Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn: sinh học

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1926Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn: sinh học
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU NĂM HỌC: 2015 - 2016
 MÔN: SINH HỌC
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
 Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ, F1 thu được toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn thu được F2 gồm 718 thân cao, quả đỏ; 241 thân cao, quả vàng; 236 thân thấp, quả đỏ; 80 thân thấp, quả vàng. Biết rằng các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
Câu 2: (4 điểm)
 So sánh nguyên phân và giảm phân?
Câu 3: (2 điểm)
 Có 5 tế bào sinh dục mầm của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 1540 NST đơn. Tổng số NST đơn của các tế bào con là 1760 NST.
a, Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?
b, Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục mầm?
Câu 4: ( 3điểm)
 So sánh quá trình tự sao ADN với quá trình tổng hợp ARN?
Câu 5: ( 3điểm)
Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen B có chiều dài 5100 A0 và có hiệu số A - G = 20%. Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số T - G = 300 nucleotit.
a. Tính số lượng mỗi loại nucleotit mỗi loại của cặp gen Bb.
b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nucleotit mỗi loại là bao nhiêu? 
Câu 6: (4 điểm)
a. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là: ( 2n + 1) và (2n - 1) ?
b. Phân biệt thường biến với đột biến?
 - Hết -
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Câu 1: ( 4 điểm)
Xét tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng:
 Cao 718 + 241 3
──── = ────── = ─── 0,25đ
 Thấp 236 + 80 1
 Đỏ 718 + 236 3
──── = ────── = ─── 0,25đ
 Vàng 241 + 80 1
Tổ hợp 2 cặp tính trạng: chứng tỏ thân cao, quả đỏ trội so với thân thấp, quả vàng; F1 dị hợp về 2 cặp gen; P thuần chủng. 0,5đ
 - Quy ước: Gen A thân cao Gen a thân thấp
 Gen B quả đỏ Gen b quả vàng 0,5đ
 Cây P thân cao, quả vàng thuần chủng có KG: AAbb
 Cây P thân thấp, quả đỏ thuần chủng có KG: aaBB 0,5đ
Sơ đồ lai:
 Pt/c: Thân cao,quả vàng x Thân thấp, quả đỏ
 AAbb aaBB
 G: Ab aB
 F1 AaBb giao phấn
 ( 100% thân cao, quả đỏ) 1đ
 GF1: AB; Ab; aB; ab
 F2 
 ♂ ♀
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 KG: 1 AABB : 2AaBB: 4AaBb: 2AABb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBB: 1aabb
 KH: 9A-B- 9 cao, đỏ
 3A-bb 3 cao, vàng
 3aaB- 3 thấp, đỏ
 1aabb 1 thấp, vàng 1đ
Câu 2( 4điểm)
● Giống nhau (2đ)
- Đều xảy ra các kì phân bào tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn
- Đều có sự nhân đôi NST ở kì trung gian mà thực chất là sự nhân đôi ADN 
- Đều là cơ chế nhằm duy trì ổn định bộ NST của loài
-Lần phân bào hai của giamr phân giống phân bào nguyên phân
● Khác nhau ( 2đ)
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở hầu hết các tế bào của cơ thể trừ tế bào sinh dục ở vùng chín
- Biến đổi NST:
+ Kì trước: không xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit.
+ Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: Có sự phân li các cromatit trong từng NST kép về 2 cực của tế bào.
- Chỉ có 1 lần phân bào
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ( 2n NST) hình thành 2 tế bào con giống hệt nhau và giống tế bào mẹ.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục vùng chín
+ Kì trước 1: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng
+ Kì giữa 1: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau 1: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Trải qua 2 lần phân bào
- Từ 1 tế bào mẹ ( 2n NST) tạo 4 tế bào con ( n NST)
Câu 3: (2điểm)
a, 1,5đ
Gọi x là số lần nguyên phân của một tế bào mầm, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài
Số tế bào con được tạo ra là: 5. 2x ( tế bào)
Theo bài ra, ta có:
 - Số NST môi trường nội bào cung cấp là: 5. ( 2x - 1) . 2n = 1540 (1)
 - Số NST của tế bào con là: 5. 2x . 2n = 1760 (2)
Lấy (2) trừ (1) ta được:
 5. 2x . 2n - 5. ( 2x - 1) . 2n = 1760 - 1540
 5. 2n = 220
 2n = 44
b, Số lần mguyeen phân của 1 tế bào sinh dục mầm: 0,5đ
 Thay 2n = 44 vào 2 ta có:
 5. 2x . 44 = 1760
 2x = 8
 x = 3
Câu 4: (3đ)
● Giống nhau:
- Đều xảy ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian 0,25đ
- Do phân tử ADN làm khuôn mẫu 0,25đ
- Lắp ghép các nucleotit tự do từ môi trường nội bào theo NTBS 0,25đ
- Có sự tham gia của các loại enzim và tiêu thụ năng lượng 0,25đ
●Khác nhau
 Tự sao ADN Tổng hợp ARN
- Hai mạch đơn của ADN tách nhau Hai mạch đơn của ADN chỉ 
từ đầu này tới đầu kia tách nhau ở từng đoạn 0,25đ
- Cả hai mạch của ADN đều sử dụng Chỉ mạch gốc của ADN làm
làm khuôn mẫu khuôn mẫu, mạch còn lại
 không hoạt động 0,25đ
- A trên mạch khuôn liên kết với T A trên mạch khuôn liên kết với
 trong môi trường nội bào U trong môi trường nội bào 0,25đ
- Có sự tham gia của enzim Enzim ARN - pôlimeraza 0,25đ
ADN- pôlimeraza
- Một phân tử ADN chỉ có thể tạo Một gen có thể tổng hợp được
thành 2 phân tử ADN con nhiều phân tử ARN 0,5đ
- Ý nghĩa: Truyền TTDT qua các Ý nghĩa: Truyền TTDT từ nhân
thế hệ tế bào và cơ thể nhờ cơ chế ra tế bào chất nhờ cơ chế sao mã
nguyên phân, giảm phân và giải mã 0,5đ
và thụ tinh
Câu 5: (3đ)
a. Số nucleotit của cặp gen Bb:
- số lượng nucleotit của gen B là: ( 5100 x 2) : 3,4 = 3000 nu 0,25đ
Theo NTBS và đề bài ta có:
 A + G = 50% (1)
 A - G = 20% (2)
Từ (1) và (2) → 2A = 70%
 → A = T = 35%
 G = X = 15%
+ Số lượng từng loại nucleotit của gen B là: 0,5đ
 A = T = 35% x 3000 = 1050 ( nu)
 G = X = 15% x 3000 = 450 ( nu)
- Số lượng nucleotit của gen b là: 150 x 20 = 3000( nu) 0,25đ
Theo NTBS và đề bài ta có:
 T + G = 3000 : 2 (3)
 T - G = 300 (4)
Từ (3) và (4) → 2T = 1800
 → T = A = 900 ( nu) 0,25đ
 G = X = 600 (nu) 0,25đ
- Số lượng nucleotit mỗi loại của gen Bb là: 0,5đ
 A = T = 1050 + 900 = 1950 ( nu)
 G = X = 450 + 600 = 1050 (nu)
b. Số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp khi cặp gen nguyên phân 3 lần liên tiếp là:
 A = T = 1950 x ( 23 - 1) = 13650 ( nu) 0,5đ
 G = X = 1050 x ( 23 - 1) = 7350 ( nu) 0,5đ
Câu 6: ( 4 điểm)
a. ● Sơ đồ minh họa 1,0đ
Tế bào sinh giao tử: ║ ( mẹ hoặc bố) ║ ( bố hoặc mẹ)
 Giao tử: │ (n) │ (n) ║ ( n + 1) ( n - 1)
 Con: ║│ │
 Thể ba nhiễm ( 2n + 1) Thể một nhiễm ( 2n - 1) 
 ● Giải thích cơ chế: 1,0đ
 Trong quá trình phát sinh giao tử, có một cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân li ( các cặp NST còn kaij phân li bình thường) tạo ra 2 loại giao tử: loại chứa cả 2NST của cặp đó ( n + 1) và loại giao tử không chứa NST của cặp đó ( n - 1). Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm ( 2n + 1) hoặc hợp tử 1 nhiễm ( 2n - 1)
b. 
 Thường biến Đột biến
- Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không Làm biến đổi VCDT ( NST và 
làm biến đổi vật chất di truyền (NST ADN từ đó dẫn đến biến đổi
và ADN) kiểu hình cơ thể 0,5đ
- Do tác động trực tiếp của môi Do tác động của môi trường
trường sống ngoài hay rối loạn TĐC nội bào 0,5đ
- Không di truyền cho thế hệ sau Di truyền cho thế hệ sau 0,5đ
- Ý nghĩa: Giúp cơ thể thích nghi Phần lớn gây hại cho bản thân 
với sự thay đổi của môi trường sống sinh vật. Là nguồn nguyên liệu 
 cho quá trình chọn giống 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_sinh_9_nam_2015_LC.doc