Đề 1 ôn tập thi học kì 1 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - 10a1 (thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1201Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 ôn tập thi học kì 1 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - 10a1 (thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 ôn tập thi học kì 1 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - 10a1 (thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THPT KJKSDFHJSD	 	 ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015-2016
 GV Lê Hoàng Sơn 	 	 MÔN: HÓA HỌC - 10A1
 ĐỀ SỐ 05	 (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Số electron lớp ngoài cùng là : 
	A. 3.	B. 2.	C. 6.	D. 5.
Câu 2. Cho dãy các chất : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hóa và tính khử là
	A. 3.	B. 4.	C. 6.	D.5.
Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là [He]2s22p3. Công thức của hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất của R tương ứng là
A. RH4, RO2	B. RH3, R2O5	C. RH5 , R2O3	D. RH2, RO3.
Câu 4. Số oxi hóa của nguyên tố Mangan (Mn) trong Mn, MnCl2, MnO2, MnO4- lần lượt là
A. 0, +2, +4, +6	B. 0, +2, +4, +7	C. 0, +4, +5, +7	D. 0, +3, +5, +7
Câu 5. Cho biết các giá trị độ âm điện: Na: 0,93; Li 0,98; Mg: 1,31; Al: 1,61; Ca: 1,0; S: 2,58; Br: 2,96; O: 3,44; H: 2,2; Cl: 3,16. Các phân tử nào dưới đây liên kết với nhau bằng liên kết ion? 
	A. LiBr, CaO, MgCl2	B. AlCl3, MgS, HCl	C. CaS, H2S, Na2O	D. MgS ; SO2, HCl
Câu 6. Biết nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p6	B. 1s22s22p63s23p4	C. 1s22s22p63s6	D. 1s22s22p63s33p5
Câu 7. Xét phản ứng sau: 	3Cl2 + 6KOH ® 5KCl + KClO3 + 3H2O 	(1)	
2NO2 + 2KOH ® KNO2 + KNO3 + H2O 	(2) 
 Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng 
A. oxi hóa – khử nội phân tử. 	 B. nhiệt phân hủy. 
C. tự oxi hóa khử. 	 D. không oxi hóa – khử.
Câu 8. Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2; H2SO4; NO và H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là:
 A. 9 mol electron.	 	B. 6 mol electron	C. 2 mol electron. 	D. 10 mol electron.
Câu 9. Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì 
	A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. 	B. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. 
	C. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. 	D. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. 
Câu 10. Các e của nguyên tử X được phân bố trên 4 lớp, lớp thứ 4 có 1 e. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là:
	A. 41	B. 19	C. 20 	D. 21 	
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. 	B. cộng hoá trị. 	C. ion. 	D. cho nhận.
Câu 12. Kim loại M có hóa trị n không đổi tác dụng với HNO3 theo phản ứng
M + HNO3 M(NO3)n + NO2 + NO + H2O ; biết
 Tỉ lệ số phân tử đóng vai trò chất tạo môi trường và số phân tử bị khử trong phương trình hóa học trên là
A. 3 : 8.	B. 5 : 3.	C. 8 : 3.	D. 3 : 5.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1. Cho nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 46. Tổng số hạt mang điện và số hạt không mang điện trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là 31.
	a. Viết cấu hình electron của, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn? Giải thích ?
	b. Xác định số eletron trên phân lớp ngoài cùng của X. 
	c. Cho biết X là phi kim, kim loại hay khí hiếm ? Giải thích?
Bài 2. Viết công thức cấu tạo của các phân tử : HCN, HClO4, C2H2; CO2; H2S; HNO3 , N2, NaHSO4, NaHCO3.
Bài 3. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron
	a. Cl2 + NaOH NaClO3 + NaCl + H2O
	b. P + KClO3 P2O5 + KCl
	c. Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + N2O + H2O
	d. CuFeS2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + CuSO4 + SO2 + H2O 
Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và CuO bằng lượng dư 250 ml HCl a mol/ lít (d = 1,05g/ml). Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.
 a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 b. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch Y, biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
 c. Tính giá trị của a, biết rằng để phản ứng hết với các chất dung dịch Y, cần vừa đủ 300ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M.
Bài 5. Cho m gam hỗn hợp bột kim loại X gồm : Al, Mg, Zn. Chia X thành 2 phần bằng nhau 
	Phần 1 : Phản ứng vừa hết 12,32 lít khí Cl2 thu được 54,55 gam hỗn hợp 3 muối clorua.
	Phần 2 : Phản ứng với 2,352 lít khí O2 thu được hỗn hợp chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2. Tính các giá trị m và V
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc5.doc