Đề 5 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1

doc 14 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1630Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 5 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 5 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1
Câu 201. (Mức 2) 
Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh	B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô	D. Không làm đổi màu quỳ tím
 Đáp án: A
Câu 202: (Mức 3) 
Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x g dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là:
A. 75g 	B. 150 g 	C. 225 	g	D. 300 g
Đáp án: A
Câu 203: (Mức 3) 
Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là:
A. 0,896 lít 	B. 0,448 lít 	 C. 8,960 lít	D. 4,480 lít
Đáp án: A
Câu 204: (Mức 3) 
Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:
A. 6,4 g	B. 9,6 g 	C. 12,8 g	D. 16 g
Đáp án: C
Câu 205: (Mức 3) 
Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17,645 g	B. 16,475 g	C. 17,475 g	D. 18,645 g
Đáp án: C
Câu 206: (Mức 3)
 Trộn 400g dung dịch KOH 5,6% với 300g dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 9,8 g	B. 14,7 g	C. 19,6 g	D. 29,4 g 
Đáp án: C
Câu 207: (Mức 3) 
Nhiệt phân hoàn toàn x g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị bằng số của x là:
A. 16,05g	B. 32,10g	C. 48,15g	D. 72,25g
Đáp án: B
Câu 208: (Mức 3)
 Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là:
A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 3,36 lít	D. 6,72 lít
Đáp án: A
Câu 209: (Mức 3) 
Để trung hoà 200ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 400 ml	B. 350 ml	C. 300 ml	D. 250 ml 
Đáp án: D
Câu 210: (Mức 3) 
Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là:
A. 0,3 mol 	B. 0,4 mol	 C. 0,6 mol 	D. 0,9 mol 
Đáp án: A
Câu 211: (Mức 3) 
Cho 200g dung dịch KOH 8,4% hoà tan 14,2g P2O5. Sản phẩm thu được sau phản ứng chứa các chất tan là:
A. K3PO4 và K2HPO4	B. KH2PO4 và K2HPO4	
C. K3PO4 và KOH	D. K3PO4 và H3PO4
 Đáp án: B
Câu 212: (Mức 3) 
Trung hoà hoàn toàn 200ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200g dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch ( a%) là:
A. 1,825%	B. 3,650%	C. 18,25%	D. 36,50%
Đáp án: A
Câu 213: (Mức 3) 
Cho 40g dung dịch Ba(OH)2 34,2% vào dung dịch Na2SO4 14,2% . Khối lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ phản ứng là:
A. 100g	B. 40g	C. 60g	D. 80g
 Đáp án: D
BÀI 8 : MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
Câu 214: (Mức 1)
Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Na2CO3 B. KCl C. NaOH D. NaNO3
Đáp án: A. 
Câu 215: (Mức 1)
Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
A. pH = 8 B. pH = 12 C. pH = 10 D. pH = 14
Đáp án: D. 
Câu 216: (Mức 1)
Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, NaOH B. H2SO4, HNO3
C. NaOH, Ca(OH)2 D. BaCl2, NaNO3
Đáp án: C. 
Câu 217: (Mức 1)
Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:
A. Quỳ tím B. HCl C. NaCl D. H2SO4
Đáp án: D. 
Câu 218: (Mức 1)
NaOH có tính chất vật lý nào sau đây ?
A.Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Đáp án: B. 
Câu 219: (Mức 1)
Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:
A.Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.
B. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.
C. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.
D. Tác dụng với oxit axit và axit.
Đáp án: C
Câu 220: (Mức 1)
Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch ( tác dụng được với nhau) là:
A. Ca(OH)2 , Na2CO3 B. Ca(OH)2 , NaCl
C. Ca(OH)2 , NaNO3 D. NaOH , KNO3
Đáp án: A
Câu 221: (Mức 1)
Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ
B. Làm quỳ tím chuyển xanh
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Đáp án: D
Câu 222: (Mức 1)
Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A.Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Đáp án: B
Câu 223: (Mức 1)
Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là:
A. K2O, Fe2O3. B. Al2O3, CuO. C. Na2O, K2O. D. ZnO, MgO.
Đáp án: C
Câu 224: (Mức 1)
Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A.Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3 
B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2 
C.Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2 
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH 
Đáp án: C
Câu 225: (Mức 2)
Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:
A.Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3. B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3 D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Đáp án: B
Câu 226: (Mức 2)
Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A.NaCl, HCl, Na2CO3, KOH B.H2SO4, NaCl, KNO3, CO2
C. KNO3, HCl, KOH, H2SO4 D. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4
Đáp án: D
Câu 227: (Mức 2)
Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch ( không tác dụng được với nhau) là:
A. NaOH, KNO3 B. Ca(OH)2, HCl
C. Ca(OH)2, Na2CO3 D. NaOH, MgCl2
Đáp án: A
Câu 228: (Mức 2)
Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Muối NaCl B. Nước vôi trong C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaNO3
Đáp án: B
Câu 229: (Mức 2)
Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:
A.Quỳ tím và dung dịch HCl B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3 D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Đáp án: C
Câu 230: (Mức 2)
Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng :
A. Ca(OH)2 và Na2CO3. B. NaOH và Na2CO3.
C. KOH và NaNO3. D. Ca(OH)2 và NaCl
 Đáp án: A 
Câu 231: (Mức 2)
Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo ra dung dịch NaOH và khí H2:
A. Na2O và H2O. B. Na2O và CO2.
C. Na và H2O. D. NaOH và HCl
Đáp án: C.
Câu 232: (Mức 2)
Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2 :
A.CO2, Na2O. B.CO2, SO2.
C.SO2, K2O D.SO2, BaO
Đáp án: B.
Câu 233: (Mức 2)
Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein :
A.KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2 B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2 
 C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2 D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 
Đáp án: D
Câu 234: (Mức 2)
Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng với cặp chất:
A.HCl, H2SO4 B. CO2, SO3
C.Ba(NO3)2, NaCl D. H3PO4, ZnCl2
Đáp án: C
Câu 235: (Mức 2)
Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH)2 lần lượt là:
A. 50,0 %, 54,0 % B. 52,0 %, 56,0 %
C. 54,1 %, 57,5 % D. 57, 5% , 54,1 %
Đáp án: D
Câu 236: (Mức 2)
Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:
A.CO2, P2O5, HCl, CuCl2 B.CO2, P2O5, KOH, CuCl2
C. CO2, CaO, KOH, CuCl2 D. CO2, P2O5, HCl, KCl
Đáp án: A
Câu 237: (Mức 2)
NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH làm khô khí ẩm nào sau đây?
A. H2S. B. H2. 	C. CO2. D. SO2.
Đáp án: B
 Câu 238: Mức 3)
Cho 2,24 lít khí CO2 ( đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2 , chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:
A. 0,5M B. 0,25M C. 0,1M D. 0,05M
Đáp án: A 
Câu 239: (Mức 3)
Hòa tan 30 g NaOH vào 170 g nước thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ là:
A. 18% B. 16 % C. 15 % D. 17 %
Đáp án: C
Câu 240: (Mức 3)
Dẫn 22,4 lít khí CO2 ( đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20%. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào trong số các sản phẩm sau:
A. Muối natricacbonat và nước. B. Muối natri hidrocacbonat
C. Muối natricacbonat. 	 D.Muối natrihiđrocacbonat và natricacbonat
Đáp án: B 
Câu 241: (Mức 3)
Trung hòa 200 g dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là:
A. 200g 	 B. 300g 	C. 400g 	 D. 500g
Đáp án : D
Câu 242: (Mức 3)
Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lit dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
A. 2,0M 	 B. 1,0M 	 C. 0,1M 	 D. 0,2M
Đáp án: B
Câu 243: (Mức 3)
Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là:
A . 98 g 	 B. 89 g 	 C. 9,8 g 	 D.8,9 g
Đáp án : A
Câu 244: (Mức 3)
Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
A .0,1M B. 0,2 M C. 0,3M D. 0,4M
Đáp án: A
Câu 245: (Mức 3)
Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH
là: A. 1 lít 	 B. 2 lít 	 C. 1,5 lít 	 D. 3 lít
Đáp án: B
BÀI 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
Câu 246: (Mức 1)
Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau):
1. CuSO4 và HCl
2. H2SO4 và Na2SO3
3. KOH và NaCl
4. MgSO4 và BaCl2
(1; 2)
(3; 4)
(2; 4)
(1; 3)
Đáp án: D
Câu 247: (Mức 1)	
Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit ( Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?
Khí hiđro
Khí oxi
Khí lưu huỳnhđioxit
Khí hiđro sunfua
Đáp án: C
Câu 248: (Mức 2)	
Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:
NaOH, Na2CO3, AgNO3
Na2CO3, Na2SO4, KNO3
 KOH, AgNO3, NaCl
NaOH, Na2CO3, NaCl
Đáp án: A
Câu 249: (Mức 1)
Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
CaCl2+Na2CO3
CaCO3+NaCl
NaOH+HCl 
NaOH+KCl
1 và 2
2 và 3
3 và 4
2 và 4
Đáp án: D
Câu 250: (Mức 1)	
Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là:
NaOH, H2, Cl2
NaCl, NaClO, H2, Cl2
NaCl, NaClO, Cl2
NaClO, H2 và Cl2
Đáp án: A

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoa_9_HK1_6.doc