Đề 2 kiểm tra học kỳ 1 năm học : 2014 - 2015 môn: Vật lý - Khối: 10 (thời gian làm bài : 45 phút )

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1051Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra học kỳ 1 năm học : 2014 - 2015 môn: Vật lý - Khối: 10 (thời gian làm bài : 45 phút )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 kiểm tra học kỳ 1 năm học : 2014 - 2015  môn: Vật lý - Khối: 10 (thời gian làm bài : 45 phút )
SỞ GD&ĐT TP.HCM 	 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
TRƯỜNG THPT TAM PHÚ Năm học : 2014 - 2015
—˜&™˜	 	 	 MÔN: Vật lý - KHỐI: 10
 	 	 (Thời gian làm bài : 45 phút )
 	------------------***--------------
( 1,5đ) Phát biểu và viết biểu thức định luật III Newton.
	Vận dụng: Trong tai nạn giao thông xảy ra giữa ôtô tải và ôtô con, lực ô tô tải tác dụng lên ô tô con và lực ô tô con tác dụng lên ô tô tải, so sánh hai lực này? Giải thich.
(1,5đ) Chu kỳ của chuyển động tròn đều là gì? Ký hiệu và đơn vị?
	 Vận dụng: Một vật chuyển động tròn đều đi được 30 vòng trong thời gian 1 phút. Tính chu kỳ chuyển động của vật.
(1đ) Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Viết công thức tính độ lớn lực ma sát trượt.
(2đ) Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 18 cm, một đầu cố định. Treo vào đầu còn lại của lò xo quả nặng 200g thì lò xo dài 22 cm. Lấy g = 10 m/s2.
 a. Tìm độ cứng của lò xo.
 b. Nếu treo thêm quả nặng 50g thì lò xo dài bao nhiêu ?
(3đ) Một vật có khối lượng m = 50 kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang thì chịu tác dụng của một lực kéo bằng F = 250 N theo phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ = 0,3. lấy g =10 m/s2. 
Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên vật.
Tính độ lớn của lực ma sát trượt.
Tính gia tốc của vật và quãng đường vật đi được sau 20s.
(1đ) Một viên đá được ném theo phương ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất với vận tốc đầu là 10 m/s. Lấy g = 10m/s2.Tính tầm bay xa của viên đá.
--HẾT--
SỞ GD&ĐT TP.HCM 	 ĐÁP ÁN ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH : 2014 - 2015
TRƯỜNG THPT TAM PHÚ MÔN: Vật lý - KHỐI:10 
 —˜&™˜	 
Câu 1
(1,5 đ)
Định luật
Biểu thức
VD: hai lực có độ lơn bằng nhau vì là lực tương tác theo định luật III
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(1,5 đ)
Định nghĩa
Ký hiệu, đơn vị
Vận dụng: T= 2s
0,5
0,5
0,5
Câu 3
 (1 đ)
Điều kiện xuất hiện
Công thức
0,5
0,5
Câu 4
 (2 đ)
a) 
à k =50N/m
b) Dl =0,05m =5cm
l2 =23cm
0,25
0,75
0,5
0,5
Câu 5
 (3 đ)
a. Vẽ hình phân tích lực đầy đủ (4 lực) ( chỉ có ¾ lực ) cho 0,25đ
b. Fmst =mN=150N
c.ma= Fk –Fmst
à a=2m/s2
s =400m
0,5
0,25+0,25
0,25
0,75
0,25
0,75
Câu 6
 (1 đ)
 = 30 m
0,25+0,75
Lưu ý: sai hoặc thiếu đơn vị -0,25/lần

Tài liệu đính kèm:

  • docLy 10 (2).doc