Chuyên đề ngữ văn 9 Củng cố, hệ thống hóa kiến thức và rèn kĩ năng làm văn cho HS lớp 9 I. Môn Ngữ Văn THCS là một trong 3 môn thi quyết định việc các em học sinh lớp 9 có thể bước vững vàng vào lớp 10 THPT. Trong phân môn ngữ Văn 9 thì Văn học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bởi cấu trúc thông thường một đề thi vào lớp 10 THPT,môn Ngữ văn, trước năm 2009, gồm 4 phần(thang điểm 10). Phần I. Trắc nghiệm (1 đến 2 điểm). Phần II. Tiếng Việt (1đến 2 điểm). Phần III.Câu hỏi nhỏ liên quan đến tác giả,tác phẩm Văn học (1 đến 2 điểm). Phần IV. Tự luận Văn học ( 4 đến 5 điểm). Còn theo định hướng ôn thi vào lớp 10 của Sở năm 2009 (không có trắc nghiệm) thì cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT gồm 3 phần: Phần I. Tiếng Việt (2 điểm). Phần II.Viết một bài văn thuyết minh ngắn hoặc một văn bản nghị luận xã hội (khoảng 300 từ)(3điểm). Phần III. Tự luận Văn học (5 điểm). Từ cơ cấu điểm của một đề thi như vậy, chúng ta thấy cần phải quan tâm thích đáng đến việc ôn luyện phần Văn học.Hơn nữa ngay cả câu hỏi trắc nghiệm hay câu hỏi về Tiếng Việt như biện pháp tu từ, về câu, về ngữ âm phần lớn đều được trích từ các văn bản nghệ thuật đã được học Cho nên việc ôn luyện tốt phần Văn học không những giải quyết được các yêu cầu của bài thi mà còn giải quyết được các vấn đề về câu hỏi trắc nghiệm, về Tiếng Việt trong đề thi. CHUYÊN ĐỀ: CỦNG CỐ, HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VÀ RÈN KĨ NĂNG VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 Tầm quan trọng của vấn đề: I. Môn Ngữ Văn THCS là một trong 3 môn thi quyết định việc các em học sinh lớp 9 có thể bước vững vàng vào lớp 10 THPT. Trong phân môn ngữ Văn 9 thì Văn học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bởi cấu trúc thông thường một đề thi vào lớp 10 THPT,môn Ngữ văn, trước năm 2009, gồm 4 phần(thang điểm 10). Phần I. Trắc nghiệm (1 đến 2 điểm). Phần II. Tiếng Việt (1đến 2 điểm). Phần III.Câu hỏi nhỏ liên quan đến tác giả,tác phẩm Văn học (1 đến 2 điểm). Phần IV. Tự luận Văn học ( 4 đến 5 điểm). Còn theo định hướng ôn thi vào lớp 10 của Sở năm 2009 (không có trắc nghiệm) thì cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT gồm 3 phần: Phần I. Tiếng Việt (2 điểm). Phần II.Viết một bài văn thuyết minh ngắn hoặc một văn bản nghị luận xã hội (khoảng 300 từ)(3điểm). Phần III. Tự luận Văn học (5 điểm). Từ cơ cấu điểm của một đề thi như vậy, chúng ta thấy cần phải quan tâm thích đáng đến việc ôn luyện phần Văn học.Hơn nữa ngay cả câu hỏi trắc nghiệm hay câu hỏi về Tiếng Việt như biện pháp tu từ, về câu, về ngữ âm phần lớn đều được trích từ các văn bản nghệ thuật đã được học Cho nên việc ôn luyện tốt phần Văn học không những giải quyết được các yêu cầu của bài thi mà còn giải quyết được các vấn đề về câu hỏi trắc nghiệm, về Tiếng Việt trong đề thi. II. Nhìn lại toàn bộ chương trình Ngữ Văn (phần Văn học ) 9 gồm: PHẦN I. CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN 1. Phong cách Hồ Chí Minh ( Lê Anh Trà) 2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Market) 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ của trẻ em. 4. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) 5. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoa) 6. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphongten (Hi-pô-lit-ten) 7. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) PHẦN II: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Các em được học 5 tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XVI, XIIX,XIX) 1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 2. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) 3. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) 4. Truyện Kiều (Nguyễn Du) 5. Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) PHẦN III: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (Các em được học những sáng tác ở 3 giai đoạn: trong kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ và trong thời bình. Gồm 11 bài thơ, 5 truyện ngắn) 1. Thơ: - Đồng chí (Chính Hữu) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Bếp lửa (Bằng Việt) - Ánh trăng (Nguyễn Duy) - Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Nói với con (Y Phương) - Sang thu (Hữu Thỉnh) - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) - Con cò (Chế Lan Viên) - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) 2. Truyện: - Làng (Kim Lân) - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) - Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long) - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Bến quê (Nguyễn Minh Châu) PHẦN IV: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI ( tác phẩm văn học) 1. Cố hương (Lỗ Tấn) 2. Mây và sóng (Targo) 3.Con chó bấc ( trích Tiếng gọi nơi hoang dã - Jack London) 4. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ( Trích Rô- bin- xơn Cru- xô - Đe-ni-ơn Đi-phô) 5. Những đứa trẻ ( Trích Thời thơ ấu- Macxim Gorơki). 6.Bố của Xi mông ( Guyđơ Mô- pa- xăng). III.Trong quá trình làm bài các em thường mắc phải những thiếu sót và hạn chế: 1. Về kiến thức: - Do số lượng tác phẩm khá nhiều nên khả năng nhớ nội dung cụ thể từng tác phẩm của các em còn hạn chế. - Khi trình bày hiểu biết về tác giả các em thường nhầm lẫn tác giả này với tác giả khác. - Ghi lại tên tác phẩm hay đoạn trích cũng không chính xác. VD:Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2007- 2008 Câu II (2điểm) Cho khổ cuối “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và hỏi: 1. Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Khi trả lời các em lại bớt từ “ trích trong bài thơ “ Về tiểu đội xe không kính” như thế các em đã bị mất 0,25 điểm. + Về kĩ năng làm bài: - Các em chưa biết huy động tất cả những kiến thức mình đã tích lũy được trong quá trình học tập để trình bày trong bài viết của mình. - Không xác định được luận điểm, luận cứ mà đề yêu cầu - Diễn đạt lủng củng. - Chưa biết cách dựng đoạn văn. - Chưa xác định đúng trọng tâm mà đề yêu cầu. VD: Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2009- 2010 yêu cầu viết một bài văn thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Học sinh làm lạc sang phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều, bởi thế mà điểm thi của các em chưa cao. - Phân bố thời gian không hợp lí. Dành quá nhiều thời gian cho câu ít điểm, đến câu cuối tự luận Văn học còn quá ít thời gian. - Các em rất lúng túng, mất nhiều thời gian cho việc viết mở bài. Trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp ở học trò khi làm bài.Vậy làm thế nào để khắc phục được những lỗi đó của học trò.Xuất phát từ suy nghĩ ấy, tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề “ Hệ thống, củng cố, rèn kĩ năng Văn học cho học sinh lớp 9”. B. Hệ thống, củng cố kiến thức Văn học cho học sinh lớp 9 I. Trước hết cần hệ thống lại kiến thức Văn học cho học sinh theo từng chuyên đề.Với mỗi chuyên đề giáo viên cần ôn tập và củng cố cho học sinh : 1. Tên chuyên đề ( Giúp các em dẫn dắt để viết mở bài dễ dàng) 2. Tên tác giả, tác phẩm thuộc chuyên đề đó. 3. Những điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm trong chuyên đề. 4. Ôn từng tác phẩm cụ thể với các nội dung: a. Thuyết minh tác giả: - Tên tuổi, quê quán. - Gia đình. - Thời đại sống. - Bản thân. - Phong cách. - Tác phẩm chính. b.Hoàn cảnh sáng tác. c.Giải thích nhan đề.Bởi đặt tên cho tác phẩm, người sáng tác đã gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình rồi. Trong các đề thi thường có những câu hỏi như vậy: "Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kỳ mạn lục"; "Giải thích ý nghĩa nhan đề bài Sang thu của Hữu Thỉnh" d.Trình bày cảm nhận về một vấn đề then chốt, một điểm sáng trong tác phẩm. VD. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao? e. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. g. Luyện đề. Cụ thể, theo định hướng ôn tập của Sở ra hàng năm ta có các chuyên đề sau: Chuyên đề 1. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI. Tập trung vào 3 văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. Hoàng Lê nhất thống chí ( Hồi 14) – Ngô gia văn phái. Truyện Kiều ( 5 trích đoạn) – Nguyễn Du. Sau khi đã ôn kiến thức cụ thể của từng tác phẩm, cần cho học sinh có cái nhìn tổng quát để các em có thể chốt lại kiến thức có liên quan đến tác phẩm. VD1: Sau khi học 5 trích đoạn của Truyện Kiều các em phải nắm được những kiến thức cơ bản xuyên suốt 5 đoạn trích: 1.Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Thúy Kiều. 2.Vẻ đẹp của người phụ nữ. 3.Tấm lòng của Nguyễn Du. 4.Hiện thực về một xã hội trong Truyện Kiều. 5. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tuyệt diệu, nghệ thuật tả người ( Nhân vât chính diện được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, còn nhân vật phản diện lại được miêu tả bằng bút pháp tả thực,bút pháp tinh diệu - tả hình dáng,tài năng con người cảnh vật cũng có thể góp phần dự báo trước tương lai số phận con người), nghệ thuât miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua dáng vẻ, nét mặt và trực tiếp qua nội tâm nhân vật 6.Từ đó khái quát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều. VD2: Học sinh cần phát hiện ra điểm giống và khác nhau qua hai tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” “Truyện Kiều” * Giống: - Đều viết về người phụ nữ bằng một cái nhìn nhân đạo,đầy yêu thương, trân trọng và phát hiện ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ: + Vẻ đẹp ngoại hình. + Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất. * Khác: - Cũng là vẻ đẹp ngoại hình nhưng ở Vũ Nương là vẻ đẹp chất phác của một cô gái thôn quê vốn con nhà khó, còn ở Thúy Kiều là vẻ đẹp khuê các ngoài ra nàng còn có thêm vẻ đẹp của tài năng. - “Chuyện người con gái Nam Xương” viết vào thế kỉ XVI đánh dấu sự thành công của thể loại truyện ngắn Việt Nam, có yếu tố truyền kì.Và bi kịch của Vũ Nương là bi kịch của sự ghen tuông, của thói gia trưởng vũ phu, trọng nam khinh nữ,của chiến tranh phi nghĩa và là bi kịch của sự vò võ một mình đảm đang, tần tảo nuôi mẹ dạy con mà vẫn bị chồng nghi oan phải tìm đến cái chết. - Truyện Kiều được viết vào cuối thế kỉ XIIX đầu thế kỉ XIX đưa thể thơ lục bát của dân tộc đạt tới đỉnh cao của giá trị nghệ thuật.Và bi kịch của Thúy Kiều là bi kịch của tình yêu tan vỡ, của thể xác và nhân phẩm bị vùi dập, đọa đầy Chuyên đề 2. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM. Bao gồm 11 bài thơ và 5 truyện ngắn, cần cho học sinh sắp xếp theo chủ đề: I. Hình ảnh người lính (Gồm 3 bài thơ và 2 truyện ngắn). 1. Trong kháng chiến chống Pháp : Đồng chí – Chính Hữu. 2. Trong kháng chiến chống Mĩ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. 3. Trong thời bình: Ánh trăng – Nguyễn Duy. Cách sắp xếp như vậy sẽ giúp các em dễ nhớ, dễ so sánh để nhận thấy phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ ở từng thời kì có sự phát triển như thế nào ?. Cụ thể: + Ta bắt gặp hình ảnh những anh lính Cụ Hồ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: - Xuất thân từ nông dân. - Có lí tưởng sống cao đẹp. - Có ý chí, nghị lực phi thường. - Có tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. - Lạc quan yêu đời. + Trong kháng chiến chống Mĩ, những người lính Cụ Hồ không chỉ mang trong mình đầy đủ những phẩm chất của người lính trong kháng chiến chống Pháp mà ở họ còn có sự khác biệt: - Xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau( Họ là những anh lính lái xe, những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Họ vừa tạm biệt mái trường, tạm biệt phố phường, gia đình người thân xung phong vào tiền tuyến - nơi hiểm nguy khốc liệt nhất để khẳng định mình. Họ được trang bị một thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. ). - Không chỉ có tình đồng chí, ở họ còn có tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý ( Tình phụ tử cuả cha con ông Sáu- Chiếc lược ngà). - Họ trẻ trung,trong sáng, giàu mơ ước, tinh nghịch yêu đời.( những người lính lái xe – Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ba nữ thanh niên xung phong – Những ngôi sao xa xôi ) + Đến với người lính trong thời bình, Nguyễn Duy đã hoàn thiện thêm vẻ đẹp của người lính.Vượt lên những phút giây quên lãng, những cám dỗ đời thường họ vẫn luôn sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ. II. Hình ảnh con người mới trên mặt trận lao động sản xuất qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ” hiện ra với những phẩm chất: - Họ yêu nghề, say mê công việc và có ý thức trách nhiệm với công việc. - Họ lạc quan yêu đời. Dù lao động trong hoàn cảnh núi cao hay biển sâu thì họ điều là những tấm gương lao động đáng ngợi ca, trân trọng.Họ chính là mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. III. Hình ảnh người phụ nữ. 1.Người bà ( Bếp lửa – Bằng Việt) hiện ra tần tảo, lam lũ,bền bỉ, nhẫn lại và giàu tình yêu thương con cháu. 2.Người mẹ : - Trong bài thơ Con cò – Chế Lan Viên hiện lên với tình mẫu tử sâu nặng, tha thiết. - Trong Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm mang đậm tính chất của thời đại mới – thời đại chống Mĩ cứu nước và đậm chất Tây Nguyên.Mẹ tần tảo,lam lũ, vất vả vừa phải thực hiện thiên chức làm mẹ vừa phải tăng gia sản xuất và tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.Trong trái tim mẹ, tình yêu con cứ lớn dần lên hòa nhập vào tình yêu đất nước, hòa chung với khát vọng của dân tộc. 3. Người vợ (Bến quê – Nguyễn Minh Châu).Là hình tượng người phụ nữ trong Văn học thời kì đổi mới sau năm 1975 – không mang vẻ đẹp kì vĩ,lãng mạn, huyền thoại như người phụ nữ trong Văn học giai đoạn kháng chiến mà mang vẻ đẹp lặng thầm, nhẫn lại, thủy chung, tần tảo. 4.Những cô gái trẻ: - Trong Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Lặng lẽ Sa pa của nguyễn Thành Long, họ đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam, đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam lớn lên và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Họ có thể trực tiếp, gián tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến, họ đều là những người sắn sàng đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần, sãn sàng hiến dâng tuổi xuân, trí tuệ của mình cho đất nước. Họ đều là những Đoàn viên thanh niên của thời đại mới – Thời đại Hồ Chí Minh. IV. Hình ảnh người nông dân trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, mang trong mình tình yêu tha thiết làng quê hòa quyện với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến chống Pháp. V. Viết về tình cảm gia đình: 1. Tình bà cháu (Bếp lửa – Bằng Việt).Nỗi nhớ bà gắn liền với nỗi nhớ quê hương, đất nước của người cháu ở phương xa được thể hiện xúc động qua hình ảnh giản dị quen thuộc giàu ý nghĩa biểu tượng : hình ảnh bếp lửa. 2.Tình mẫu tử ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò). 3. Tình phụ tử : - Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tình cha con thắm thiết và mãnh liệt được bộc lộ trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Trong bài thơ “ Nói với con” mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người. Từ đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống. 4. Tình vợ chồng ( Bến quê ) Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật Nhĩ vào những tình huống nghịch lí để đến cuối cuộc đời anh mới thấm thía tình cảm gia đình và anh đã nhận ra gia đình là mái ấm hạnh phúc, là nơi nương tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi người.Từ đó nhà văn muốn nói với chúng ta: Mỗi người hãy sớm nhận ra và biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp của quê hương xứ sở và tình cảm gia đình. Chỉ có thoát ra khỏi những điều chùng chình mỗi người mới có thể hướng tới những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. VI. Viết về Bác. - Viếng lăng Bác là những trạng thái cảm xúc khác nhau của tác giả: + Khổ 1 là niềm ân hận vì mình đến viếng Bác quá muộn mằn, hàng tre trồng cạnh lăng Bác đã bát ngát trong sương, như những con người Việt Nam trung dũng kiên cường bên cạnh người Cha thân yêu. + Khổ 2 là niềm xúc động trước khung cảnh thiên nhiên và con người Việt Nam cũng như nhân dân thế giới vẫn luôn kính yêu, quây quần và hướng về Người. + Khổ 3 là trạng thái đau đớn xót xa khi thấy Bác nằm trong cái bình yên vĩnh hằng. + Khổ 4 từ niềm nhớ thương, đau xót,ân hận vì đến thăm Bác muộn mằn mà nhà thơ ao ước được ở mãi bên cạnh Người. VII. Viết về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Các tác giả bằng các tác phẩm của mình đã đưa ta đến với mọi miền quê của tổ quốc: - Đến với “ Đoàn thuyền đánh cá” là đến với vùng biển Hạ Long đẹp tráng lệ, giàu có biết bao.Thề hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niền vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. - Đến với “Mùa xuân nho nhỏ” là đến với xứ Huế mộng mơ.Chảy giữa bài thơ là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dào dạt, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đấy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời. - Sang thu là bức tranh thu mang đậm màu sắc dân dã, chân quê của vùng đồng bằng bắc bộ nhưng được vẽ bằng những nét rất tinh tế, mới mẻ, ẩn chứa cả những chiêm nghiệm nhân sinh sâu sắc, mặc dù chỉ vẻn vẹn ba khổ thơ, với mười hai dòng thơ ngũ ngôn, sáu mươi chữ. - Nếu ai chưa một lần đến Sa pa vùng Tây bắc của tổ quốc hãy đến với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa” của Nguyễn Thành Long để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy chất thơ, sống động, không hề lặng lẽ của núi rừng, của những dinh thự cũ kĩ ẩn hiện trong sương mù. Chuyên đề 3 VĂN BẢN CHÍNH LUẬN. Đặc điểm chính của văn bản chính luận là cách nêu luận điểm, dùng luận cứ và đặc biệt là cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.Bởi thế mà từ các văn bản chính luận này chúng ta giúp các em học tập cách viết một bài văn nghị luận sao cho có sức thuyết phục. Theo các đề ra trước đây của Sở thì văn bản chính luận thường được sử dụng một số trích đoạn để học sinh trả lời các câu hỏi phần tiếng Việt. Vì thế trong quá trình ôn tập cũng cần lưu ý các đoạn văn hay cần trích dẫn để các em phân tích ngữ pháp hoặc giải nghĩa từ, nêu cảm nhận hoặc viết bài nghị luận ngắn. VD.Phân tích các thành phần câu: “ Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu ” ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) Tập trung vào ba văn bản : 1. Phong cách Hồ Chí Minh có chủ đề nói về sự hội nhập với tinh hoa văn hoá thế giới và việc phát huy vẻ đẹp văn hoá dân tộc.Tác giả tập trung chứng minh và lí giải chiều sâu văn hoá Hồ Chí Minh bằng hệ thống lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và thuyết phục. 2. Tiếng nói của văn nghệ là bài tiểu luận hấp dẫn và giàu tính thuyết phục, nhà văn đã phân tích một cách tinh tế và sâu sắc nội dung phong phú, sức mạnh kì diệu của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. 3.
Tài liệu đính kèm: