Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 2
Tiết
Tên bài dạy
5,6
Trong lòng mẹ
7
Trường từ vựng
8
Bố cục của văn bản
Ngày soạn: 21/8/2011
Ngày dạy : 22/8/2011 – 27/8/2011
	TIẾT 5,6	TRONG LÒNG MẸ
 Nguyên Hồng
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Khái niệm thể loại hồi kí,
-Hiểu được tính cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.
-Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng:thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2/Kĩ năng
 -Bước đầu biết đọc –hiểu một văn bản hồi kí
-Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện 
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài: Tâm trạng cảm giác nhân vật “tôi”trong ngày đầu tiên đi học được miêu tả như thế nào?
3/Giới thiệu bài:Ai chẳng có một tuổi thơ, một thời thơ ấu đã trôi qua và không bao giờ trở lại.Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng đã được kể , tả, nhớ lại với những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” mà thấm đượm tình yêu- tình yêu mẹ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Em hãy cho biết những nét chính về tiểu sử nhà văn Nguyên Hồng?
-Gv:Những sáng tác của ông thường hướng về ai?
-Gv:Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông?
 Tác phẩm chính:Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển
-Gv:Hãy nêu xuất xứ của văn bản “Trong lòng mẹ”?
-Gv:Văn bản trên thuộc thể loại nào?
 Những ngày thơ ấu là tập hồi ký về tuổi thơ đầy cay đắng, bất hạnh của tác giả.Tập hồi ký gồm 9 chương, văn bản học là chương IV
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Văn bản trên có thể chia làm mấy phần?Nội dung từng phần?
 +Phần 1(Từ đầu hỏi đến chứ):Cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng, ý nghĩa cảm xúc của chú bé về người mẹ đáng thương.
 +Phần 2(còn lại):Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
-Gv:Hãy tìm những chi tiết thể hiện cảnh ngộ thương tâm của chú bé Hồng?
 Hoàn cảnh đáng thương:còn nhỏ mà đã mồ côi cha, sống xa mẹ, bị bà cô hành hạ, xúc phạm
-Gv:Bản chất của bà cô bé Hồng được thể hiện trong cuộc đối thoại qua những chi tiết nào?
-Gv:Trong những chi tiết ấy, tác giả thường nhắc đi nhắc lại hành động gì ở bà cô? (Cười)
-Gv:Sau lời từ chối của bé Hồng bà cô lại nói gì?
-Gv:Bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú “phát tài”và nhất là cố ý phát âm hai tiếng “em bé”?
 Cố ý geo rắc vào đầu bé Hồng những hoài nghji để bé Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ
-Gv:Qua cuộc đối thoại, em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào?
-Gv:Khi nghe bà cô nhắc đến mẹ bằng giọng mỉa mai, Hồng nghĩ về mẹ như thế nào?
 Trong tâm trí cậu,mẹ luôn là người hiền từ, dịu dàng
-Gv:Thái độ của Hồng khi nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hoá gặp mẹ không như thế nào?
-GV:Vì sao khi rất nhớ mẹ nhưng Hồng lại nói khác đi?
 Bởi Hồng nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô
-GV:Sau câu hỏi “sao lại không vào”?phản ứng của Hồng như thế nào?
-Gv:Sau câu nói “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”phản ứng của Hồng ra sao?
-GV:Khi nghe hai tiếng “em bé”tâm trạng của Hồng như thế nào?
-GV:Vì sao bé Hồng khóc nức nở khi nghe bà cô nhắc đến hai tiếng “em bé”?
 Khóc không phải vì xấu hổ mà là quá thương mẹ vất vả,khổ sở,bơ vơ ở một nơi xa xôi
-GV:Khi nghe bà cô kể về tình cảnh đáng thương của mẹ thái độ của Hồng ra sao?
-GV:Nghệ thuật so sánh có tác dụng biểu lộ tình cảm của bé Hồng như thế nào?
 Nỗi căm tức được diễn tả bằng hình ảnh so sánh lời văn dồn dập cùng điệp từ “mà”
-GV:Qua phân tích ,em nhận xét tình cảm của bé Hồng với mẹ như thế nào?Tình thương ấy nó làm rõ thái độ của Hồng với cổ tục phong kiến ra sao?
-GV:Bé Hồng đã gặp lại mẹ trong hoàn cảnh nào?
-_GV:Vì sao mới chỉ thấy thoáng thấy bóng người ngồi trên xe giống mẹ ,Hồng đã đuổi theo gọi?
 Hồng đã linh cảm người ngồi trên xe là mẹ ,thế là cậu chạy theo gọi .Tiếng gọi xuất phát từ nỗi khát khao tình mẹ ,vừa mừng lại vừa bối rối vì không biết đó có phải là mẹ không 
-GV:Tâm trạng của Hồng khi gặp lại mẹ như thế nào?
-GV:Em hãy so sánh những giọt nước mắt này có khác gì với những giọt nước mắt khi nói mắt khi nói chuyện với bà cô?
 Đây là những giọt nước mắt vừa hờn vừa tủi lại vừa mãn nguyện hạnh phúc
-GV:Cảm giác sung sướng ,mãn nguyện đó được thể hiện bằng những chi tiết nào?
-GV:Trước sự sự sung sướng đó thì câu nói của bà cô trước đây như thế nào?
-GV:Qua đó ta cảm nhận được tình thương yêu của bé Hồng với mẹ như thế nào?
-GV:Theo em chất trữ tình của văn bản được thể hiện qua những yếu tố nào?
 Giọng điệu xót xa căm giận ,yêu thương đều ở mức độ tột đỉnh.
 Tình huống truyện :Một đứa bé mồ côi cùng bà cô độc ác ,cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy cảm động với mẹ qua cách kể chuyện ,bộc lộ tâm trạng ,cảm xúc ,những hình ảnh so sánh đầy ấn tượng
-GV:Qua văn bản em hiểu thế nào là hồi kí?
 Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện ,những điều chính mình đã trãi qua, đã chứng kiến
-GV:Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữvà nhi đồng.Em hiểu thế nào về nhận đụnh đó ?Qua đoạn trích Trong lòng mẹ em hãy chứng minh?
 Người mẹ là người phụ nữ tần tảo thương con , là nạn nhân của cổ tục phong kiến. Nguyên Hồng cảm thấy bên vực cho mẹ 
 Nguyên Hồng có cuộc đời bất hạnh thương yêu mẹ.
-HS: Đọc ghi nhớ
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả:
-Nguyên Hồng(1918-1982)quê ở Nam Định
-Các sáng tác của ông thường viết về những người cùng khổ,gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết
2/Tác phẩm:
-Đoạn trích “Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
-Thể loại:Hồi ký
II/Tìm hiểu văn bản
1/Cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng
-Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi
-giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch ..
-Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
-Cô tôi vẫn tươi cười kể chuyện cho tôi nghe
-Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi
=>Bà cô: lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, là hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ trong xã hội thực dân nữa phong kiến thời bấy giờ.
2/Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
a)những ý nghĩ cảm xúc của bé Hồng khi trả lời người cô
-Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ.
-Tôi cúi đầu không đáp.
-đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
-Lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay
-Nước mắt tôichan hoà đầm đìa
-Hai tiếng “em bé”xoắn chặt lấy tâm can tôi
-Tôi thương và căm tức mẹ sao lại sợ những thành kiến
-Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng
-Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà nhai, mà cắn, mà nghiến
=>Kính yêu mẹ, xót xa, thông cảm cho hoàn cảnh đáng thương của mẹ.Tình thương gắn lền với lòng căm thù cổ tục phong kiến.
b)Cảm giác khi ở trong lòng mẹ
-tan buổi học ở trường ratôi thoáng thấy bóng ngườiđuổi theo gọi bối rối.
-trèo lên xe, tôi ríu cả chân lạioà khóc nức nở.
-Tôi ngồi trên đêm xe, đùi áp đùi mẹ tôi đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi.Tôi thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.
-Câu nói của bà cô lại chìm ngay đi.
=>Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ.
*Ghi nhớ : sgk
4/Củng cố - dặn dò:Về học bài, xem trước bài “Trường từ vựng”
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
-Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóagiúp ích cho việc học văn, làm văn.
2/Kĩ năng:
-Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng
-Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc-hiểu và tạo lập văn bản
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:Một từ như thế nào được xem là có nghĩa rộng hơn so với những từ khác? Cho ví dụ
3/Giới thiệu bài:Trong mối quan hệ về nghĩa giữa các từ ngữ, ngoài khái niệm nghĩa rộng, nghĩa hẹp còn có quan hệ “trường từ vựng”Thế nào là trường từ vựng?Hôm nay các em sẽ tìm hiểu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Ghi những từ in đậm lên bảng
-Gv:Em hãy cho biết những từ in đậm trên có những nét chung gì về nghĩa?
-Gv kết luận:Ta gọi những từ có nét chung về nghĩa ấy là trường từ vựng.
-Gv:Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Gv:Em hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng “tay”.Theo em từ tay có thể có những trường từ vựng nào nữa?
 +Bộ phận tay:cánh tay, ngón tay, bàn tay
 +Đặc điểm bên ngoài của tay:búp măng, mềm mại, thô ráp
 +Hoạt động của tay:cầm, nắm, vò
-Gv:Qua trường từ vựng “tay”,em rút ra nhận xét gì về trường từ vựng?
-Hs:Ví dụ:Trường từ vựng “mắt”
-Gv:Em có nhận xét gì về từ loại của các từ trong trường từ vựng mắt?
 Bao gồm nhiều loại:danh từ, động từ, tính từ
Gv:Kết luận lưu ý 2
-Hs: Đọc trường từ vựng “ngọt”
-Gv:Người ta dựa vào đâu để chia thành nhiều trường từ vựng khác nhau của từ “ngọt”?
 Dựa vào hiện tượng nhiều nghĩa.
-Gv:Cho từ “nóng” dựa trên hiện tượng nhiều nghĩa, em hãy xác lập các trường từ vựng này?
 +Trường thời tiết: ấm, lạnh, hanh
 +Trường mùi vị:nóng, ngụi, lạnh
 +Trường màu sắc:lạnh, tươi, sẫm
 +Trường tính tình:lạnh lùng, ôn hoà
-Gv:kết luận ý 3
-Hs: Đọc đoạn văn trích “Lão Hạc”
-Gv:Em hãy cho biết đoạn văn trên có sử dụng pháp tu từ gì? Nhân hoá
-Gv:Như vậy, tác giả đã chuyển trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào để nhân hoá?
Người ->Thú vật
-Gv:kết luận ý 4
-Gv:Trong trường từ vựng cần lưu ý mấy vấn đề?
-Hs: Đọc văn bản “Trong lòng mẹ”
-Gv:Hãy tìm các từ thuộc trường từ vựng “Người ruột thịt”
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv:Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới?
-Hs: Đọc bài tập 3
-Gv:Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trương từ vựng nào?
-Gv:Xếp các từ vào đúng
-Hs: Đọc đoạn thơ
-Gv:Tác giả chuyển từ
I/Thế nào là trường từ vựng
1/Tìm hiểu đoạn trích
-Những từ:mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
->Nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận của cơ thể người.
=>Kết luận: Những từ trên thuộc trường từ vựng:Bộ phận cơ thể người.
*Ghi nhớ :sgk
2/Lưu ý
-Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
-Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
-Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
-Trong thơ văn hoặc trong đời sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.
II/Luyện tập
1/Trường từ vựng “người ruột thịt”
-Tôi, thầy tôi, mẹ tôi, cô tôi, anh em tôi
2/Đặt tên trường từ vựng
a)Lưới, nôm, câu, vó: Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b)Tủ rương, hòm, va ly chai, lọ: Dụng cụ để đựng
c) đá, đạp, dẫm, kéo: Hoạt động của chân
d)Buồn, vui: trạng thaid tâm lý.
e)Hiền lành, độc ác: Tính cách
g)bút máy: Dụng cụ để viết.
3/Các từ in đậm:
-Thuộc trường từ vựng thái độ.
4/Khứu giác:mũi, thơm, thính
-Thính giác: Tai, nghe, đếc, rõ, thính.
6/Tác giả chuyển từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”
4/Củng cố - dặn dò:Thế nào là trường từ vựng? Về học bài, xem trước bài tiếp theo.
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nôi dung trong phần thân bài.
2/Kĩ năng:
-Sắp xếp các đoạn văn trong văn trong bài theo một bố cục nhất định
-Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
-Thế nào là chủ đề của văn bản?
3/Giới thiệu bài: Em hãy cho biết bố cục văn bản gồm mấy phần? Bài học hôm nay sẽ ôn lại cho các em bố cụ của văn bản và cách sắp xếp ở phần thân bài.
Hoạt động cảu giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bản
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Văn bản trên chia làm mấy phần?
-Gv:Em hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên?
 +Mở bài:Nêu đối tượng được nói đến
 +Thân bài:Trình bày, giải thích, biện luận vấn đề được đặt ra ở phần mở bài.
 +Kết bài:Nhận xét chung.
-Gv:Em hãy nhận xét các phần của văn bản có mối quan hệ như thế nào?
 Các phần luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản.
-Gv:Từ việc phần tích trên, em hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Các phần của văn bản có quan hệ như thế nào?
-Gv:Phần thân bài văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào?
 (2 sự kiện)
 +Cảm xúc của tác giả trong thời gian hiện tại
 +hồi ức về buổi đầu ytiên đi học
-Gv:Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?
 Trình tự thời gian: Trên con đường đến trường, khi đến trường, vào giờ học đầu tiên.
-Gv:Như vậy ta có thể sắp xếp ý theo trình tự nào?
-Gv:Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ”?
 +thương mẹ, căm ghét cổ tục phong kiến khi nghe bà cô nói xấu mẹ.
 +Niềm vui sướng khi ở trong lòng mẹ.
-Gv:Ngoài trình tự thời gian phần thân bài còn được trình bày dựa trên yếu tố nào?
-Gv:Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh Em sẽ lần lượt mêu tả theo trình tự miêu tả nào?
-Gv:Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “Người thầy đạo cao đức trọng”. Em hãy chỉ ra hai nhóm sự việc thể hiện chủ đề trên?
 +Chu Văn An:Là người tài cao
 +Chu Văn An:Là người đạo đức, được học trò kính trọng.
-Gv:Qua các bài tập, em hãy cho biết việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tồ nào?
-Gv:Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp thẻo những trình tự nào?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Hs: Đọc đoạn trích
-Gv:Em hãy phần tích cách trình bày ý trong các đoạn trên?
I/Bố cục của văn bản
*Văn bản : Người thầy đạo cao đức trọng
1/Mở bài :“Từ đầudanh lợi”: Giới thiệu Chu Văn An
2/Thân bài: “Học tròvào thăm”: Tài đức vẹn toàn của Chu Văn An
3/Kết bài: “còn lại”:Tình cảm mọi người đối với Chu Văn An.
II/Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
->Trình tự thời gian
-Diễn biến tâm trạng
->Trình tự không gian
-Chỉnh thể - bộ phận
-Ngoại hình – tính cách
*Ghi nhớ
III/Luyện tập
1/Phân tích cách trình bày
a)trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi – đai xa dần.
b)Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều – lúc hoàng hôn.
4/Củng cố - dặn dò: Về làm bài tập còn lại, sọan bài “Tức nước vỡ bờ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 2.doc