Đáp án đề thi Olympic Ngữ văn lớp 8 lần thứ nhất năm 2017

pdf 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi Olympic Ngữ văn lớp 8 lần thứ nhất năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi Olympic Ngữ văn lớp 8 lần thứ nhất năm 2017
1 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 
LẦN THỨ NHẤT - 2017 
Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 
Thời gian làm bài: 100 phút 
Phần I. Tiếng Việt (6,0 điểm) 
 Mục đích: Kiểm tra kiến thức tiếng Việt ở mức biết, hiểu. Mức biết, hiểu: nhận ra những 
từ tượng hình, các từ cùng trường từ vựng và hiểu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó. 
Yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra 3 từ tượng hình miêu tả mưa phùn: ví dụ: mỏng mảnh, li ti, chấp chới. 
(0,75 điểm) 
Câu 2. Các từ thuộc trường từ vựng: “mưa xuân”: mưa lộc, mưa nõn, mưa phùn, mưa tơ; 
trường từ vựng “các loài hoa”: cau, mộc, trà mi, sim, nhãn, sứ, cải, tầm xuân, cà, thiên lý, nhài. 
(mỗi từ tìm đúng được 0,25 điểm, tổng điểm: 3,75 điểm) 
Nêu tác dụng của việc sử dụng trường từ vựng đó: trường từ vựng: “mưa xuân” gợi ra 
những cảm nhận tinh tế về tính chất của mưa xuân: mưa gieo sự sống cho muôn loài, mưa mỏng 
manh, nhỏ nhẹ, như tơ; trường từ vựng “các loài hoa” gợi sự đua nở, đầy sức sống của các loài 
hoa đồng nội; tạo không gian giao hoà, quấn quýt, tràn ngập hương sắc,(1,0 điểm) 
Câu 3. Cách viết câu linh hoạt, sử dụng nhiều kiểu câu câu đơn, câu ghép, câu rút gọn. 
Nêu chính xác được 3 đến 4 ví dụ cụ thể minh hoạ cho nhận xét: câu đơn nhiều vị ngữ “(Nên), 
mình// cứ thong dong bước vào khung trời ảo hóa, /bỏ lại sau lưng gian nhà chật hẹp ẩm thấp 
(mà) /rong chơi lang thang trên nẻo đường quê, (trong khí trời êm mát), /chân giẫm lên cỏ xanh 
ngút ngát đến tận chân trời. Mưa//tung bay dường như không chạm đất (hoặc) /vừa chạm đất đã 
mơ hồ bay trở lại giữa trời. (Và trong mưa), các loài hoa đồng nội//cũng giao hòa mở tâm rộng 
lượng/ đưa hương dịu dàng tan vào bụi mưa bay”, “Tất cả// cứ rộn ràng,/ cứ nồng đượm,/ cứ 
thanh tân”; câu ghép “Trà mi// quấn quýt bên hoa sim, hoa nhãn// hòa cùng hoa sứ”; câu đơn hai 
thành phần: “Mùa xuân thênh thang// mở niềm ân sủng cho muôn loài. Hương cau// gần gụi với 
hương mộc. Bông cải vàng// gửi bướm sang nụ tầm xuân. Hoa cà// mê lòng hoa thiên lý, hoa 
nhài. ”. Câu rút gọn chủ ngữ: “Cứ gọi hồn xuân dạt dào mê đắm”. (0,5 điểm) 
Phần II. Đọc hiểu (6,0 điểm) 
Mục đích: Kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản ở các mức biết, hiểu: nhận biết phạm vi 
đời sống được phản ánh trong văn bản (đề tài), các hình thức biểu đạt thể hiện nội dung (phương 
thức biểu đạt); xác định các biện pháp tu từ hoặc cách thức nghệ thuật; hiểu được nội dung chính 
của văn bản. 
Yêu cầu: HS điền đúng các thông tin như bảng sau: 
Văn 
bản 
Đề tài Phương thức biểu đạt Biện pháp nghệ thuật 
đặc sắc 
Nội dung chính của văn 
bản 
1 Thiên 
nhiên/Hoa 
sen 
(0,5 điểm) 
Thuyết minh, miêu tả 
(1,0 điểm) 
Đưa số liệu cụ thể 
(0,5 điểm) 
Giới thiệu đặc điểm của 
loài sen (0,5 điểm) 
2 Thiên 
nhiên/Hoa 
sen 
(0,5 điểm) 
Biểu cảm, miêu tả 
(1,0 điểm) 
So sánh, điệp ngữ 
(1,0 điểm) 
Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm 
chất của loài sen/ vẻ đẹp 
của hoa sen và cảm xúc 
của người viết. 
(1,0 điểm) 
2 
PHẦN III. Làm văn (8,0 điểm) 
a) Quan sát bức tranh, liên tưởng đến điều gì? Đặt tên cho bức tranh. (1,5 điểm) 
Mục đích: Kiểm tra năng lực kết nối đọc hiểu hình ảnh (1 dạng văn bản) với năng lực viết 
(trình bày những suy nghĩ từ việc đọc hiểu); khả năng liên tưởng, tượng tượng trên cơ sở những 
hiểu biết thực tiễn cuộc sống; năng lực sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt điều đọc hiểu 
được từ bức tranh thông qua việc đặt tên cho bức tranh. 
Yêu cầu: 
HS quan sát bức tranh vẽ một gia đình (hoặc một nhóm người) và con thú ngộ nghĩnh, 
trên tay đều có một chiếc điện thoại, hoặc Ipad, Ipod, có thể là một cuốn sách... Có thể liên tưởng 
đến sự bùng nổ mạnh mẽ, sự phổ cập rộng rãi của công nghệ thông tin cùng những tiện ích và 
bất cập đối với đời sống con người hiện đại; văn hoá đọc nói chung hay một hình thức thư giãn, 
một cách giao tiếp trong thời đại ngày nay. (1,0 điểm) 
Từ các liên tưởng đó HS có thể chọn một tên gọi nêu khái quát được nội dung ý nghĩa 
bức tranh, ví dụ: Gia đình thời @/ Điện thoại di động hoặc Smartphone hoặc Điện thoại thông 
minh, Máy đọc sách (kindle)/ Kết nối hay không kết nối?/ Sống ảo/ Văn hoá đọc... 
Cách chấm điểm: 
- Trình bày rõ ràng những liên tưởng hợp lí từ bức tranh, diễn đạt thuyết phục (1,0 điểm). 
- Chọn được nhan đề có nội dung phù hợp với bức tranh và những liên tưởng nêu ra; có 
hình thức diễn đạt hợp lí, thuyết phục. (0,5 điểm) 
HS có thể chọn nhan đề khác với những gợi ý trên miễn sao đảm bảo được yêu cầu đã 
nêu. 
b) Viết một bài văn có tiêu đề em đã đặt cho bức tranh. (6,5 điểm) 
Mục đích: Kiểm tra 1/2 năng lực quan trọng của HS theo mục tiêu môn Ngữ văn là năng lực viết 
(tạo lập văn bản). Đây là câu hỏi mở, chỉ nêu nội dung đề tài (liên quan đến bức tranh), không 
chỉ rõ phương thức biểu đạt. HS có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương thức biểu đạt đã học 
như tự sự, thuyết minh, miêu tả, nghị luận để viết bài văn có tiêu đề đã chọn. Tiêu đề mộtbài văn 
thường nêu chủ đề, hoặc là một hình ảnh, chi tiết, sự việc, nhân vật,trong bài văn. 
Yêu cầu: 
- Nếu chọn phương thức tự sự HS phải hình dung, tưởng tượng ra một chuyện để kể, có tình 
huống, có các sự kiện, tình tiết, chi tiết, nhân vật cụ thể xoay quanh chủ đề được gợi ra từ 
nhan đề. Cần biết kết hợp miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự như đã học. 
- Nếu chọn phương thức thuyết minh, HS cần có các thông tin chính xác, cụ thể về đối tượng 
thuyết minh (có thể là về điện thoại di động, về Ipad) phù hợp với nhan đề đã chọn. Cần 
biết kết hợp miêu tả, tự sự hoặc biểu cảm trong văn thuyết minh như đã học. 
- Nếu chọn phương thức nghị luận, HS cần có quan điểm rõ ràng về vấn đề gợi ra từ bức tranh 
(kết nối hay không kết nối; sum họp gia đình thời @; thư giãn bên nhau,); có các dẫn 
chứng, lí lẽ cụ thể để thuyết phục người nghe về quan điểm của mình, biết lập luận chặt chẽ. 
Cách chấm điểm: 
- Nội dung bài văn hướng tới ý nghĩa bức tranh gợi ra, làm sáng tỏ nhan đề đã đặt cho bức 
tranh. Nói cách khác, sau khi đọc xong bài văn, GV thấy nếu minh hoạ cho bài văn bằng một 
hình ảnh, thì bức tranh đã cho trong đề bài là một lựa chọn phù hợp. (3,0 điểm) 
- Hình thức bài văn đảm bảo các yêu cầu chung: có bố cục 3 phần, mở bài, thân bài, kết luận 
và yêu cầu riêng của từng kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, miêu tả, hoặc nghị luận như trên 
đã nói. (2,0 điểm). 
- Trình bày sáng sủa, sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, không có lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 
điểm) 
- Sáng tạo trong nội dung, hình thức (câu chuyện hấp dẫn, ý nghĩa, nổi bật nhan đề và phù hợp 
với bức tranh hoặc thuyết minh sinh động, có nhiều phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hoặc 
có quan điểm riêng, có cách viết thuyết phục lôi cuốn,) (1,0 điểm) 
---------------- Hết -------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDAP_AN_OLYMPIC_VAN_8.pdf