Đề 1 ôn thi học kì 1 môn hóa học lớp 10

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 987Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 ôn thi học kì 1 môn hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 ôn thi học kì 1 môn hóa học lớp 10
Đề số 1.
Cation X2+ và anion Y2– đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn là:
A. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA và Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
B. X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA và Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
C. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA và Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
D. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA và Y thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. C2H4 ; C2H6.	B. CH4 ; C2H6.	C. C2H4 ; C2H2.	D. CH4 ; C2H2.
Số electron tối đa trong phân lớp p :
A. 6.	B. 10.	C. 2.	D. 14.
Những kí hiệu nào sau đây là không đúng :
A. 3p.	B. 2d.	C. 3s.	D. 4d.
Khi cặp electron chung lệch về một phía nguyên tử, người ta gọi liên kết đó là:
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.	B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.	D. Liên kết cộng hóa trị.
Cấu hình nào sau đây là của ion Cl– (Z = 17).
A. 1s22s22p63s23p6.	B. 1s22s22p63s23p5.	C. 1s22s22p63s23p64s1.	D. 1s22s22p63s23p4.
Cho phản ứng : NO + K2Cr2O7 + H2SO4 → HNO3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. Các hệ số cân bằng lần lượt là:
A. 2, 1, 4, 2, 1, 1, 3.	B. 1, 1, 4, 2, 1, 1, 3.	C. 2, 1, 3, 2, 1, 1, 3.	D. 2, 1, 4, 2, 1, 3, 3.
Số oxi hóa của nguyên tố N trong các chất và ion NH4+, Li3N, HNO2, NO2, NO3–, KNO3 lần lượt là:
A. –3; –3; +3; +4; –5 và +5.	B. –4; –3; +3; +4; +5 và +5.	
C. –3; –3; +3; +4; +5 và +5.	D. –3; +3; +3; +4; +5 và +5.
Nguyên tố có cấu hình nguyên tử 1s22s22p1 thuộc vị trí:
A. Chu kì 2, nhóm IIA.	B. Chu kì 2, nhóm IIIA.	
C. Chu kì 3, nhóm IIIA.	D. Chu kì 3, nhóm IIA.
Nguyên tử X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p5. Tổng số electron trong vỏ nguyên tử X là:
A. 17.	B. 18.	C. 16.	D. 15.
Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự là 19 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là:
A. XO và XH2.	B. XO và XH.	C. X2O và XH.	D. X2O và XH2.
Trong các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử có liên kết cộng hóa trị là:
A. NaCl và MgO.	B. HCl và MgO.	C. N2 và NaCl.	D. N2 và HCl.
Cho phản ứng : Cl2 +2KBr→ Br2 + 2KCl ; nguyên tố clo:
A. không bị oxi hóa, cũng không bị khử	B. chỉ bị oxi hóa.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.	D. chỉ bị khử.
Cho các oxit: Na2O, MgO, SO3. Biết độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, S, O lần lượt là: 0,93; 1,31; 2,58; 3,44. Trong các oxit đó, oxit có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. SO3 và MgO.	 B. Na2O. 	C. SO3.	D. Na2O và SO3.
Các đồng vị được phân biệt bởi:
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.	B. Số điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.	D. Số electron trong nguyên tử.
Cho các phản ứng hóa học dưới đây:	
(1) NH4NO3→ N2 + 2H2O + 1/2O2	(2) 2Ag + 2H2SO4 đ → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
(3) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O	Phản ứng oxi hóa khử là:
A. (1) và (3).	B. (1) và (2).	C. (2) và (3).	D. (3).
Nguyên tử các nguyên tố VIIA có khả năng nào sau đây:
A. Nhường 1 electron.	B. Nhường 7 electron.	C. Nhận 2 electron.D. Nhận 1 electron.
Trong bảng tuần hoàn , các nhóm nào sau đây chỉ bao gồm các kim loại:
A. VIA và VIIA.	B. IIA và VIIIA.	C. IA Và VIIA.	D. IA và IIA.
Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p2. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IIA.	B. Chu kì 2, nhóm IVA.	
C. Chu kì 4, nhóm IIIA.	D. Chu kì 3, nhóm IVA.
Cho các nguyên tố X(Z=12), Y(Z=11), M(Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. Y > X > M > N.	B. M > N > Y > X.	C. M > N > X > Y.	D. Y > X > N > M.
Cấu hình electron nào sau đây không đúng :
A. 1s22s22p7.	B. 1s22s22p6.	C. 1s22s22p5.	D. 1s22s22p4.
Đồng vị là những nguyên tử có:
A. cùng số nơtron, khác số proton.	B. cùng số proton, khác số nơtron.
C. cùng số electron, khác số proton.	D. cùng số proton và cùng số electron.
Tổng số hạt (p, n, e) của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối của nguyên tử này là:
A. 19.	B. 21.	C. 18.	D. 20.
Trong lớp M có số phân lớp là : 
	A. 4. 	B. 2. 	C. 5. 	D. 3.
Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 , X2 và có nguyên tử khối trung bình là 24,8. Đồng vị X2 có nhiều hơn đồng vị X1 là 2 nơtron. Tính số khối và tỉ lệ % của mỗi đồng vị , biết tỉ lệ số ngtử của hai đồng vị là X1 : X2 = 3 : 2.
Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp, nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định 2 kim loại?
b) Tính khối lượng muối clorua thu được?
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxit cao nhất của R có 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm R. 
Hòa tan m gam Fe bằng dd HNO3 dư theo ptpư : Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O, thu được 6,72 lit khí N2 (ở đktc) và dd chứa x gam muối.
a) Cân bằng phương trình , viết quá trình khử , oxi hóa xảy ra.
b) Tính giá trị của m và x.	
c) Tính thể tích dd HNO3 1,5 M cần dùng. 
Bài 5: viết sơ đồ hình thành lien kết trong các phân tử sau: NaCl, K2O, CaCl2, Al2O3
Bài 6: Lập các pTPU oxihóa khử sau:
1. KMnO4 + HNO2 + H2SO4 ® K2SO4 + MnSO4 + HNO3 +H2O.
 	2. Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.
 	3. NaBr + H2SO4 + KMnO4 ® Na2SO4+ K2SO4 + MnSO4 + Br2 +H2O.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_hk1_so1.doc