Đề 2 kiểm tra giữa học kỳ I môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 45 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3002Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra giữa học kỳ I môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 kiểm tra giữa học kỳ I môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút. 
ĐỀ 1.
Câu 1. Viết 1 phương trình phản ứng chứng minh N2 có tính oxi hóa? (1 điểm)
Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) NH4NO3 tác dụng với dung dịch NaOH. 	b) Nhiệt phân muối AgNO3.
Câu 3. Cho các chất sau: Cu, NaNO3, C, Au, FeO, NaOH. Axit HNO3 tác dụng được với chất nào trong các chất trên? (1 điểm)
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	NH3 NO NO2 HNO3 Fe(NO3)3
Câu 5. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm)
	a) Dung dịch KOH và dung dịch HCl. 	b) NH4Cl và NaNO3.
Câu 6. Cho sơ đồ sau: N2khí (A) khí (B). Xác định chất (A) và chất (B). (1 điểm)
Câu 7. Cho các chất sau: C, Al2O3, FeO, Zn. Dung dịch HNO3 thể hiện tính axit khi tác dụng với chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra? (1 điểm)
Câu 8. Cho m gam muối (NH4)2SO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thoát ra 6,72 lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của m? (1 điểm)
Câu 9. Cho 19,2 gam kim loại Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc (dư), đun nóng, thu được V lít khí NO2 (đktc). Tính giá trị của V? (1 điểm)
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 23,75 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thoát ra 7,84 lít khí NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? (1 điểm)
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
(H = 1, N = 14, O = 16, S = 32, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65)
Hết
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút. 
ĐỀ 2.
Câu 1. Viết 1 phương trình phản ứng chứng minh N2 có tính khử? (1 điểm)
Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) Nhiệt phân muối Al(NO3)3. 	 	b) NH4Cl tác dụng với dung dịch KOH.
Câu 3. Cho các chất sau: O2, H2, HCl, Al2(SO4)3, NaCl, FeCl3. Khí NH3 tác dụng được với chất nào trong các chất trên? (1 điểm)
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	NO NO2 HNO3 Cu(NO3)2 CuO
Câu 5. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm)
	a) Dung dịch NaOH và dung dịch HNO3. 	b) NH4NO3 và KCl.
Câu 6. Cho sơ đồ sau: NH4Cl khí (A) khí (B). Xác định chất (A) và chất (B). (1 điểm)
Câu 7. Cho các chất sau: Fe2O3, C, NaOH, Na2CO3. Dung dịch HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra? (1 điểm)
Câu 8. Cho 40 gam muối NH4NO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thoát ra V lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của V? (1 điểm)
Câu 9. Cho m gam kim loại Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc (dư), đun nóng, thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Tính giá trị của m? (1 điểm)
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 17,7 gam hỗn hợp gồm Cu và Al trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? (1 điểm)
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
(H = 1, N = 14, O = 16, Al = 27, Cu = 64, Zn = 65)
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2015 – 2016 
MÔN: HÓA HỌC 11. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
ĐỀ 1.
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Viết 1 phương trình phản ứng chứng minh N2 có tính oxi hóa? (1 điểm)
Đáp án: 3Mg + N2 Mg3N2
1
Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) NH4NO3 tác dụng với dung dịch NaOH. 	b) Nhiệt phân muối AgNO3.
Đáp án: a) NH4NO3 + NaOH NaNO3 + NH3 + H2O
 b) 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
0,5
0,5
Câu 3. Cho các chất sau: Cu, NaNO3, C, Au, FeO, NaOH. Axit HNO3 tác dụng được với chất nào trong các chất trên? (1 điểm)
Đáp án: Cu, C, FeO, NaOH.
0,25x4
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	NH3 NO NO2 HNO3 Fe(NO3)3
Đáp án: (1) 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
 (2) 2NO + O2 2NO2
 (3) 4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3
 (4) Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm)
	a) Dung dịch KOH và dung dịch HCl. 	b) NH4Cl và NaNO3.
Đáp án: a) Quỳ tím. b) Dung dịch NaOH
0,5x2
Câu 6. Cho sơ đồ sau: N2khí (A) khí (B). Xác định chất (A) và chất (B). (1 điểm)
Đáp án: (A) là NH3. (B) là NO.
0,5x2
Câu 7. Cho các chất sau: C, Al2O3, FeO, Zn. Dung dịch HNO3 thể hiện tính axit khi tác dụng với chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra? (1 điểm)
Đáp án: Al2O3
 Al2O3 + 6HNO3 2Al(NO3)3 + 3H2O
0,25
0,75
Câu 8. Cho m gam muối (NH4)2SO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thoát ra 6,72 lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của m? (1 điểm)
Đáp án: 
 (NH4)2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
 0,15 mol 0,3 mol
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Cho 19,2 gam kim loại Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc (dư), đun nóng, thu được V lít khí NO2 (đktc). Tính giá trị của V? (1 điểm)
Đáp án: 
 Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
 0,3 mol 0,6 mol
 lít
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 23,75 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thoát ra 7,84 lít khí NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? 
(1 điểm)
Đáp án: nNO = 7,84/22,4 = 0,35 mol
 Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
 x mol x mol
 3Zn + 8HNO3 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 y mol 2/3.y mol
Ta có: 56x + 65y = 23,75 x = 0,25 
 x + 2/3.y = 0,35 y = 0,15
 mFe = 14 gam
 mZn = 9,75 gam
 %mFe = 58,95%
 %mZn = 40,05%
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2015 – 2016 
MÔN: HÓA HỌC 11. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
ĐỀ 2.
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Viết 1 phương trình phản ứng chứng minh N2 có tính khử? (1 điểm)
Đáp án: N2 + O2 2NO
1
Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) Nhiệt phân muối Al(NO3)3. 	 	b) NH4Cl tác dụng với dung dịch KOH.
Đáp án: a) 2Al(NO3)3 Al2O3 + 6NO2 + 3/2O2
 b) NH4Cl + KOH KCl + NH3 + H2O
0,5
0,5
Câu 3. Cho các chất sau: O2, H2, HCl, Al2(SO4)3, NaCl, FeCl3. Khí NH3 tác dụng được với chất nào trong các chất trên? (1 điểm)
Đáp án: O2, HCl, Al2(SO4)3, FeCl3.
0,25x4
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	NO NO2 HNO3 Cu(NO3)2 CuO
Đáp án: (1) 2NO + O2 2NO2
 (2) 4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3
 (3) Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
 (4) Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + 1/2O2
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm)
	a) Dung dịch NaOH và dung dịch HNO3. 	b) NH4NO3 và KCl.
Đáp án: a) Quỳ tím. b) Dung dịch NaOH.
0,5x2
Câu 6. Cho sơ đồ sau: NH4Cl khí (A) khí (B). 
Xác định chất (A) và chất (B). (1 điểm)
Đáp án: (A) là NH3. (B) là N2.
0,5x2
Câu 7. Cho các chất sau: Fe2O3, C, NaOH, Na2CO3. Dung dịch HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra? (1 điểm)
Đáp án: C
 C + 4HNO3 CO2 + 4NO2 + 2H2O
0,25
0,75
Câu 8. Cho 40 gam muối NH4NO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thoát ra V lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của V? (1 điểm)
Đáp án: 
 2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
 0,5 mol 0,5 mol
 lít
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Cho m gam kim loại Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc (dư), đun nóng, thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Tính giá trị của m? (1 điểm)
Đáp án: 
 Zn + 4HNO3 Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
 0,15 mol 0,3 mol 
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 17,7 gam hỗn hợp gồm Cu và Al trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? 
(1 điểm)
Đáp án: nNO = 8,96/22,4 = 0,4 mol
 Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O
 x mol x mol
 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 y mol 2/3.y mol
Ta có: 27x + 64y = 17,7 x = 0,3 
 x + 2/3.y = 0,4 y = 0,15
 mAl = 8,1 gam
 mCu = 9,6 gam
 %mAl = 45,76%
 %mCu = 54,24%
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Hoa 11 (Hieu).doc