Dạy Ngữ Văn theo hướng tích hợp Tôi xin nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau: Mỗi GV dạy Ngữ văn cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng tuần, từng phân môn. Để có những giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kết quả cao, GV phải biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp . Nội dung tích hợp cho cả 3 phân môn là rất phong phú. Có thể tích hợp trong từng thời điểm ( 1 tiết học, 1 bài học ). Đây là tích hợp ngang. Phân môn Tập làm văn cũng có thể tích hợp với giờ Văn. Nhìn chung nếu giáo viên biết cách liên hệ hợp lý, nhuần nhuyễn thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt, nhất là phát huy được vai trò chủ thể, sáng tạo của học sinh. Trong hệ thống câu hỏi Đọc – hiểu văn bản, ít nhiều cũng thực hiện yêu cầu tích hợp. Khi học các văn bản nghị luận đều có các câu hỏi liên quan đến lý thuyết văn nghị luận ở phần Tập làm văn . . . Như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức rõ ý đồ của người soạn SGK để hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản theo phương pháp tích hợp. Cần khắc phục tình trạng xử lý bài học theo trạng thái tách rời nhau giữa 3 phân môn như trước đây. Bên cạnh vấn đề tích hợp trong từng thời điểm thì giáo viên có thể tích hợp theo từng vấn đề, lại còn bao hàm cả tích hợp dọc. Tích hợp theo hướng này, GV có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một đơn vị kiến thức nào đó. Có khi kiến thức tích hợp thuộc về chính phân môn này, cũng có thể thuộc về các phân môn khác. Điều quan trọng là GV phải thực sự linh hoạt. Đối vơi các đơn vị kiến thức cũ (đã dạy), GV dựng để tích hợp nhằm củng cố ôn tập, so sánh đối chiếu, đồng thời rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng “cái đã biết” để xử lý các vấn đề trước mắt, hình thành “cái cần biết”. Đối với các đợn vị kiến thức sẽ hình thành( sẽ dạy ), GV đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời qua đó khơi gợi được tinh thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong học sinh – tức là tăng hứng thú cho người học. Hướng tích hợp này góp một phần rất lớn trong việc tăng thêm hiệu quả của quá trình dạy học Ngữ văn. Dựa vào thực tế là soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn nhiều năm tôi nhận thấy phạm vi tích hợp có thể mở rộng ra nhiều: * Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ,về nhân vật lịch sử. . . để lý giải và khai thác giá trị , thành công cũng như hạn chế của tác phẩm * Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật . * Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi ta dạy một tác phẩm văn học như bài “ Đồng chí”, “Viếng lăng Bác” Ngữ văn 9 GV có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ, có những tác phẩm có thể cho học sinh đóng kịch làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn. * Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn nội dung ấy để tái hiện bằng tranh vẽ. Cũng có thể cho học sinh nhận xét bức tranh trong SGK, so sánh với bức tranh của mình Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV đúng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể. Định hướng tích hợp: Thực tế trong khi dạy GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng môn học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách thức sau: 1/ Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài đã học và bài đang học ( bài mới ). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp trong quá trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết và cũng khá thuận lợi. 2 / Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới. Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng kể trong tiết dạy (và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài một cách công phu bài bản). Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì vậy GV có thể vận dụng thao tác này để thực hiện tích hợp . 3 . Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài. Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trị hết sức quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy – học. Nếu GV biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì hình thức tích hợp sẽ rất phong phú: Văn – Văn; Văn – Tiếng Việt; Văn – Tập làm văn, thì hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất nhiều. Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh . . . Khi dạy những văn bản có tranh minh họa trong SGK Ngữ văn 6,7,8,9 GV có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức và vật chất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. 5.Tích hợp thông qua nội dung tiểu tiết từng phần hay tổng kết giờ học. Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của GV, vừa có ý nghĩa khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa chuyển tiếp. GV có thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh đối chiếu. 6 . Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà ) Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc học xong một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết . Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra. Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập và tiến hành kiểm tra, GV cần giúp HS nắm chắc các vấn đề: – Các kiến thức về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đều cùng dựa vào cùng một hệ thông văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phân môn với các văn bản chung trong SGK. – Do yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, bài kiểm tra áp dụng 1 phần thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận . Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên diện rộng các kiến thức đã học, vì thế, khi hướng dẫn học sinh ôn tập GV cần lưu ý HS không nên học tủ, học lệch mà phải học toàn diện, đầy đủ. GV cần lưu ý xây dựng đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ theo yêu cầu tích hợp. Cấu trúc của một bài kiểm tra thường có 2 phần. – Phần I ( trắc nghiệm ) Phần này chiếm 30 % số điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu về tiếng Việt. – Phần II ( tự luận ) phần này chiếm 70 % số điểm nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng Tập làm văn qua một bài hoặc một đoạn văn ngắn. Tích hợp gắn với đời sống xã hội. Bài học thường được gắn với đời sống xã hội. Sự tích hợp này rất tự nhiên vì văn học xuất phát từ cuộc sống xã hội và trở về với cuộc sống. Dạy văn là dạy từ cuộc đời, qua cuộc đời và cho cuộc đời. Hầu hết các lớp đều có học văn chương hiện đại là văn chương phản ánh cuộc sống hiện nay, giúp HS dự học văn quá khứ, văn học nước ngoài đều gắn với văn học dân tộc, văn học hiện nay. GV cần có ý thức qua các tiết tự đọc – hiểu văn bản, đưa sự tiếp nhận mọi văn bản trở về tự ý thức, về cách nhìn mới đối với thực tiễn như là một quy luật của cảm thụ văn học. Qua thực tế đứng lớp từ khi dạy học dạy học theo phương pháp cũ ( chưa thay sách ) tôi thấy kỹ năng toàn diện của học sinh còn thấp: cụ thể các em thích học văn nhưng kỹ năng làm bài Tập làm văn lại yếu, sử dụng từ ngữ không chuẩn xác Từ khi áp dụng phương pháp dạy học này thì chất lượng học sinh trong các năm học tăng lên rõ rệt, không còn nhiều HS có năng lực kém về môn văn, HS yếu cũng giảm nhiều, tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên rõ rệt. Đây là những nghiên cứu, những suy nghĩ của tôi, đã được đồng nghiệp góp ý và vận dụng trong dạy học. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn, để hiệu quả giáo dục cao hơn, đạt chất lượng tốt hơn, tôi rất mong được sự bổ sung các ý kiến xây dựng của các thầy cô
Tài liệu đính kèm: