm cho môi trường bị suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
+ Dùng thủ đoạn phi pháp, bất lương.
+ Đầu cơ tích trữ.
Nhà nước cần phải: Cạnh tranh là qui luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa vừa có tính tiêu cực vừa có tính tiêu cực nhưng mặt tích cực là cơ bản mang tính trội. Mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế thích hợp.
Câu 3: Công nghiệp hóa là gì? Hiện đại hóa là gì? Tại sao nước ta công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa? Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thr công là chính sách sử dụng phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại và quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội.
Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện công nghiệp hóa muộn như VN, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển, đòi hỏi công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.
Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hâu về kinh tế, kĩ thuật – công nghiệp
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo sự tồn tại và phát triển của CNXH.
Câu 4: Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? Trách nhiệm của em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất:
+ Chuyển từ nền kinh tes thủ công sang sử dụng máy móc gọi là “tự động hóa”.
+ Áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất nền kinh tế quốc dân.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả:
+ Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu nông nghiệp cơ cấu công nghiệp công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động:
Tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm.
Tỉ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ tăng.
Tỉ trọng lao động chân tay giảm.
Tỉ trọng lao động trí óc tăng.
Trách nhiệm :
+ Nhận thức đúng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Tiếp thu các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
+ Có sự lựa chọn trong sản xuất và kinh doanh.
+ Ra sức học tập và rèn luyện.
Câu 5: Hãy nêu dặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội? Theo em đặc trưng nào thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sông hiện nay ở nước ta?
Những đặc trưng cơ bản:
+ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ Do nhân dân làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, công hữu về tư liệu sản xuất
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
+ Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Các dân tộc trong nước đoàn kết bình đẳng cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
+ Các quan hệ hữu nghị, hợp tác với nước trên thế giới.
Những đặc trưng thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
Câu 6: Hãy nêu những thành phần kinh tế ở nước ta? Cho vd?
Kinh tế nhà nước: 
Bản chất: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
Hình thức biểu hiện: doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự tữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Vai trò: đóng vai trò chủ đạo ,then chốt
VD: Hãng hàng không VN Airlines, Tập đoàn dầu khí PetroVietnam, tập đoàn VNPT
- Kinh tế tập thể:
Bản chất: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
Hình thức: gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng trong đó hợp tác xã hội là nòng cốt.
Vai trò: cùng với kinh tế nhà nước hợp thành nền kinh tế quốc dân.
VD: Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, hợp tác xã vận tải Trung Hải
- Kinh tế tư bản:
Bản chất: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Hình thức: kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân
Vai trò: thúc đẩy nền kinh tế nhà nước phát triển
VD: Công ty Hoàng Anh Gia Lai, các ngành ngề truyền thống trong gia đình
- Kinh tế tư bản nhà nước:
Bản chất: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài.
Hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh
Vai trò: Thu hút vốn, công nghệ, thương hiệu; Nâng cao năng lực cạnh tranh.
VD: Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (liên doanh Việt – Nhật), Mỏ dầu Bạch Hổ (Liên Xô – VN)
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Bản chất: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn 100% của nước ngoài.
Hình thức: các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100%
Vai trò: Thu hút vốn, trình độ công nghệ cao, kinh nghiệm quản lí sản xuất; Giải quyết việc làm cho người lao động.
VD: Cty TNHH điện tử Canon Việt Nam (Nhật), Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (Sin)
Câu 7: Tại sao quá độ lên chủ nghĩa xã hội là 1 tất yếu khách quan? Sau khi giành được độc lập nước ta theo chế độ nào? Vì sao?
Tính tất yếu vì:
+ Là việc làm đúng phù hợp với điều kiện lịch sử.
+ Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
+ Phù hợp với xu thế của thời đại.
Sau khi giành được độc lập nước ta theo con đường chủ nghĩa xã hội vì:
+ Đất nước mới có độc lập thật sự.
+ Xóa bỏ ách áp bức bóc lột.
+ Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_thi_hk1_co_dap_an.doc