Chuyên đề Ôn tập lý thuyết THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Lê Trọng Dũng

pdf 67 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Ôn tập lý thuyết THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Lê Trọng Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Ôn tập lý thuyết THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Lê Trọng Dũng
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 1 
 Xin chào tất cả các bạn đồng 
nghiệp và các em học sinh thân mến! 
Trong quá trình luyện thi THPTQG 
và các kì thi HSG thầy nhận thấy 
BGD đã ngày càng ra đề thi trở nên 
thật gọn nhẹ ,sâu sắc hơn và thay đổi 
rất nhiều so với các năm trước đó. 
Như trong đề thi những năm gần đây 
BGD đã không đặt nặng nhiều về bài 
tập tính toán và thay vào đó lại chú 
trọng nhiều hơn về lý thuyết . phần 
khác khi các em tập làm đề thầy nhận 
thấy các em làm sai quá nhiều về lý 
thuyết là do một phần các học không 
chắc lý thuyết và cũng không có bộ đề 
chuẩn để làm điều đó dẫn tới ảnh 
hưởng rất nhiều đến kết . chính vì vậy 
thầy tặng các em và các bạn đồng 
nghiệp (bộ lý thuyết CĐ-ĐH-THQG 
từ 2007-2016) 
 1.CĐ2007: 
Câu 1: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với 
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. 
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. 
Câu 2: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư 
A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag. 
Câu 3: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung 
dịch có pH > 7 là 
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa. B. Na2CO3, NH4Cl, KCl. 
C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4. 
Câu 4: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe 
và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là 
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. 
Câu 5: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: 
Fe
2+
/Fe; Cu
2+
/Cu; Fe
3+
/Fe
2+
. 
Cặp chất không phản ứng với nhau là 
A. Fe và dung dịch CuCl2. B. Fe và dung dịch FeCl3. 
C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. D. Cu và dung dịch FeCl3. 
Câu 6: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt 
nhôm? 
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng. 
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng. 
Câu 7: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác 
dụng được với nhau là 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 
Câu 8: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là 
A. CH3CH2OH và CH2=CH2. B. CH3CHO và CH3CH2OH. 
C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. 
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 2 
Câu 9: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO 
thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả 
sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm 
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. 
Câu 10: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các 
nguyên tố tăng dần theo thứ tự 
A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y. 
Câu 11: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp 
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. 
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. 
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. 
D. điện phân NaCl nóng chảy. 
Câu 12: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp 
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5. 
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. 
Câu 13: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại 
A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba. 
Câu 14: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí 
A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. 
C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2 , CO2, H2. 
Câu 15: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được 
chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất 
hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là 
A. HCOOCH=CH2. B. CH3COOCH=CH2. 
C. HCOOCH3. D. CH3COOCH=CH-CH3. 
Câu 16: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác 
dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. 
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được 
với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia 
phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C6H5CH(OH)2. B. HOC6H4CH2OH. C. CH3C6H3(OH)2. D. CH3OC6H4OH. 
Câu 18: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được 
muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M 
có thể là 
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe. 
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là 
A. NaOH và NaClO. B. Na2CO3 và NaClO. 
C. NaClO3 và Na2CO3. D. NaOH và Na2CO3. 
Câu 20: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là 
A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3. 
Câu 21: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau: 
A. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic. 
B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol). 
C. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic. 
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic. 
Câu 22: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); 
HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác 
dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là 
A. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T. 
Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy 
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 3 
ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là 
A. MgSO4 và FeSO4. B. MgSO4. 
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3. D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. 
Câu 24: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp 
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. 
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. 
Câu 25: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những 
loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? 
A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. 
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat. 
Câu 26: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là 
A. Pb
2+ 
> Sn
2+ 
> Fe
2+ 
> Ni
2+ 
> Zn
2+
. B. Sn
2+ 
> Ni
2+ 
> Zn
2+ 
> Pb
2+ 
> Fe
2+
. 
C. Zn
2+ 
> Sn
2+ 
> Ni
2+ 
> Fe
2+ 
> Pb
2+
. D. Pb
2+ 
> Sn
2+ 
> Ni
2+ 
> Fe
2+ 
> Zn
2+
. 
Câu 27: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ 
A. xiclopropan. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. cumen. 
Câu 28: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính? 
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. 
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2. D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2. 
Câu 29: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc 
lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
A. aspirin. B. moocphin. C. nicotin. D. cafein. 
ĐHKA 2007 
Câu 1: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là 
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. 
B. chỉ có kết tủa keo trắng. 
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 
D. không có kết tủa, có khí bay lên. 
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch 
amoni nitrit bão hoà. Khí X là 
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2. 
Câu 3: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: 
A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar. 
Câu 4: Mệnh đề không đúng là: 
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. 
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. 
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. 
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. 
Câu 5: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng 
trước cặp Ag+/Ag): 
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. 
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. 
Câu 6: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố 
trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: 
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm 
IIA (phân nhóm chính nhóm II). 
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm 
IIA (phân nhóm chính nhóm II). 
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chukỳ 4, nhóm 
IIA (phân nhóm chính nhóm II). 
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm 
IIA (phân nhóm chính nhóm II). 
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 4 
Câu 7: Cho các phản ứng sau: 
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → 
b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) → 
 c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → 
d) Cu + dung dịch FeCl3 → 
e) CH3CHO + H2 Ni, to  
f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 → g) C2H4 + Br2 → h) glixerol (glixerin) + 
Cu(OH)2 → 
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: 
A. a, b, d, e, f, h. B. a, b, d, e, f, g. C. a, b, c, d, e, h. D. a, b, c, d, e, g. 
Câu 8: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, 
thu được một chất rắn là 
A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3. 
Câu 9: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là 
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1). 
B. propen và but-2-en (hoặc buten-2). 
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2). 
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1). 
Câu 10: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ 
lệ 
A. a : b = 1 : 4. B. a : b 1 : 4. 
Câu 11: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, 
FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là 
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. 
Câu 12: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng 
thuốc thử là 
A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. 
Câu 13: Cho sơ đồ , tìm Y , Z 
A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6. B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2. 
C. C6H5OH, C6H5Cl. D. C6H5ONa, C6H5OH. 
Câu 14: Nilon–6,6 là một loại 
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. 
Câu 15: Phát biểu không đúng là: 
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí 
CO2 lại thu được axit axetic. 
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được 
phenol. 
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được 
anilin. 
D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH 
lại thu được natri phenolat. 
Câu 16: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với 
dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9. 
Câu 17: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong 
dãy có tính chất lưỡng tính là 
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. 
Câu 18: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. 
Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: 
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 5 
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. 
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO. 
Câu 19: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ 
phản ứng với 
A. kim loại Na. 
B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. 
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. 
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách 
A. điện phân nóng chảy NaCl. 
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. 
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. 
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. 
Câu 21: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau 
(tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. (CH3)3COH. B. CH3OCH2CH2CH3. 
C. CH3CH(OH)CH2CH3. D. CH3CH(CH3)CH2OH. 
Câu 46: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng 
chảy của chúng, là: 
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. 
Câu 22: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là: 
A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2. 
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen. 
Câu 23: Mệnh đề không đúng là: 
A. Fe2+ oxi hoá được Cu. 
B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch. 
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. 
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+. 
ĐHKB 2007: 
Câu 1: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: 
A. anilin, metyl amin, amoniac. 
B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. 
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. 
D. metyl amin, amoniac, natri axetat. 
Câu 2: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ 
A. nhận 13 electron. B. nhận 12 electron. 
C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron. 
Câu 3: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác 
dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: 
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4. 
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. 
Câu 4: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng 
với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là 
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. 
Câu 5: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch 
NaOH là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Câu 6: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là 
A. protit luôn chứa chức hiđroxyl. B. protit luôn chứa nitơ. 
C. protit luôn là chất hữu cơ no. D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn. 
Câu 7: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: 
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 6 
B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. 
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. 
Câu 8: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của 
aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với 
dung dịch HCl là 
A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T. 
Câu 9: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm 
các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là 
A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X. C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z. 
Câu 10: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng 
là 
A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá. C. môi trường. D. chất khử. 
Câu 11: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp 
X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa 
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH. 
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl. 
Câu 12: Cho các phản ứng xảy ra sau đây: 
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ 
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑ 
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là 
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. 
C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. 
Câu 13: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH , số loại 
trieste được tạo ra tối đa là 
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ 
A. NaNO2 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và H2SO4 đặc. 
C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc. 
Câu 15: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là 
A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3. 
Câu 16: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung 
dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. 
Câu 17: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngănxốp). Để 
dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- 
không bị điện phân trong dung dịch) 
A. b > 2a. B. b = 2a. C. b < 2a. D. 2b = a. 
Câu 18: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều 
tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì 
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. 
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. 
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. 
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. 
Câu 19: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: 
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). 
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). 
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. 
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. 
Câu 20: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 
dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là 
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3. 
 CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP LÝ THUYẾT THPT QUỐC GIA 2017 
• BIÊN SOẠN: GV – LÊ TRỌNG DŨNG –THPT KRÔNG BÔNG - LH: 0974 .434.868. 
• NHẬN DẠY KÈM : LỚP 8,9,10,11,12 VÀ CĐ-ĐH. 
 Trang 7 
Câu 21: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol 
(rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. 
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + 
c).Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit 
A. no, đơn chức. B. không no có hai nối đôi, đơn chức. 
C. không no có một nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức. 
Câu 23: Phát biểu không đúng là 
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2. 
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. 
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương. 
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. 
Câu 24: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 
chất lỏng trên là 
A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. 
C. dung dịch NaOH. D. giấy

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_on_tap_ly_thuyet_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_201.pdf