TRƯỜNG THPT JKSFJKSDF ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015-2016 GV Lê Hoàng Sơn MÔN: Hóa học 10A1 Đề số 08 (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1. Nguyên tử X có 11 electron trên các phân lớp p. Y là nguyên tố họ s và nguyên tử Y có 4 lớp electron, trong đó có 1 electron trên lớp N. a. Viết cấu hình electron của X, Y và cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? b. Xác định vị trí của X, Y trong BTH. c. Viết cấu hình electron của các ion hình thành từ X, Y và sắp xếp bán kính của các ion đó với các nguyên tử X, Y theo chiều bán kính hạt tăng dần. d. Dự đoán kiểu liên kết được hình thành giữa X và Y, giải thích gắn gọn. Câu 2. Sắt có nguyên tử khối trung bình là 55,56u và có khối lượng riêng là 7,87 g/cm3. Coi tinh thể Fe gồm các nguyên tử Fe hình cầu sắp xếp cạnh nhau và chiếm 74% thể tích của tinh thể. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe. Câu 3. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. 1. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe 2. Fe(OH)2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + NO + H2O 3. Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH 4. NaClO + KI + H2SO4 → NaCl + I2 + K2SO4 + H2O 5. FeSO4 + K2Cr2O7 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. Câu 4. Hòa tan hết 12,99 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong cốc đựng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch A và 7,392 lit khí H2. a. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. b. Tính nồng độ phần trăm các chất có trog dung dịch A. c. Trộn 8,66 gam hỗn hợp X với 6,48 gam kim loại R thì thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với 5,6 lit hỗn hợp khí gồm Clo Oxi thì thu được 28,99 gam hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,136 lit khí H2 và dung dịch T. Tìm kim loại R và khối lượng muối có trong dung dịch T. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đã quy về đktc) Câu 5. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra của các thí nghiệm sau đây: 1. N hỏ hợp dung dịch gồm (FeSO4 và KHSO4) vào cốc đựng dung dịch KMnO4 có màu tím thấy dung dịch bị mất màu tím. 2. Nhỏ dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch KMnO4 (có màu tím), đun nóng thì thấy dung dịch mất màu tím và có khí màu vàng lục bay lên. 3. Cho bột Mg vào cốc đựng dung dịch HNO3 thấy Mg tan nhưng không thấy có khí bay lên. Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch dau phản ứng thì thấy có kết tủa trắng xuất hiện và có khí mùi khai bay lên. 4. Cho mẩu than nóng đỏ vào dung dịch HNO3 đặc nóng thấy có khí màu nâu đỏ bay lên. 5. Dẫn khí SO2 qua cốc đựng dung dịch nước Brom (có màu nâu đỏ) thấy dung dịch nhạt màu dần. ---------------HẾT---------------
Tài liệu đính kèm: