Đề 2 kiểm tra trắc nghiệm (bài số 2) năm học : 2014 - 2015 môn: hóa 11 (30 câu trắc nghiệm)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1088Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra trắc nghiệm (bài số 2) năm học : 2014 - 2015 môn: hóa 11 (30 câu trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 kiểm tra trắc nghiệm (bài số 2) năm học : 2014 - 2015 môn: hóa 11 (30 câu trắc nghiệm)
Trường THPT NINH HẢI
Tổ Hóa – Sinh – KTN 
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM (BÀI SỐ 2)
NĂM HỌC : 2014 - 2015
MÔN: Hóa 11(30 câu trắc nghiệm)
Thời gian làm bài: 45 phút;
Họ, tên thí sinh:............................................................................................. 
Số báo danh: ............................. Lớp: ..........................................................
Mã đề thi 116
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; N=14; O=16; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cu=64; Zn=65
Câu 1: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là :
A. KH2PO4 và H3PO4.	B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K3PO4 và KOH.	D. KH2PO4 và K2HPO4.
Câu 2: Nạp đầy khí amoniac vào bình thủy tinh, đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn. Nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu nước có pha dung dịch phenolphtalein. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Khí trong bình thủy tinh chuyển thành màu hồng
B. Nước trong chậu từ không màu chuyển thành màu hồng
C. Nước trong chậu phun vào bình thủy tinh thành những tia màu hồng
D. Nước từ chậu tràn vào bình thủy tinh
Câu 3: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:
A. CO.	B. NO
C. Không có khí gì sinh ra	D. CO2
Câu 4: Nhận biết NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3
A. NaOH	B. BaCl2	C. Ba(OH)2	D. AgCl
Câu 5: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 1,12 lít	D. 0,112 lít
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng ?
A. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2	B. NH4NO2 N2 + 2 H2O
C. NH4NO3 NH3 + HNO3	D. NH4Cl NH3 + HCl
Câu 7: HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2	B. Na2SO3 , P, CuO, CaCO3, Ag
C. Al , FeCO3 , HI , CaO, FeO.	D. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.
Câu 8: Dung dịch amoniac trong nước có chứa các ion nào sau đây (bỏ qua sự phân li của nước) :
A. NH4+ , NH3 , OH-	B. NH4+ , OH-
C. NH4+ , NH3 , H+	D. NH4+ , NH3
Câu 9: Cho các phản ứng sau: N2 + O2 → 2NO và N2 + 3H2 → 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
B. chỉ thể hiện tính khử.
C. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
D. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
Câu 10: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian phản ứng thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
A. 50 gam.	B. 98 gam	C. 49 gam	D. 94 gam
Câu 11: Thuốc diệt chuột có công thức hóa học sau :
A. Zn3P2	B. Sn3P2	C. PH3	D. Mg2P2
Câu 12: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4	B. NH4NO2	C. CaCO3	D. NH4HCO3
Câu 13: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 bị giảm nếu
A. giảm áp suất, giảm nhiệt độ	B. tăng áp suất, giảm nhiệt độ
C. giảm áp suất, tăng nhiệt độ	D. tăng áp suất, tăng nhiệt độ
Câu 14: Cho 33,6 gam hỗn hợp Mg và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được 13,44 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Khối lượng Mg và Cu trong hỗn hợp lần lượt là
A. 12,4 gam và 21,2 gam	B. 19,2 gam và 14,4 gam
C. 21,2 gam và 12,4 gam	D. 14,4 gam và 19,2 gam
Câu 15: Với các điều kiện coi như đầy đủ thì NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. HCl, O2, H2O , AlCl3.	B. H2SO4, H2S, Na, NaOH.
C. HNO3,CuCl2,H2SO4,Na2O	D. HCl, FeCl3, Cl2, Na2CO3.
Câu 16: Phân bón hoá học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào:
A. Hàm lượng % số mol: N, P2O5, K2O
B. Hàm lượng %khối lượng: N, P, K.
C. Hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O
D. Hàm lượng % khối lượng: N2O5, P2O5, K2O
Câu 17: Một loại quặng có chứa 79,25% KCl. Hàm lượng phần trăm của K2O có trong quặng là:
A. 80%	B. 60%	C. 50%	D. 70%
Câu 18: Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng chất có tên gọi là diêm tiêu. Thành phần chính của diêm tiêu là:
A. NH4NO2	B. NaNO3	C. NH4NO3	D. NaNO2
Câu 19: Khí Nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Phân tử N2 có liên kết ba bền vững	B. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ
C. Phân tử N2 không phân cực.	D. Nitơ có độ âm điện tương đối lớn
Câu 20: Chỉ ra nội dung sai :
A. Ion amoni có công thức là NH4+
B. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.
C. Muối amoni không tác dụng được với dung dịch kiềm
D. Muối amoni khi tan điện li hoàn toàn.
Câu 21: Thể tích khí N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 32 gam NH4NO2 là:
A. 11,2 lít.	B. 1,12 lít.	C. 0,56 lít.	D. 5,6 lít.
Câu 22: Cho 19,2 gam một kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thì được 4,48 lít NO (đktc). Vậy M là:
A. Al	B. Cu	C. Zn	D. Ca
Câu 23: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô 
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi
(d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là :
A. (b)	B. (a)	C. (d)	D. (c)
Câu 24: Hiện tượng quan sát được khi cho vài mảnh vụn đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 đặc là :
A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
B. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.
C. không có hiện tượng gì xảy ra vì Cu thụ động với HNO3 đặc.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
Câu 25: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây:
A. Dùng photpho đốt cháy hết oxi trong không khí.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 26: Hãy cho biết dãy muối nào sau đây khi nhiệt phân thu được sản phẩm là oxit kim loại, khí NO2 và khí O2?
A. Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 , Mg(NO3)2	B. Hg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
C. NaNO3, AgNO3, Cu(NO3)2	D. NaNO3, Ba(NO3)2, AgNO3
Câu 27: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì:
A. N2 nhẹ hơn không khí.
B. N2 rất ít tan trong nước.
C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy.
D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.
Câu 28: Muối nào sau đây bị nhiệt phân cho NH3 ?
A. Na2CO3	B. NH4Cl	C. CaCO3	D. NH4NO3
Câu 29: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp
A. đẩy không khí với miệng bình úp ngược.
B. đẩy nước
C. đẩy không khí với miệng bình ngửa
D. chưng cất.
Câu 30: Chọn nhận xét đúng?
A. Thành phần chính của supephotphat đơn Ca(H2PO4)2.
B. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NH4H2PO4.
C. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
D. Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docHÓA 11_HÓA_116.doc