ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Đề 1 Câu 1 (1 điểm). Cho các dung dịch sau: HF, CaCl2, CH3COONa, HClO. Dung dịch nào là chất điện li mạnh? Dung dịch nào là chất điện li yếu? Câu 2 (1 điểm). Viết phương trình điện li của các chất sau: a) Na2SO4. b) CH3COOH. Câu 3 (1 điểm). Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau: a) CaCl2 0,1M. b) Ba(OH)2 0,5M. Câu 4 (1 điểm). Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn giữa các chất sau (nếu có): a) AgNO3 và NaCl. b) NH4NO3 và KOH. Câu 5 (1 điểm). Tính pH của các dung dịch sau: a) HCl 0,01M. b) Ca(OH)2 0,005M. Câu 6 (1 điểm). Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất sau: a) NO. b) NaNO3. c) N2O. d) Mg3N2. Câu 7 (1 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Nhiệt phân muối amoni nitrit NH4NO2. b) NH4HCO3 tác dụng với dung dịch HCl. Câu 8 (1 điểm). Để trung hòa hoàn toàn 150 ml dung dịch H2SO4 0,2M cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính giá trị của V? Câu 9 (1 điểm). Cho m gam (NH4)2SO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của m? Câu 10 (1 điểm). Cho 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,2M và HCl 0,1M tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X? (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn) (H = 1, N = 14, O = 16, Na = 23, S = 32, Ba = 137, Cl = 35,5) ...Hết ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Đề 2 Câu 1 (1 điểm). Cho các dung dịch sau: KNO3, CH3COOH, H2S, NH4Cl. Dung dịch nào là chất điện li mạnh? Dung dịch nào là chất điện li yếu? Câu 2 (1 điểm). Viết phương trình điện li của các chất sau: a) HF. b) Ba(NO3)2. Câu 3 (1 điểm). Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau: a) H2SO4 0,5M. b) K2SO4 0,1M. Câu 4 (1 điểm). Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn giữa các chất sau (nếu có): a) CH3COONa và HCl. b) Na2SO4 và BaCl2. Câu 5 (1 điểm). Tính pH của các dung dịch sau: a) H2SO4 0,005M. b) NaOH 0,01M. Câu 6 (1 điểm). Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất sau: a) NO2. b) HNO3. c) KNO2. d) Ca3N2. Câu 7 (1 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Nhiệt phân muối amoni clorua NH4Cl. b) NH4NO3 tác dụng với dung dịch NaOH. Câu 8 (1 điểm). Để trung hòa hoàn toàn 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl aM. Tính giá trị của a? Câu 9 (1 điểm). Cho 10,7 gam NH4Cl tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được V lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của V? Câu 10 (1 điểm). Cho 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,2M, thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y? (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn) (H = 1, N = 14, O = 16, Na = 23, S = 32, Ba = 137, Cl = 35,5) ...Hết ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. NĂM HỌC: 2015 – 2016. MÔN: HOÁ HỌC 11. THỜI GIAN: 45 PHÚT. Đề 1 CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (1 điểm). Cho các dung dịch sau: HF, CaCl2, CH3COONa, HClO. Dung dịch nào là chất điện li mạnh? Dung dịch nào là chất điện li yếu? Đáp án: + Chất điện li mạnh: CaCl2, CH3COONa. + Chất điện li yếu: HF, HClO. 0,25x2 0,25x2 Câu 2 (1 điểm). Viết phương trình điện li của các chất sau: a) Na2SO4. b) CH3COOH. Đáp án: a) Na2SO4 2Na+ + SO42- b) CH3COOH CH3COO- + H+ 0,5x2 Câu 3 (1 điểm). Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau: a) CaCl2 0,1M. b) Ba(OH)2 0,5M. Đáp án: a) CaCl2 Ca2+ + 2Cl- 0,1M 0,1M 0,2M Vậy: [Ca2+] = 0,1M, [Cl-] = 0,2M. b) Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH- 0,5M 0,5M 1M Vậy: [Ba2+] = 0,5M, [OH-] = 1M. 0,5 0,5 Câu 4 (1 điểm). Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn giữa các chất sau (nếu có): a) AgNO3 và NaCl. b) NH4NO3 và KOH. Đáp án: a) AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3 Ag+ + Cl- AgCl b) NH4NO3 + KOH KNO3 + NH3 + H2O NH4+ + OH- NH3 + H2O Câu 5 (1 điểm). Tính pH của các dung dịch sau: a) HCl 0,01M. b) Ca(OH)2 0,005M. Đáp án: a) HCl H+ + Cl- 0,01M 0,01M pH = -log(0,01) = 2 b) Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH- 0,005M 0,01M pOH = -log(0,01) = 2 pH = 12. 0,5 0,5 Câu 6 (1 điểm). Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất sau: a) NO. b) NaNO3. c) N2O. d) Mg3N2. Đáp án: a) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là +2. b) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là +5. c) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là +1. d) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là -3. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (1 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Nhiệt phân muối amoni nitrit NH4NO2. b) NH4HCO3 tác dụng với dung dịch HCl. Đáp án: a) NH4NO2 N2 + 2H2O b) NH4HCO3 + HCl NH4Cl + CO2 + H2O 0,25 0,25 Câu 8 (1 điểm). Để trung hòa hoàn toàn 150 ml dung dịch H2SO4 0,2M cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính giá trị của V? Đáp án: (mol) H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 0,03 0,06 mol VNaOH = 0,06/0,1 = 0,6 lít = 600 ml. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 9 (1 điểm). Cho m gam (NH4)2SO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của m? Đáp án: (mol) (NH4)2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O 0,15 mol 0,3 mol (gam) 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 10 (1 điểm). Cho 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,2M và HCl 0,1M tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X? Đáp án: mol mol H+ + OH- H2O 0,03 0,03 mol nH+ dư = 0,05 – 0,03 = 0,02 mol [H+] = 0,02/0,2 = 0,1M pH = 1. 0,25 0,25 0,25 0,25 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. NĂM HỌC: 2015 – 2016. MÔN: HOÁ HỌC 11. THỜI GIAN: 45 PHÚT. Đề 2 CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (1 điểm). Cho các dung dịch sau: KNO3, CH3COOH, H2S, NH4Cl. Dung dịch nào là chất điện li mạnh? Dung dịch nào là chất điện li yếu? Đáp án: + Chất điện li mạnh: KNO3, NH4Cl. + Chất điện li yếu: CH3COOH, H2S. 0,25x2 0,25x2 Câu 2 (1 điểm). Viết phương trình điện li của các chất sau: a) HF. b) Ba(NO3)2. Đáp án: a) HF H+ + F- b) Ba(NO3)2 Ba2+ + 2NO3- 0,5x2 Câu 3 (1 điểm). Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau: a) H2SO4 0,5M. b) K2SO4 0,1M. Đáp án: a) H2SO4 2H+ + SO42- 0,5M 1M 0,5M Vậy: [H+] = 1M, [SO42-] = 0,5M. b) K2SO4 2K+ + SO42- 0,1M 0,2M 0,1M Vậy: [K+] = 0,2M, [SO42-] = 0,1M. 0,5 0,5 Câu 4 (1 điểm). Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn giữa các chất sau (nếu có): a) CH3COONa và HCl. b) Na2SO4 và BaCl2. Đáp án: a) CH3COONa + HCl NaCl + CH3COOH CH3COO- + H+ CH3COOH b) Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4 SO42- + Ba2+ BaSO4 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 (1 điểm). Tính pH của các dung dịch sau: a) H2SO4 0,005M. b) NaOH 0,01M. Đáp án: a) H2SO4 2H+ + SO42- 0,005M 0,01M pH = -log(0,01) = 2 b) NaOH Na+ + OH- 0,01M 0,01M pOH = -log(0,01) = 2 pH = 12. 0,5 0,5 Câu 6 (1 điểm). Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất sau: a) NO2. b) HNO3. c) KNO2. d) Ca3N2. Đáp án: a) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là +4. b) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là +5. c) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là +3. d) Nguyên tử nitơ có số oxi hóa là -3. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (1 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Nhiệt phân muối amoni clorua NH4Cl. b) NH4NO3 tác dụng với dung dịch NaOH. Đáp án: a) NH4Cl NH3 + HCl b) NH4NO3 + NaOH NaNO3 + NH3 + H2O 0,5 0,5 Câu 8 (1 điểm). Để trung hòa hoàn toàn 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl aM. Tính giá trị của a? Đáp án: nBa(OH)2 = 0,1.0,3 = 0,03 mol Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O 0,03 mol 0,06 mol a = 0,06/0,2 = 0,3M 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 9 (1 điểm). Cho 10,7 gam NH4Cl tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được V lít khí NH3 (đktc). Tính giá trị của V? Đáp án: nNH4Cl = 10,7/53,5 = 0,2 mol 2NH4Cl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2NH3 + 2H2O 0,2 mol 0,2 mol V = 0,2.22,4 = 4,48 lít. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 10 (1 điểm). Cho 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,2M, thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y? Đáp án: nH+ = 2.nH2SO4 = 2.0,2.0,1 = 0,04 mol. nOH- = nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,1.0,2 + 2.0,1.0,2 = 0,06 mol. H+ + OH- H2O 0,04 0,04 mol nOH- dư = 0,06 – 0,04 = 0,02 mol [OH-] = 0,02/0,2 = 0,1M pOH = -log(0,1) = 1 pH = 14 – 1 = 13 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: