Đề 3 ôn thi học kì 1 môn hóa học lớp 10

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1329Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 ôn thi học kì 1 môn hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3 ôn thi học kì 1 môn hóa học lớp 10
Đề số 3.
A. PHẦN CHUNG: 
Cho các phản ứng hóa học sau:	(1) 4Na + O2 → 2Na2O.	 	
	(2) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.	(3) Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2. 
	(4) NH3 + HCl → NH4Cl.	(5) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Các phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử là
	A. (2), (4).	B. (1), (2), (3).	C. (2), (3).	D. (4), (5).
Nguyên tử 2311Na có số p, e và n lần lượt là : 
	A. 11, 11, 12.	B. 11, 12, 11.	C. 11, 12, 13. 	D. 11, 11, 13.
Số oxi hóa của nitơ trong NO2, HNO3, NO2– và NH4+ lần lượt là : 
	A. +4, +5, –3, +3.	B. +4, +3, +5, –3.	C. +4, +5, +3, –3.	D. +3, +5, +3, –4.
X là nguyên tử có chứa 20 proton, Y là nguyên tử có chứa 17 electron. Công thức hợp chất được hình thành giữa hai nguyên tử X và Y là : 
	A. X2Y với liên kết CHT.	B. X3Y2 với liên kết CHT.
	C. XY2 với liên kết ion.	D. XY với liên kết ion.
Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí của nguyên tố X trong bảng HTTH là :
	A. Chu kì 4, nhóm VIIIA.	B. Chu kì 3, nhóm IIA.
	C. Chu kì 4, nhóm IIA.	D. Chu kì 4, nhóm IIIA.
Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron:
	X: 1s22s22p63s23p4	; Y: 1s22s22p63s23p6 ; Z: 1s22s22p63s23p64s2. 
	Trong các nguyên tố X, Y, Z , nguyên tố kim loại là :
	A. Z.	B. X và Y.	C. X.	D. Y.
Cặp chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là :
	A. Cl2 và HCl.	B. H2O và HCl.	C. N2 và Cl2.	D. H2O và NaCl.
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải thì :
	A. Tính phi kim giảm dần.	B. Bán kính nguyên tử giảm dần.
	C. Tính kim loại tăng dần.	D. Độ âm điện giảm dần.
Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 4s1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là
	A. 15 và 19. 	B. 19 và 15. 	C. 18 và 15. 	D. 19 và 14.
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho :
	A. khả năng nhường electron cho nguyên tử khác.
	B. khả năng nhường proton cho nguyên tử khác.
	C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
	D. khả năng hút electron của nguyên tử trong phân tử.
Các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính phân cực là:
	A. Cl2, HCl, NaCl.	B. NaCl, Cl2, HCl.	C. HCl, Cl2, NaCl.	D. NaCl, HCl, Cl2.
Phản ứng trong đó HCl đóng vai trò là chất oxi hóa là : 
	A. HCl + NaOH → NaCl + H2O.	
	B. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O + 2KCl.
	C. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.	D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2+ 2H2O.
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
	A. Chất oxi hóa là chất thu electron.	B. Chất khử là chất nhường electron.
	C. Sự oxi hóa là sự mất electron.	D. Sự khử là sự mất electron.
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử : KMnO4 + KCl + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + H2O + Cl2. Hệ số cân bằng lần lượt là:
	A. 2 ; 10 ; 8 ; 2 ; 6; 8 ; 5.	B. 2 ; 6 ; 10 ; 4; 8; 10; 5.
	C. 2 ; 10 ; 8 ; 4 ; 6 ; 5 ; 8.	D. 4 ; 12 ; 10 ; 3 ; 10 ; 8 ; 6.
Số oxi hóa của N trong Ca(NO3)2 là: 
	A. +1. 	B. +3. 	C. +5. 	D. –3. 
Cấu hình electron không đúng là :
	A. 1s22s22p5.	B. 1s22s22p63s1.	C. 1s22s22p63s23p5.	D. 1s22s22p23s23p3.
Số electron ở lớp ngoài cùng của ion Mg2+ (Z=12) là :
	A. 2. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 8. 
Số electron ở lớp ngoài cùng của ion O2– (Z=8) là :
	A. 6.	B. 8.	C. 4.	D. 2.
Số electron hoá trị của nguyên tử X (Z=30) là :
	A. 2.	B. 10. 	C. 12.	D. 18. 
Trong hợp chất CaF2 , Ca và F có điện hóa trị lần lượt là: 
	A. 2 và 1. 	B. 2+ và 1–.	C. –2 và –1. 	D. 1– và 1–.
Cho 4 nguyên tố: ,,,. Các nguyên tố đồng vị của nhau là : 
	A. X , Y. 	B. X , T.	C. X, Y , T.	D. Z , T.
Số OXH của Mn và Cr trong KMnO4 và K2Cr2O7 lần lượt là: 
	A. 7+ và 6+. 	B. 7– và 6–. 	C. +7 và +6. 	D. +6 và +7. 
Trong nguyên tử của một nguyên tố, lớp thứ 3 có 14 e. Số thứ tự của nguyên tố đó là : 
	A. 30.	B. 26.	C. 22.	D. 24.
Cho các nguyên tố X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự : 
	A. X < Y < R.	B. X < R < Y.	C. Y < X < R.	D. R < X < Y.
B. PHẦN RIÊNG 
Ngtử X của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 46. Số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện.
a) Xác định tên R.
b) Y là đồng vị của X. Y có ít hơn X là 1 nơtron và Y chiếm 4% về số ngtử của R. Tính ngtử khối trung bình của R.
Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2,0M, thu được dd A và V lit khí H2 (đktc).
a) Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên kim loại đó.
b) Tính giá trị V.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Để hòa tan hoàn toàn 1,16 g một hidroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 g HCl. Xác định tên kim loại R, viết công thức hidroxit.
X là nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 272 đvC.
a) Xác định tên X.
b) Y là kim loại hóa trị II. Cho 10,08 lít khí X (đkc) tác dụng Y thu được 90 g muối. Tìm tên Y.
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 19,2g Cu vào dd HNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
a, Viết và cân bằng các phản ứng theo phương pháp thăng bằng e?
b, Tính V khí?
c, Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_hk_1_so_3.doc