Chuyên đề Ngữ văn: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi lớp 9

doc 26 trang Người đăng haibmt Lượt xem 26631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Ngữ văn: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Ngữ văn: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi lớp 9
CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – GV trường THCS&THPT Hai Bà Trưng
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị luận xã hội (NLXH) là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường phổ thông. Tuy nhiên về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng HSG lớp 9 vẫn còn nhiều khó khăn khi đứng trước kiểu bài này. Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là HS không biết tìm ý và lập dàn ý, tìm dẫn chứng cho đề NLXH. Sở dĩ như vậy là vì loại bài này phải tự suy nghĩ, không sao chép được từ các tài liệu có sẵn cách ra đề NLXH phong phú, đa dạng
Từ thực tiễn đó, với kinh nghiệm của một giáo viên tham gia nhiều năm công tác bồi dưỡng HSG, tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề: Rèn kĩ năng làm văn Nghị luận xã hội cho HSG lớp 9. 
Chuyên đề gồm ba phần chính
- Phần thứ nhất: Giới thiệu chương trình và thời lượng.
- Phần thứ hai: Nội dung (nêu một số hiểu biết cơ bản về NLXH như đặc điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài văn NLXH).
- Phần thứ ba: Luyện tập thực hành.
II. NỘI DUNG
 PHẦN THỨ NHẤT
 Chương trình, thời lượng
 	Các đề văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THCS (Kiến thức cơ bản trong SGK) 
 	Lớp 7
- Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
- Đề 2: Hãy chứng minh rằng rừng đã bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng.
 	Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
- Đề 4: Hãy chứng minh rằng, đời sống của chúng ta sè bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác.
- Đề 6: 
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
 	Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ trên? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
- Đề 7: 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
 	Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
- Đề 8: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
- Đề 9: Dân gian có câu Lời nói gói vàng đồng thời lại có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 	Qua hai câu thơ trên, em hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
- Đề 10: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Lớp 8
- Đề 1: Từ bài Bàn về phép học của La Sơ Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
- Đề 2: Câu nói của M.Go-rơ-ki: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Đề 3: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước.
- Đề 4: Hãy nói “ không” với các tệ nạn.
Lớp 9
- Đề 1: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
- Đề 2: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt tay dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn..). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
- Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển nhưng đã có nhiều huy chương vàng tại các cuộc thi về toán, lí, ngoại ngữNăm 2004, sinh viên Việt nam đoạt giải vô địch Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
- Đề 4: Một hiện tượng khá phổ biến hiên nay là vứt rác ra những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là nổi tiếng người ta cũng tiệ tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ của mình. 
 Chương trình, thời lượng dạy NLXH trong dạy HSG
Tổng số tiết: 14 tiết (Ngoài ra còn kết hợp luyện tập khi luyện đề tổng hợp)
Cụ thể:
Tiết
Nội dung bài học
Ghi chú
1
Một số hiểu biết chung về văn nghị luận.
2
Đề văn nghị luận xã hội và cách làm bài văn nghị luận xã hội
3
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
4
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
5
Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
6
Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
7
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong TP văn học.
8
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong TP văn học.
9
Rèn kĩ năng
10
Rèn kĩ năng
11
Rèn kĩ năng
12
Rèn kĩ năng
13
Rèn kĩ năng
14
Rèn kĩ năng
 PHẦN THỨ HAI
A. Một số hiểu biết chung
I. Nghị luận và văn nghị luận
- Nghị luận: bàn bạc, lí giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
- Văn nghị luận là lọai văn dùng để bàn bạc về một vần đề, một hiện tượng, một nhận định hoặc về một giá trị của một tác phẩm văn học.
Có nhiều cách bàn bạc, có khi dùng những bằng chứng để người ta tin tưởng hơn (chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra bằng chứng để người ta hiểu cặn kẽ hơn (giải thích), cũng có khi phải phát biếu ý kiến của mình (bình luận) hoặc chỉ ra những giá trị của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm), hoặc chỉ ra những giá trị của một hình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), hoặc phải giảng giải để bình giá một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng).
Dù là khi chứng minh, giải thích hay bình luận, phân tích tác phẩm, bình giảng tác phẩm thì người viết văn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm đúng đắn và phải lựa chọn một phương pháp trình bày, lập luận khoa học, phải dùng những lí lẽ, những dẫn chứng và cách trình bày những lí lẽ, dẫn chứng này theo một cách thức nhất định.
II. Đặc điểm
- Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống xã hội hay nội tâm con người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy logic nên nó phải tuân thủ chặt chẽ tư duy logic.
- Những quy tắc này biểu hiện ở hình thức cả bài, bao giờ cũng phải có: NÊU VẤN ĐỀ (mở bài), GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (thân bài), KẾT THÚC VẤN ĐỀ (kết bài), biểu hiện ở kết cấu từng đoạn văn, có mở đoạn, triển khai đoạn, sơ kết đoạn, biểu hiện ở mục đích bài viết: làm cho người đọc HIỂU đến TIN rồi tiến đến xây dựng một THÁI ĐỘ ĐÚNG và hướng dẫn những hành động khác.
III. Phân loại văn nghị luận
 Nhìn từ nội dung đề tài ta có thể chia văn nghị luận thành 2 loại lớn
1. Nghị luận văn học
Là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật, phân tích, bình luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học, trao đổi về một vấn đề lí luận văn học hoặc làm sáng tỏ một nhận định văn học.
2. Nghị luận xã hội 
Theo từ điển từ và ngữ Hán Việt, nghị luận là dùng lí luận để phân tích ý nghĩa phải trái, bàn bạc, mở rông vấn đề. Còn xã hội trước hết là một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu xã hội là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội- nhân sinh, một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp, một hình tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên, môi trường. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Nói chung cả hai loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống bằng một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
B. Đề văn nghị luận xã hội và cách làm bài văn nghị luận xã hội
I. Đề văn nghị luận xã hội
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
II. Cách làm bài văn nghị luận xã hội 
1. Yêu cầu chung của một bài nghị luận xã hội
- Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung (dù là một bài văn chỉ có độ dài khoảng 300, 400 từ đến 500, 600 từ): tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn, có ý triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục.
1.1. Kĩ năng tìm hiểu đề 
- Đọc kĩ đề, lưu ý những từ ngữ quan trọng gợi hướng làm bài.
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận để tránh nhầm lẫn về phương pháp.
- Xác định nội dung nghị luận để tránh lạc đề.
- Xác định phạm vi tư liệu cho bài viết.
GV đặc biệt lưu ý kiểu ra đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh, những đề mở để học HS làm quen với những yêu cầu mới trong làm văn nghị luận.
1.2. Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý 
1.3. Kĩ năng dựng đoạn
- Viết đoạn mở bài: cách trực tiếp, cách gián tiếp
+ Từ những câu chuyện, câu thơ, tục ngữ ca dao, lời bài hát... dẫn dắt vào nội dung bàn luận.
+ Định nghĩa vấn đề cần bàn luận.
+ Đặt ra những câu hỏi về vấn đề cần bàn luận.
+ Phản đề.
- Viết các đoạn thân bài: Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn (diễn dịch, qui nạp, tổng – phân - hợp), kĩ năng liên kết đoạn ( sử dụng từ ngữ, câu để liên kết)
- Viết đoạn kết bài: xây dựng đoạn kết bài tương ứng với mở bài, các cách kết bài
 	Trong qu¸ tr×nh dùng ®o¹n, chó ý kÜ n¨ng dïng tõ, ®Æt c©u, ph¸t triÓn ý ®Ó t¨ng chÊt v¨n vµ ®é s©u s¾c cho bµi viÕt. KÕt hîp c¸c kiÕn thøc GV cung cÊp, c¸c vÝ dô minh ho¹, cÇn dµnh thêi gian cho HS luyÖn viÕt vµ chÊm ch÷a, ph¸t huy tÝnh s¸ng t¹o cña HS trong lµm v¨n.
- Đảm bảo về kiến thức: đó là những hiểu biết nhất định về chính trị- pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí- xã hội, những tin tức thời sự cập nhật 
1.4. Kĩ năng tìm dẫn chứng
- Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, những con số chính xác về một sự việc nào đó.
- Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
- Lưu ý: Một số dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích phù hợp ( VD: dẫn chứng về cuộc đời Bill Gates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người hoặc vừa cho đề bài về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về tấm lòng nhân ái...)
2. Yêu cầu cụ thể cho từng dạng đề 
2.1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
2.1.1. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sốngcủa con người.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
-Về hình thức, bài viết phải có bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
Dạng bài này không chỉ có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách thiết thực với học sinh mà còn là hình thức luyện tập kĩ năng nghị luận, vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận vào một loại đề cụ thể. Nếu như bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống từ việc phân tích sự việc cụ thể mà rút ra những vấn đề tư tưởng thì bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí lại đi từ phân tích, giải thích một tư tưởng đối với đời sống con người. 
2.1.2. Các dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đặc điểm dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí: đối với HS trong nhà trường phổ thông, do tâm lí lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thứcNhững vấn đề này đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn ( tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn nổi tiếng)
- Nghị luận về một quan điểm, đạo đức, lối sống. 
- Nghị luận về một quan niệm, một quan điểm về các vấn đề văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng.
 - Nghị luận về phương pháp tư tưởng.
2.1.3. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí 
 	Để triển khai bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần xác định đúng nội dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung đó mà giải thích, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề và rút ra bài học. 
 Có các bước triển khai như sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn ( Từ ngữ, hình ảnh).
- Phân tích, lí giải các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng, đạo lí và hành động.
Trong khi viết bài, cần phối hợp các thao tác nghị luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luậnCần diễn đạt giản dị, ngắn gọn, sáng sủa, nhất là cần nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.
a. Mở bài
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề bài đưa ra ý kiến, nhận định).
b. Thân bài 
b.1. Giải thích khái niệm
 	Tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn, với câu ngạn ngữ Thời gian là vàng, điều cần giải thích trước hết là khái niệm Thời gian và Vàng rồi trên cơ sở đó giải thích , cắt nghĩa nội dung câu ngạn ngữ. Với lời dạy của Phật Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi, trước hết cần xác định nghĩa đen của những từ Giọt nước, biển cả, không cạn rồi suy luận ra nghĩa bóng.
 	Có những đề bài, khâu giải thích có thể làm gọn gàng, đơn giản nhất là khi trong yêu cầu, nhận định không có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những hình ảnh có khả năng khơi gợi những tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài, khâu giải thích cần làm rất công phu. Chẳng hạn với quan niệm về ý nghĩa của việc đọc sách Đọc là biến đi khỏi thế giới. Đọc là tìm lại thế giới. Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong tay có rất nhiều các mệnh đề cần giải thích. Nếu không giải thích tường tận những mệnh đề đó sẽ không xác định nổi ý nghĩa, phạm vi ý nghĩa trong quan điểm về ý nghĩa của việc đọc sách.
b.2. Phân tích, lí giải
 	Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất vấn đề cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
 	Để làm được việc này, chúng ta cần tách vấn đề thành các khía cạnh nhỏ để xem xét, nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát tìm hiểu. Muốn đặt ra các câu hỏi thật sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của đề, cần làm thật tốt khâu giải thích để xác định chính xác vấn đề mà đề bài đặt ra cùng với các khía cành và phương diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì cần lí giải cho vấn đề trở nên sáng tỏ, rõ ràng. Chẳng hạn với vấn đề nhận thức được đặt ra trong câu thơ của Tố Hữu: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” thì sau khi giải thích để xác định rằng Sống đẹp là lối sống tích cực, là lối sống cao cả mà con người luôn hướng tới, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh đạt ra những câu hỏi sau:
 - Sống đẹp là sống có lí tưởng như thế nào?
 - Sống đẹp là sống có những phẩm chất gì?
 - Sống đẹp là sống có mối quan hệ như thế nào với mọi người?
 	Với những câu hỏi đó, cho học sinh thấy rõ những khía cạnh sau: Sống đẹp là sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung, vị tha và biết tha thứ, biết hướng thiện. Sống đẹp là sống có lý tưởng, hoài bão và ước mơ và bằng nghị lực, bằng ý chí, kiên định phấn đấu đạt ước mơ đó. Sống đẹp là sống trung thực, trong sáng, giản dị và mạnh khỏe. Sống đẹp dám đương đầu với khó khăn thử thách, hi sinh, không sợ hiểm nguy, không sợ thất bại, không sợ đấu tranh. Sống đẹp thực sự hòa mình với mọi người, sống có ích cho mình, cho đời với nguyện ước làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Sống đẹp luôn lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng để vượt lên tự hoàn thiện, trở thành người có ích, sống có ích.
 	b.3. Bình luận đánh giá 
Đây là phần việc học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất, cũng là phần việc khó khăn nhất. Vì vậy, trước hết cần phải đánh giá vấn đề ở các bình diện, khía cạnh khác nhau: Ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng-sai, đóng góp- hạn chếTừ sự đánh giá trên các bình diện, hướng dẫn học sinh nhìn nhận giá trị của vấn đề như một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận nhận thức cũng như trong tình cảm, tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tính chất cụ thể của từng đề bài mà học sinh có thể bổ sung, thêm bớt các phần khác nhau: liên hệ, mở rộng; rút ra bài học. Phần này nên có trong những đề bài đề cập đến những vấn đề gắn liền hoặc gần gũi với đời sống của lứa tuổi học sinh. Ví dụ: phương pháp học tập, tích lũy kiến thức, quan hệ bạn bè, cách sống và cách ứng xửỎ những đề bài như thế, việc liên hệ, mở rộng cũng chứng tỏ mức độ hiểu và khả năng cảm nhận vấn đề của học sinh. Chẳng hạn quay trở lại với quan niệm của Tố Hữu Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn thì ở phần này cần nêu những nội dung sau
 	- Khẳng định đây là quan niệm sống đúng đắn, cao đẹp
- Phê phán những quan niệm chưa đúng về lối sống của thanh niên: thiếu lý tưởng, không hoài bão, ham vui chơi lạc thú, sống lạc điệu, thác loạn trong tình ái và nghiện ngập. Không ít học sinh quên học tập, tu thân, sống thu mình, ngại gian khổ, hèn nhát và bi quan
- Liên hệ nhận thức và hành động: hiểu đúng về lối sống đẹp, thực hiện nhiệm vụ và quyết tâm học tập và rèn luyện trở thành người sống có ích.
c. Kết bài
 	- Khẳng định lại vấn đề
 Tóm lại , mô hình ý và bố cục bài viết này chỉ là một cách, trong khi triển khai có thể linh hoạt đề xuất ra nhiều ý và bố cục khác, miễn là làm sáng tỏ được vấn đề và có sức thuyết phục cao 
2.1.4. Đề vận dụng
 	Đề 
 	Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, văn hào Nga M.Go-rơ-ki viết:
 Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
 	Từ ý kiến trên, em hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vai trò của sách và việc đọc sách trong cuộc sống hôm nay.
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, đặt câu...
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
b.1. Giải thích:
 	Trong quá trình sống và lao động, con người đã tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần. Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
- Sách phản ánh và lưu giữ những tri thức, những kinh nghiệm sống, những tư tưởng, những bài học đạo lí của con người trong suốt trường kì lịch sử.
- những chân trời mới: Cách nói ẩn dụ chỉ những hiểu biết mới, những kiến thức mới.
=> Sách đem đến cho con người những hiểu biết, cung cấp cho con người những kiến thức trong mọi lĩnh vực.
b.2. Vai trò của sách trong cuộc sống của con người: 
- Sách cung cấp, nâng cao cho con người những hiểu biết về tự nhiên, xã hội (dẫn chứng)
- Sách giúp con người khám phá bản thân mình, tác động đến tình cảm, tâm lí, hành vi làm phong phú đời sống tâm hồn con người, giúp con người tự hoàn thiện bản thân (dẫn chứng)
- Sách còn có tác dụng giải trí làm cho con người quên đi những mệt nhọc trong cuộc sống ( dẫn chứng)
b.3. Đọc sách và cách đọc sách:
- Đọc sách là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi con người trong suốt cuộc đời. Phải tạo cho mình thói quen đọc sách, tạo cho mình thái độ trân trọng sách.
- Để việc đọc sách có kết quả cần phải biết lựa chọn sách đọc, xác định mục đích đọc, có phương pháp đọc và ghi chép khoa học đê có hiệu quả cao.
c. Kết bài:
- Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò 
2.2. Nghị luận về một sự việc, hiện t

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_HSG_VAN_NGHI_LUAN.doc