Đề 1 Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1433Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT không chuyên) 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2,5 điểm).
	Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu? Vai trò của thành thị đối với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu trong những thế kỷ sau.
Câu 2 (2,0 điểm).
	Sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm).
Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, xã hội, kinh tế và văn hoá tinh thần. Những điểm tương đồng giữa các quốc gia.
Câu 4 (2,0 điểm).
	Làm rõ sự hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? Vì sao ngoại thương nước ta từ cuối thế kỷ XVIII lại kém phát triển?
Câu 5 (2,0 điểm).
	Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình phong kiến để bảo vệ độc lập dân tộc?
-------------HẾT-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....; Số báo danh.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
Câu
Nội dung 
Điểm
1
Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu? Vai trò của thành thị đối với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu trong những thế kỷ sau.
2,5
a. Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu.
- Từ thế kỷ XI, lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi: Nông nghiệp phát triển, sản phẩm phong phú, thừa thãi...Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ...Nhiều thợ thủ công có thể bỏ sản xuất nông nghiệp để chuyên sống bằng sản phẩm trao đổi với nông dân...
0,5
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp...Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi các lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốnHọ tìm đến các ngã ba đường, các bến sông, bến cảng, tu viện hoặc các thành phố cổ để định cư. Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày càng nhiều. Lúc đầu chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển thành các thành thị...
0,5
2. Vai trò của thành thị đối với sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, hình thành các phường hội là tiền đề cho sự ra đời của các công trường thủ công sau này...
0,25
- Trong thành thị, hình thành các thương hội, tổ chức ra các hội chợ để buôn bán và giao lưu...làm tiền đề đưa đến sự ra đời của các công ty thương mại sau này...
0,25
- Trong thành thị, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh làm cho quan hệ sản xuất phong kiến dần tan rã...
0,5
- Các trường học trong các thành thị ra đời, không phụ thuộc vào giáo lý Kitô và là cơ sở để hình thành các trường đại học lớn (Bô-lô-nha ở Italia, O-xphớt ở Anh, Xoóc-bon ở Pháp) là trung tâm văn hóa, khoa học của cả châu Âu...Đây là cơ sở để cho các tiến bộ khoa học - kỹ thuật ra đời.. Như vậy, thành thị trung đại chính là tiền đề quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trong những thế kỷ sau này.
0,5
2
Sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
2,0
1. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
 + Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt, tiêu biểu: Đại Việt, Ăng co, Pagan, Lan Xang, Su khô thay, Campuchia ...
0,5
+ Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên
0,5
+ Văn hóa dân tộc cũng dần được hình thành, gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người với giá trị tinh thần độc đáo...
0,5
2. Sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
 Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái. Biểu hiện: khủng hoảng về kinh tế và chính trị, các cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà nước phong kiến; sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực.
0,5
3
 Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, xã hội, kinh tế và văn hoá tinh thần. Những điểm tương đồng giữa các quốc gia.
1,5
a. Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá tinh thần và xã hội.
Nội dung
Nước Văn Lang – Âu Lạc
Nước Champa
Điểm
Cơ sở
 hình thành và địa bàn 
sinh sống
Nền văn hoá Đông Sơn với công cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là lưu vực các sông lớn ở Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
Nền văn hoá Sa Huỳnh với công cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay.
0,25
Bộ máy
 nhà nước và xã hội
- Đứng đầu là vua, giúp việc là lạc hầu, lạc tướng. Đất nước được chia thành 15 bộ...
- Xã hội phân hoá thành 3 tầng lớp là quý tộc, dân tự do và nô tì.
- Đứng đầu là vua, giúp việc là Tể tướng và 2 đại thần. Đất nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn...
- Xã hội phân hoá thành 3 tầng lớp là quý tộc, dân tự do và nô lệ.
0,25
Kinh tế
Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với sản xuất thủ công, chăn nuôi....
Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với thủ công, khai thác lâm thổ sản...
0,25
Văn hoá
 tinh thần
Người Việt cổ ở nhà sàn, có tục nhuộm răng, ăn trầu... thờ cúng các hiện tượng tự nhiên, tổ tiên...có các hình thức lễ hội phong phú.
Người Chăm ở nhà sàn, ăn trầu ... tôn giáo là Hin –đu giáo và Phật giáo. Có nền nghệ thuật phát triển...
0,25
b. Điểm tương đồng: Đều hình thành trên cơ sở của nền văn hoá bản địa. Cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhà nước tổ chức còn đơn giản theo thể chế quân chủ chuyên chế. Xã hội chưa phân hoá sâu sắc. Có đời sống tinh thần phong phú...
0,5
4
Làm rõ sự hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? Vì sao ngoại thương nước ta đến cuối thế kỉ XVIII lại kém phát triển?
2,0
a. Những biểu hiện sự hưng khởi của các đô thị
* Ở Đàng ngoài có 2 đô thị tiêu biểu nhất là Kinh kì và phố Hiến.
- Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, với hệ thống chợ, bến, thuyền và hàng chục các phố buôn bánThăng Long có 36 phố phường và 8 chợ...
0,5
- Phố Hiến là một đô thị được hình thành sớm. Từ cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, Phố Hiến đã nổi tiếng Đàng Ngoài. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhàĐồng thời đây cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.
0,25
* Ở Đàng trong cũng xuất hiện nhiều đô thị khá sầm uất.
- Hội An là trung tâm buôn bán của cả vùng Đàng trong. Từ rất sớm, Hội An là nơi đón tiếp thuyền buôn ngoại quốc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn và thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây...
0,25
- Thanh Hà là một đô thị mới hình thành bên bờ sông Hương, gần Phú Xuân (Huế) do thương nhân Trung Quốc thành lập với sự đồng ý của chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người đương thời gọi “Đại Minh khách phố”.
0,25
b. Đến cuối thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu là do.
- Chế độ thuế khóa nặng nề của các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn
- Các cuộc chiến tranh liên miên, khởi nghĩa nông dân bùng nổ dã làm suy yếu quá trình buôn bán ở các đô thị và ngoại thương
0,5
- Hệ thống quan lại nhũng nhiễu, vơ vét gây sự phiền hà, tốn kém cho thương nhân nước ngoài. Kinh tế nước ta sa sút, đời sống gặp nhiều khó khăn, xã hội không ổn định
0,25
5
 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc.
2,0
1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII.
 - Nhân dân ta có tinh thần yêu nước và đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc: thực hiện vườn không, nhà trống, tự vũ trang đánh giặc. Tổ chức dân binh, phối hợp với triều đình...hội nghị Diên Hồng...
0,5
- Nhà Trần có những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến: chăm lo phát triển kinh tế...ra Hịch tướng sỹ...
0,25
- Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy tài giỏi với những nghệ thuật quân sự độc đáo sáng tạo: rút lui khỏi thành Thăng Long...mở trận quyết chiến chiến lược...
0,5
2. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc.
 - Đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước là truyền thống của dân tộc, không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào. Khi đất nước có ngoại xâm sẵn sàng gác mối thù giai cấp để bảo vệ độc lập dân tộc
0,25
- Triều đại nhà Trần có những chính sách tiến bộ quan tâm đến phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt... từ đó tạo niềm tin cho nhân dân quyết tâm bảo vệ độc lập để có được cuộc sống mới.
0,25
- Khi đất nước có ngoại xâm nhà Trần biết đoàn kết vua tôi, đoàn kết tướng sỹ ... làm cơ sở để tập hợp đoàn kết nhân dân cả nước.
0,25
(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối đa).
-------------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DOI_TUYEN.doc