Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1201Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (5,0 điểm): Chọn và ghi phương án đúng vào Tờ giấy thi 
Câu 1: Để nhận biết gốc sunfat ( =SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
A. BaCl2 B. NaCl C. CaCl2 D. MgCl2 
Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cốc đựng mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần 
Câu 3: Cho Mg tác dụng với axit Sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau
Mg + H2SO4 đặc nóng → MgSO4 + SO2 + H2O 
 Tổng hệ số trong phương trình hóa học là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 
Câu 4: Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm ( có lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua
A. NaOH đặc B. Nước vôi trong dư
C. H2SO4 đặc D. dung dịch HCl
Câu 5: Thuốc thử để nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch H2SO4, BaCl2 , NaCl là:
A. Phenol phtalein B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Na2CO3 D. Dung dịch Na2SO4
Câu 6: Cho 8 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí H2 ( đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg lần lượt là:
A. 70% và 30% B. 60% và 40%
C. 50% và 50% D. 80% và 20%
Câu 7: Hòa tan 50 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư. Biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích khí CO2 ( đktc) thu được là:
A. 0,93 lít B. 95,20 lít C. 9,52 lít D. 11,20 lít
Câu 8: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch Đồng ( II) sunfat, sau phản ứng lấy thanh sắt ra rửa nhẹ, làm khô cân nặng 50,4 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là :
A. 2,8 gam B. 28 gam C. 56 gam D. 5,6 gam
Câu 9: Cho 200 gam dung dịch KOH 8,4% hòa tan 14,2 gam P2O5 . Sản phẩm sau phản ứng chứa các chất tan là:
A. K3PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4 và K2HPO4
C. K3PO4 và KOH D. K3PO4 và H3PO4
Câu 10: Các cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng
1. CaCl2 + Na2CO3 →
2. CaCO3 + NaCl →
3. NaOH + HCl →
4. NaOH + KCl →
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 2 và 4
II. PHẦN TỰ LUẬN (15,0 điểm):
Câu I: (3 điểm)
1. Từ các chất KMnO4 , BaCl2, H2SO4, Fe. Có thể điều chế được các khí nào? Viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện ( nếu có).
2. Có 3 cốc đựng các chất:
- Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3
- Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4
- Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4
Chỉ dùng 2 thuốc thử hãy nhận ra từng cốc.
Câu II: (3 điểm)
Hãy nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình cho thí nghiệm sau:
1. Cho từ từ mẩu Na kim loại đến dư vào dung dịch AlCl3 
2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
3. Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong. Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.
Câu III: (3 điểm) Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH được dung dịch D. D vừa tác dụng được với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. B tác dụng với dung dịch KOH . Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu IV: (3 điểm)
Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.
a.Tính khối lượng chất rắn A
b. Tính nồng độ mol các muối trong B ( Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu V: (3 điểm)
Sục từ từ V lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào 148 gam dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 20% thu được 30 gam kết tủa.
Tính V và nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
------------------ Hết ------------------
Ghi chú: Thí sinh môn Hóa học được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Bảng tính tan (không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015-2016 
MÔN: HÓA HỌC
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (5,0 điểm): 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
C
C
A
C
A
B
D
II. PHẦN TỰ LUẬN (15,0 điểm):
Câu I: ( 3 điểm)
1.Từ các chất KMnO4 , BaCl2, H2SO4, Fe. Có thể điều chế được các khí nào? Viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện ( nếu có).
2. Có 3 cốc đựng các chất:
- Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3
- Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4
- Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4
Chỉ dùng 2 thuốc thử hãy nhận ra từng cốc.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu I
1.
2.
- Điều chế khí O2 
2KMnO4 t0→ K2MnO4 + MnO2 + O2 
- Điều chế khí H2 
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 
- Điều chế khí SO2 
2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2( SO4 )3 + 3SO2 + 6H2O
- Điều chế khí Cl2 
BaCl2 đpnc→ Ba +Cl2
- Dùng dung dịch BaCl2 → cả 3 ống đều tạo kết tủa
- PTHH: 
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
- Sục khí CO2 đến dư vào
+ Thấy kết tủa tan hết là ống 1 
+ Kết tủa tan 1 phần là ống 2
+ Không tan là ống 3
PTHH: CO2 + BaCO3 + H2O → Ba( HCO3)2 
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,75đ
0,75đ
Câu II: ( 3 điểm)
Hãy nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình cho thí nghiệm sau;
1. Cho từ từ mẩu Na kim loại đến dư vào dung dịch AlCl3 
2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
3. Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong. Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu II
1.
2.
3.
- Hiện tượng có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tan dần 
PTHH:
2Na + 2H2O → 2 NaOH + H2
3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3↓
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
- Lúc đầu chưa có hiện tượng, sau có khí thoát ra
PTHH:
HCl + Na2CO3 → NaCl NaHCO3
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2
- Xuất hiện kết tủa, kết tủa tan dần, lại xuất hiện kết tủa.
PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O
1,0 đ
1,0đ
1,0 đ
Câu III: ( 3 điểm) Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH được dung dịch D. D vừa tác dụng được với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. B tác dụng với dung dịch KOH . Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu III
- Nung nóng Cu trong không khí 
2Cu + O2 → 2CuO
A: Gồm CuO , Cu
- Hòa tan A trong dd H2SO4 đặc nóng 
CuO + H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + H2O
Cu + 2H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Dd B là dd CuSO4
Khí C là SO2
- Khí C tác dụng với dd KOH được dd D.
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
SO2 + KOH → KHSO3 
- D tác dụng với dd BaCl2, với dd NaOH
K2SO3 + BaCl2 → BaSO3 + 2KCl
2KHSO3 + 2NaOH → K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O
- B tác dụng với dd KOH
CuSO4 + 2KOH → K2SO4 + Cu(OH)2
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
Câu IV: ( 3 điểm)
Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.
a.Tính khối lượng chất rắn A
b. Tính nồng độ mol các muối trong B ( Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu IV
+ nFe = 0,04 mol ;
+ nAgNO3 = 0,02 mol ; n Cu( NO3)2 = 0,1 mol
+ PTHH:
Fe + 2AgNO3 →Fe(NO3)2 + 2Ag (1)
0,04 0,02
0,01 0,02 0,01 0,02
0,03 0 0,01 0,02 
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu (2) 
 0,03 0,1
0,03 0,03 0,03 0,03
 0 0,07 0,03 0,03
a. Chất rắn A thu được gồm 0,02 mol Ag ( Theo 1) và 0,03 mol Cu ( Theo 2)
 mA = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 ( gam)
b. Dung dịch B có 0,07 mol Cu(NO3)2 dư và 0,04 mol Fe(NO3)2 
+ CM Cu(NO3)2 = 0,35M
CM Fe(NO3)2 = 0,2M
0,5 đ
1,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu V: ( 3 điểm)
Sục từ từ V lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào 148 gam dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 20% thu được 30 gam kết tủa.
Tính V và nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu V
n Ca(OH)2 = 0,4 mol
nCaCO3↓ = 0,3 mol
Số mol kết tủa CaCO3 ˂ số mol Ca(OH)2
+ Trường hợp CO2 thiếu: 
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O ( 1)
Theo PT ( 1) nCO2 = n CaCO3 = 0,3 mol
+ V = 0,3.22,4 = 6,72 ( lít)
+ dd sau phản ứng còn 0,1 mol Ca(OH)2 dư
m dd sau phản ứng = 148 + 0,3.44 – 30 = 131,2 ( gam)
- C% dd Ca(OH)2 = 5,64%
+ Trường hợp CO2 dư
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O ( 1)
 0,4 0,4 0,4
 CO2 + CaCO3 + H2O → Ca( HCO3)2 ( 2)
 0,1 0,1 0,1
+ Theo ( 1) và ( 2) nCO2 = 0,5 mol
 V = 0,5.22,4 = 11,2 ( lít)
+ dd sau phản ứng có 0,1 mol Ca(HCO3)2 
m dd sau phản ứng = 148 + 0,5.44 – 30 = 140 ( gam)
 C% dd Ca(HCO3)2 = 11,57%
1,5 đ
1,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_hoa_9_hay.doc