Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: sinh học thời gian: 150 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1235Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: sinh học thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: sinh học thời gian: 150 phút
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS THANH THÙY Môn: Sinh học
 Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4đ). 
 Khi lai giữa bố mẹ, đều thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện quả tròn, ngọt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được đời F2 có 4624 cây gồm 4 kiểu hình trong đó có 289 cây quả bầu chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
1.Biện luận qui luật di truyền đã chi phối phép lai trên.
2.Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 2(4đ). 
 Trình bày các điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình tạo tinh trùng và quá trình tạo trứng ở động vật.
Câu 3 (3đ).
So sánh những điểm khác nhau giữa gen với mARN về cấu trúc và chúc năng.
Gen đã tổng hợp ARN như thế nào?
Câu 4 (2đ).
 Có 3 tế bào cùng loài nguyên phân một số đợt bằng nhau, cần môi trường nội bào cung cấp 810 NST đơn. Số NST chứa trong các tế bào con sinh ra vào đợt nguyên phân cuối cùng bằng 864.
 1.Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài.
 2. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
Câu 5 (3đ).
 Một gen dài 4080AO và có 3060 liên kết hidro.
 1.Tìm số lượng từng loại nucleotit của gen.
 2.Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa X với T bằng 720. Hiệu số giữa X với T là 120.Tính số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn.
 3. Gen thứ hai có cùng số liên kết hidro với gen thứ nhất nhưng ít hơn gen thứ nhất 4 vòng xoắn.Xác định số lượng từng loại nucleotit của gen thứ hai.
Câu 6 (4đ).
 1. So sánh biến dị tổ hợp và đột biến.
 2. Đột biến thể dị bội và đột biến thể đa bội.
----Hết----
GV ra đề
Phan Thị Hoa
Duyệt của tổ trưởng
Duyệt của BGH
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
1.Biện luận qui luật di truyền .
-P đều thuần chủng, khác nhau về 2cặp tính trạng thuần chủng tương phản ,F1 dị hợp về hai cặp gen (0.5đ).
-F1 dị hợp về hai cặp gen, biểu hiện kiểu hình quả tròn ,ngọt suy ra các tính trạng quả tròn, ngọt là các tính trạng trội so với quả bầu chua. (0,5đ)
-Qui ước: Gen A qui định quả tròn; gen B qui định quả ngọt.
 Gen a qui định quả bầu; gen b qui định quả chua. (0,5đ)
-F2 Xuất hiện 4 kiểu hình trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn quả bầu chua (aabb) là 289:4624.100% = 6,25% = 1/16 .Chứng tỏ 4 kiểu hình ở đời F2 phân li theo công thức (3+1)2 = 9:3:3:1. Vậy 2 tính trạng hình dạng và vị quả di truyền theo qui luật phân li độc lập của Menđen . (0,5đ) 
2.Lập sơ đồ lai:
-Sơ đồ lai của P .
 P. Tròn , ngọt x Bầu, chua
 AABB x aabb
 GP . AB ab
 F1. 100% AaBb ( Tròn, ngọt). (0,5đ)
 Hoặc:
 P. Tròn, chua x Bầu , ngọt
 AAbb x aaBB
 GP Ab aB
. F1. 100% AaBb (Tròn, ngọt) (0,5đ)
-Sơ đồ lai của F1:
 F1. Tròn, ngọt x Tròn ,ngọt.
 AaBb x AaBb
GF1
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
Aabb
 (0,5đ)
-Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2 :	
TLKG: 9A – B ; 3A – bb; 3aaB – 1aabb
TLKH: 9 tròn, ngọt : 3 tròn, chua : 3 bầu, ngọt : 1 bầu , chua. (0,5đ)
Câu 2:
*Điểm giống nhau giữa quá trình tạo trứng và quá trình tạo tinh trùng:
-Đều xảy ra ở các tế bào sinh dục sau khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng. (0,25đ)
-Đều trải qua 3 giai đoạn: (1đ)
+Sinh sản: Các tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp nhiều đợt tạo ra các tế bào con.
+Sinh trưởng: Các tế bào sinh dục tiếp tục nhận nguyên liệu từ môi trường ngoài tạo lên các tế bào có kích thước lớn.
+ Chín : Trải qua giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp, giảm phân I và giảm phân II.
-Đều xảy ra hàng loạt các cơ chế hoạt động của NST: nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do. (0,25đ)
-Kết quả tạo lên các tế bào tinh trùng hoặc trứng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác biệt nhau về nguồn gốc và chất lượng. (0,25đ)
-Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
 (0,25đ)
*Điểm khác nhau giữa quá trình tạo trứng và quá trình tạo tinh trùng (1đ)
 Tạo tinh trùng
 Tạo trứng
Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng vật chất ít, tế bào sinh tinh có kích thước bé.
Giai đoạn sinh trưởng dài, lượng vật chất tích lũy nhiều, tế bào sinh trứng có kích thước lớn.
Một tế bào sinh tinh trùng kết thúc giảm phân tạo ra 4 tinh trùng đơn bội.
Một tế bào sinh trứng kết thúc giảm phân tạo ra 1 tế bào trứng chín và 3 thể định hướng đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Tinh trùng có kích thước bé gồm 3 phần:Đầu ,cổ,đuôi, lượng chất tế bào không đáng kể.
Trứng có kích thước lớn, có dạng hình cầu, lượng tế bào chất nhiều.
-Tinh trùng có kích thước nhỏ, số lượng lớn đẩm bảo quá trình thụ tinh hoàn hảo. (0,5đ)
-Trứng số lượng ít hơn nhứng kích thước lớn hơn chứa nhiều chất dinh dưỡng 
để nuôi hợp tử và phôi ở giai đoạn đầu. (0,5đ)
Câu 3:
-So sánh điểm khác nhau giữa gen và mARN về cấu trúc và chức năng.
* Về cấu trúc: (1đ)
 Gen
 mARN
Gồm 2 mạch đơn
Một mạch đơn
Đơn phân là các nucleotit
Đơn phân là các ribonucleotit
4 loại nucleotit:A, T, G, X
4 loại ribonucleotit:A,U,G,X.
Mỗi đơn phân có đường deoxiribozo(C5H10O4)
Mỗi đơn phân có đưởng ribôzo (C5H10O5)
Có T không có U
 Có U không có T
Có liên kết hidro và biểu hiện NTBS
 Không có
*Về chức năng(1đ).
 Gen
 mARN
Là bản mật mã có vai trò chủ đạo trong quá trình tổng hợp protein qua cơ chế phiên mã.
Là bản phiên mã có vai trò chủ động trong việc qui định trình tự các axit amin trong phân tử qua cơ chế dịch mã.
Có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp trong quá trình di truyền
Không có.
Gen tự nhân đôi cần nguyên liệu là các nucleotit tự do.
ARN giải mã cần nguyên liệu là các axit amin.
-Gen tổng hợp ARN: (1đ)
-Gen cấu trúc tổng hợp mARN khi có nhu cầu tổng hợp protein quá trình xảy ra trong nhân tế bào và dựa vào khuôn mẫu ADN .
-Do được cung cấp năng lượng ATP và được xúc tác một loại enzim đặc hiệu, một đoạn ADN tương ứng với một đoạn ADN, tương ứng với một gen cấu trúc tách làm đôi.
-Chỉ một trong hai mạch đơn của gen làm mạch khuôn ( mã gốc) tổng hợp mARN bằng cách kết hộ các ribonucleotit tự do theo NTBS sau:
 Mã gố gen Bản phiên mã
 A Hợp với U
 T Hợp với A
 G Hợp với X
 X Hợp với G.
-Theo cơ chế trên, cấu tạo mARN có trình tự các ribonucleotit giống với mạch đối diện với mã gốc trong đó T được thay bằng U .Do vậy gọi là quá trình phiên mã và mARN được gọi là bản phiên mã.
Câu 4:
a.Gọi x là số lần nguyên phân của một tế bào.
 2n là bộ nhiễm sác thể lưỡng bội của loài.
 Theo bài ra ta có:
 -Số NST môi trường nội bào cung cấp là:
 2n.3.(2x – 1) = 810 (1) (0,5đ) 
 -Số NST đơn của các tế bào con là:
 2n.3. 2x = 864 (2) (0,5đ)
 -Lấy (2) trừ (1) ta được:
 2n .3 =54
 => 2n =54/3 =18 (0,5đ)
b. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
 Thay 2n = 18 vào (2) ta được.
 3. 18 .2x = 864
 => 2x = 864/54 = 16
 => x = 4 (0,5đ)
 Vậy bộ NST là 2n = 18 , số lần nguyên phân là 4.
Câu 5:
1. lượng từng loại nucleotit của gen
Tổng số nucleotit của gen:
 N =2L/3,4 = 2. 4080 / 3,4 = 2400( nu)
Ta có: 2A + 3G =3060 (1)
 Theo NTBS : 2A +2G =2400 (2) (0,5đ)
Trừ (1) cho (2) ta được: G =660 (nu).
Vậy số lượng từng loại nucleotit cua gen là:
A = T = 2400/2 -660 =540 (nu)
G =X =660 (nu) (0,5đ)
2. Số lượng nucleotit trên mỗi mạch đơn.
-Số lượng nucleotit trên mạch 1 của gen.
 2400/2 =1200 (nu)
-Theo bài ra ta có:
 X1 + T1 = 720
 X1 - T1 =120
 => 2X1 = 840
 => X1 = 420
 => T1 = 720 – 420 = 300 (0,5đ)
 Vậy số lượng nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen.
 X1 = G2 = 420 (nu)
 T1 = A2 = 300 (nu)
 A1= T2 = T – T1 = 540 -300 = 240 (nu)
 G1 = X2 = G –G2 = 600-420 = 180 (nu) (0,5đ)
 3.Số lượng từng loại nucleotit cua gen II.
 Tổng số nucleotit của gen II.
 2400 – 4. 20 = 2320 (nu)
-Theo đề bài ta có:
 2A + 3G = 3060 (1*)
-Theo NTBS : 2A + 2G = 2320 (2*) (0,5đ)
-Trừ (1*) cho (2*) ta được: 
 G = 740 (nu).
 Vậy gen II có : G = X = 740 (nu)
 A = T = 2320/2 -740 = 420 (nu) (0,5đ)
Câu 6:
1.So sánh biến dị tổ hợp và đột biến.
* giống nhau:
- Đều là biến dị di truyền.
-Đều liên quan đến biến đổi vật chất di truyền. (0,25đ)
-Đều xuất hiện ở cá thể, riêng lẻ vô hướng. (0,25đ)
-Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở P, nên làm tăng tính đa dạng cho loài. (0,25đ)
-Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống. 
 (0,25đ)
* Khác nhau (1đ):
Điểm
Biến dị tổ hợp
 Đột biến
0,25đ
Do quá trình giao phối, gen không biến đổi nhưng do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST dẫn đến phân li và tổ hợp của các gen.
Do các tác nhân gây đột biến làm rối loạn cơ chế nhân đôi ADN, phân li NST, NST bị đứt ,gãy, tiếp hợp không bình thường.
0,25đ
Sắp xếp lại các tính trạng của P thành tổ hợp các tính trạng mới.
Biến đổi vật chất di truyền ở múc phân tử hay mức tế bào.
0,25đ
Xuất hiện thường xuyên, phong phú có thể trung hòa các đột biến có hại
Xuất hiện đột ngột gián đoạn, phần lớn là lặn và có hại cho bản thân sinh vật
0,25đ
Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn giống và tiến hóa.
Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn giống và tiến hóa.
2.So sánh đột biến thể dị bội và đột biến thể đa bội:
* giống nhau:
-Đều làm biến đổi số lượng NST , tế bào sinh dưỡng đều có bộ NST khác 2n.
 (0,25đ)
-Đều là các iến dị di truyền được cho các thế hệ sau, đều xuất hiện do NST đã nhân đôi nhưng không phân li trong quá trình phân bào. (0,25đ)
-Đều do tác nhân lí hóa của môi trường bên ngoài hoặc do biến đổi sinh lí sinh hóa của môi trường bên trong tế bào ,làm biến đổi kiểu hình, làm tăng tính đa dạng cho loài. (0,25đ)
-Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa, các thể đột biến đều có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. (0,25đ)
* Khác nhau:
Điểm
 Thể dị bội
 Thể đa bội
0,25đ
Số lượng NST bị biến đổi ở một số cặp
-Biến đổi NST xảy ra ở toàn bộ các cặp NST
0,25đ
Số lượng NST tăng hoặc giảm (2n +1, 2n- 1, 2n +2, 2n -2...)
Số lượng NST chỉ tăng và tăng theo bội số của n nhưng lớn hơn 2n.
0,25đ
Do rối loạn phân li NST trong giảm phân, tạo giao tử bất thường
Do rối loạn phân li NST trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
0,25đ
Đa phần có hại, làm giảm sức sống của thể đột biến.
Thể đa bội ở thực vật sinh trưởng , phát triển mạnh, sức sống , năng xuất cao, phẩm chất tốt
GV ra đáp án
Phan Thị Hoa
Duyệt của tổ trưởng
 Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_sinh_9_nam_2015_TT.doc