Chuyên đề một số bài tập tổng hợp môn hóa học 9

doc 25 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2751Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề một số bài tập tổng hợp môn hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề một số bài tập tổng hợp môn hóa học 9
 CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP
1) Cho một lượng kim loại A tác dụng hết với brom, thu được 88,8 gam muối B. Hòa tan B trong nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thấy tạo thành 32,1 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại A trên tác dụng hết với khí oxi, thu được một oxit duy nhất có khối lượng 24 gam.
 	 a. Xác định kim loại A.
 b. Xác định công thức của oxit kim loại A tạo thành
2) . Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm kim loại canxi và canxi cacbua trong một lượng nước lấy dư, sau phản ứng thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C có tỉ khối đối với hiđro là 5.
a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
b. Nếu thể tích của hỗn hợp C là 6,72 lít (đktc), thì giá trị của m là bao nhiêu?
3) . Chia 80 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 78,5 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng, thu được 84,75 gam muối khan.
a. Xác định % về khối lượng của mỗi chất trong X.
b. Tính nồng độ mol/lit của các axit trong dung dịch Y.
4) . Chỉ được dùng thêm dung dịch axit HCl hãy nhận biết các chất rắn, màu trắng, đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4
5) Hòa tan kim loại A bằng axit H2SO4 đặc, nóng theo phản ứng:
 A + H2SO4 ASO4 + X + H2O ( X là SO2 hoặc H2S)
Biết khi hòa tan hoàn toàn 7,2 gam A thì thu được 1680 ml khí X (đktc). Hãy xác định khí X và kim loại A.
6) . Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, sau phản ứng thu được 21,65 gam chất rắn A (trong A nguyên tố kali chiếm 36,03% về khối lượng) và khí B. Tính thể tích khí B ở điều kiện tiêu chuẩn?
7) Cho 0,896 lít (ở đktc) Cl2 hấp thụ hết vào dung dịch X chứa 0,06 mol NaCl; 0,04 mol Na2SO3 và 0,04 mol Na2CO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa m gam muối và V lít (ở đktc) khí Z. Xác định các giá trị m, V
8) Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 2,0 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch B và 6,72 lít (ở đktc) khí H2. Khi thêm 0,4 lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch B thì thấy kết tủa bắt đầu xuất hiện và để kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã dùng tổng cộng là 4,8 lít, dung dịch thu được khi đó gọi là dung dịch C.
a. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
b. Thêm dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch C. Tính thể tích dung dịch HCl 1,0M phải dùng để thu được kết tủa sau khi nung nóng cho ra 10,2 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
9) Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Xác định giá trị của m.
10 Cho một luồng CO dư đi qua ống sứ chứa 15,3 gam hỗn hợp gồm FeO và ZnO nung nóng, thu được một hỗn hợp chất rắn có khối lượng 12,74 gam. Biết trong điều kiện thí nghiệm hiệu suất các phản ứng đều đạt 80%. 
Tính % về khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu ?
Để hòa tan hoàn toàn lượng chất rắn thu được sau phản ứng trên phải dùng bao nhiêu lít dung dịch HCl 2M ?
a/ Gọi a, b lần lượt là số mol FeO và ZnO đã dùng. 
 Theo đề bài chỉ có 0,8a mol FeO và 0,8b mol ZnO phản ứng theo PTHH : 
 FeO + CO Fe + CO2 (1)
 0,8a mol 0,8a mol
 ZnO + CO Zn + CO2 (2)
 0,8b mol 0,8b mol
 Như vậy chất rắn sau p/ ứng gồm 0,8a molFe , 0,8b mol Zn, 0,2a mol FeO dư và 0,2b mol ZnO dư
 Theo đề bài ta có : 72a + 81b = 15,3
 0,8a . 56 + 0,8b . 65 + 0,2a . 72 + 0,2b . 81 = 12,74
 Giải ra : a = b = 0,1 .
 Thành phần phần trăm của các chất : %FeO = = 47% : 
 %ZnO = 100 – 47 = 53 %
 b/ Hỗn hợp sau phản ứng gồm :
 0,8 a = 0,8 . 0,1 = 0,08 mol sắt ; 0,8 b = 0,8 . 0,1 = 0,08 mol kẽm 
 0,2 a = 0,2 . 0,1 = 0,02 mol sắt oxit ; 0,2 b = 0,2 . 0,1 = 0,02 mol kẽm oxit 
 PTHH : Fe + 2HCl " FeCl2 + H2 (3)
 Zn + 2HCl " ZnCl2 + H2 (4)
 FeO + 2HCl " FeCl2 + H2O (5)
 ZnO + 2HCl " ZnCl2 + H2O (6)
 Theo (3) , (4) , (5) , (6) nHCl = 2nFe + 2nZn + 2nFeO + 2nZnO
 = 2 .0,08 + 2 .0,08 + 2 .0,02 + 2 .0,02 = 0,4 ( mol)
 Thể tích dung dịch HCl cần : 0,4 : 2 = 0,2 (lít) 
11) . Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy phân biệt các dung dịch không màu: MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn?
. Trích các hóa chất ra làm các mẫu thử.
Cho lần lượt từng mẫu thử vào các mẫu thử còn lại
MgCl2
NaOH
NH4Cl
BaCl2
H2SO4
MgCl2
-
Kết tủa trắng
-
-
-
NaOH
Kết tủa trắng
-
Khí bay lên
-
-
NH4Cl
-
Khí bay lên
-
-
-
BaCl2
-
-
-
-
Kết tủa trắng
H2SO4
-
-
-
Kết tủa trắng
-
Mẫu thử nào khi cho vào các mẫu thử còn lại tạo ra một chất khí và một chất kết tủa là NaOH
Mẫu tạo ra một chất khí mùi khai là NH4Cl
Ba mẫu còn lại cho kết tủa trắng là MgCl2, BaCl2 và H2SO4
Dùng NaOH cho vào 3 mẫu thử còn lại nhận ra MgCl2
Dùng Mg(OH)2 nhận ra H2SO4 
Còn lại là BaCl2
Phương trình:
MgCl2 + 2 NaOH à Mg(OH)2 + 2NaCl
Mg(OH)2 + H2SO4 à MgSO4 + 2H2O
NaOH + NH4Cl à NaCl + NH3 + H2O
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2 HCl
12) . Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp X gồm 2 oxit của 2 kim loại thu được chất rắn A và khí B.Cho toàn bộ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 1,50 gam kết tủa.
Cho toàn bộ chất rắn A vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11,243 %, không có khí thoát ra, và còn lại 0,96 gam chất rắn không tan. 
	Xác định công thức của hai oxit, biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn
Vì A tác dụng với dd H2SO4 10% không có khí thoát ra, có 0,96 gam chất rắn nên A chứa kim loại không tác dụng dd H2SO4 để tạo ra khí H2, được sinh ra khi oxit của nó bị CO khử. Mặt khác A phải chứa oxit không bị khử bởi CO, oxit đó hòa tan được trong dung dịch H2SO4 tạo dung dịch muối.
Giả sử oxit tác dụng với CO là R2On, oxit không tác dụng với CO là M2Om
PTHH: M2Om + mCO2M + mCO2
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ta có => nM = 
mM = => MM = 32m(g) Lần lượt thử các giá trị m = 1, 2, 3. 
Giá trị phù hợp: m = 2; MM = 64; Kim loại là Cu → CTHH oxit: CuO
- Khi cho A tác dụng dd H2SO4: 
	R2On + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2O
Gọi x là số mol R2On trong A. Ta có => MR = 9n
Lần lượt thử các giá trị n = 1, 2, 3. 
Giá trị phù hợp: n = 3; M = 27; Kim loại là Al → CTHH oxit: Al2O3
13) Chia 34,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit của sắt thành 2 phần bằng nhau.
- Hòa tan hết phần 1 vào 200 gam dung dịch HCl 14,6 % thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33,0 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ của HCl trong dung dịch B là 2,92 %. 
- Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc). 
	1. Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp X.
	2. Tính khoảng giá trị của V có thể nhận
Các PTHH khi cho phần 1 vào dung dịch HCl:
	Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 	(1)
	FexOy + 2yHCl → FeCl2y/x + yH2O 	(2)
	nHCl ban đầu = = 0,8(mol)
	→ 
Từ (1): nFe = = 0,1(mol) => mFe = 0,1 . 56 = 5,6(g)
→ → (*)
Từ (1): nHCl = 2= 2.0,1= 0,2(mol)
mddA = 200 + mddB = 217 + 33 = 250(g)
nHCl dư = nHCl ở (2) = 0,8 - 0,2 - 0,2 = 0,4(mol)
Từ (2): 	(**)
Từ (*) và (**) ta có phương trình
	= → Vậy công thức Oxit sắt là: Fe3O4
Các PTHH khi cho phần 2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng:
	2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O	(3)
	2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O	(4)
Có thể: Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4	(5)
Nếu H2SO4 dư Û (5) không xẩy ra:
 → max =+ = 0,175(mol) → max = 3,92(lít)
Nếu H2SO4 không dư: (5) xẩy ra:
min Û nFe ở (5) = ở (3) và (4)
Đặt nFe (5) = x(mol) => nFe (3) = 0,1 - x
 → ở (3) và (4) =+ 
→ có pt: + = x => x = 
nFe (3) = 0,1 - = 
Khi đó min = = 0,05 (mol) 
=> min = 0,05 . 22,4 = 1,12 (lít)
Vậy khoảng giá trị có thể nhận giá trị của V là: 	1,12 < V < 3,92
14) Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 1,53 lít dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,06g kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml dung dịch E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 83,88g kết tủa. Tìm x, y?
15) Khi điều chế axit sunfuric người ta hấp thụ khí SO3 bằng dung dịch H2SO4 được oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3. Tính lượng khí SO3 hấp thụ vào 200 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm theo khối lượng của SO3 là 40,82%.
16) . X là quặng hematit chứa 64,0% Fe2O3 và Y là quặng mahetit chứa 92,8% Fe3O4 theo khối lượng ( còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được 1 tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi luyện thép thì thu được 420,42 kg thép chứa 0,1% gồm cacbon và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Tính m1 và m2.
17) Đốt 3,72 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Mg trong bình đựng khí Clo, sau một thời gian phản ứng thu được 10,82 gam hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2. Dẫn toàn bộ lượng H2 sinh ra đi qua ống đựng 8 gam CuO nung nóng, sau một thời gian thấy trong ống còn lại 6,72 gam chất rắn ( chỉ có 80% H2 tham gia phản ứng). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
18) a) Ch0 3,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,045 mol H2 ở nhiệt độ cao sinh ra Fe. Mặt khác, hoàn tan hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X trong H2SO4 đặc nóng, dư thu được sản phẩm gồm dung dịch muối sunfat và khí SO2. Hãy viết các phương tình phản ứng và tính thể tích SO2 (đktc).
b) Cho V(ml) dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol NaAlO2 thu được 5,85 gam kết tủa. Hãy viết các phương trình phản ứng và tính V(ml) dung dịch HCl
19) Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,808 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp A vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M, phản ứng xong, lọc bỏ phần chất rắn thu được dung dịch B chứa ba muối. Khi thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc bỏ kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Tìm giá trị của m và tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch B.
Nhìn chung qua quá trình phản ứng thì 3 muối còn lại sẽ là: Cu(NO3)2dư, Fe(NO3)2; Mg(NO3)2 và các kim loại Mg, Fe đều phản ứng hết.
Sơ đồ phản ứng tiếp theo:
Ta có các PT: nH2 = x + y = 0,17
mch/r = 40x + 80y + 80z = 10,4 g
Bảo toàn số mol nguyên tử N trong các muối:
nN-AgNO3 + nN-Cu(NO3)2 = nN-Fe(NO3)2 + nN-Mg(MO3)2 Þ 0,1.1 + (0,16 – z).2 = 2x + 2y
Từ đó giải ra x = 0,16; y = 0,01; z = 0,04
Þ m = 0,16.24 + 0,01.56 = 4,4 gam.
Khối lượng các muối là: 23,68g; 1,8g; 7,52 g
20) Hoà tan hoàn toàn 8,56 gam một muối clorua vào nước thu được 200 ml dung dịch Y. Lấy 25 ml dung dịch Y đem tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87 gam muối kết tủa trắng.
 a) Tìm công thức hoá học của muối clorua đã dùng (muối X).
 b) Từ muối X, viết các phương trình hoá học thực hiện sơ đồ:
2
	 + đơn chất A Khí (G1)
	(X) NaOH (Y1) H O (Y2)khí  KOH (Y3) 
	 	 + đơn chất B Khí (G2)
Đặt CT của muối Clorua là RCln. Trong 25ml dung dịch Y có chứa: mRCln=(g)
 PT: RCln + nAgNO3 ® R(NO3)n + nAgCl¯
Ở đây chỉ có kết tủa là AgCl vì tất cả các muối Nitrat đều tan Þ nAgCl = 0,02 mol.
Theo PT ta có: nRCln = .nAgCl = Þ 1,07 = (R+35,5n) Þ R = 18n.
Thử chọn thấy có n = 1 Þ R= 18 (NH4).
 Þ CT muối X là NH4Cl.
b) Sơ đồ
H2O 
đpđcmn
	 + Na H2
 NH4Cl NaOH NaCl Cl2  KOH H2O 
	 	 + C, to CO
PT khó: H2Ohơi + Cnóng đỏ ® CO­ + H2­
21) 1/ Đốt cháy hoàn toàn 15,68 gam kim loại M trong bình đựng khí clo dư thu được 45,5 gam muối clorua.
 a) Xác định tên kim loại M.
 b) Để hoà tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và một oxit của kim loại M cần dùng vừa hết 160ml dung dịch HCl 2M, còn nếu dẫn luồng H2 dư đi qua 9,2 gam hỗn hợp X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,28 gam chất rắn. Tìm công thức của oxit kim loại trong hỗn hợp X.
2/ Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H2SO4 19,6% (loãng) thu được dung dịch B và 6,72 lít H2(đktc). Thêm từ từ 420 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan.
 a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
 b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A và tính giá trị của m
1/ a) Đặt hoá trị của M là n.
 PT: 2M + nCl2 (t°)® 2MCln 
Theo PT: M (g) – – – – – – ® M + 35,5n (g)
Theo đề bài: 15,68(g) – – – – – ® 45,5 (g)
Þ 15,68 (M + 35,5n) = 45,5M Þ M = n
Thử chọn ta được n = 3 Þ M = 56 (Fe)
b) Gọi CT của oxit là FexOy Þ Hỗn hợp X gồm Fe và FexOy.
Dẫn H2 qua X có p/ứ: FexOy + yH2 (t°)® xFe + yH2O (1)
Ta thấy mch/r giảm = moxi trong oxit p/ứ = 9,2 – 7,28 = 1,92 gam Þ nO = 0,12 mol
 = mol
Hoà tan X bằng dung dịch HCl:
FexOy + 2yHCl ® xFeCl2y/x + yH2 (hoặc: FexOy + 2yHCl ® FexCl2y + yH2) (2)
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 (3)
Theo PT (2): nHCl(2) = 2nO = 2.0,12 = 0,24 mol
Mà = 0,16.2 = 0,32 mol Þ nHCl(3) = 0,32 – 0,24 = 0,08 mol
Þ nFe(3) = 0,04 mol Þ nFe trong oxit = 0,13 – 0,04 = 0,09 mol
x : y = nFe : nO = 0,09 : 0,12 = 3 : 4 Þ x = 3; y = 4. CT oxit là Fe3O4
2/ = 0,3 mol; = 0,4 mol;= 0,42 mol
PT: Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2‹ (1) ; 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2‹ (2)
Theo các PT (1)(2) ta có: p/ứ = = 0,3 mol < 0,4 mol Þdư = 0,1 mol
Đặt nAl = x; nFe = y
Ta có các phương trình đại số: 
Từ đó tính được %mAl = 24,32%; %mFe =75,68%
nAl2(SO4)3 = 0,05 mol; n FeSO4 = 0,15 mol
Cho Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng:
Đầu tiên H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4¯ + 3H2O (3)
 0,1 – – – ® 0,1 
Sau đó: Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 ® 3BaSO4¯ + 2Al(OH)3¯ (4)
	 0,05 – – – ® 0,15 ® 0,1
 FeSO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4¯ + Fe(OH)2¯ (5)
 0,15 – – – ® 0,15 ® 0,15
Nếu các phản ứng (3)(4)(5) xảy ra hoàn toàn thì
 cần = 0,1 + 0,15 + 0,15 = 0,4 mol < ban đầu Þdư = 0,02 mol
Có tiếp phản ứng: Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 ® Ba(AlO2)2 + 4H2O
 Theo PT: 1 : 2
 Theo đb: 0,02 : 0,1
Þ Ba(OH)2 hết, Al(OH)3 dư. dư = 0,1 – 0,02 x 2 = 0,06 mol
Chất rắn sau phản ứng gồm:
2Al(OH)3 (t°)® Al2O3 + 3H2O
0,06 – – – – – ® 0,03
4Fe(OH)2 + O2 (t°)® 2Fe2O3 + 4H2O
0,15– – – – – – – – – ® 0,075
BaSO4 ––––––––––– BaSO4
=(3)(4)(5) = 0,4 mol Þ m = 108,26 gam
22) Cho 4,50 gam bột Al tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và KNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lit hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 11,40.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cô cạn cẩn thận dung dịch X được m gam muối khan. Tính m?
23) Cho b gam hỗn hợp Mg, Fe ở dạng bột tác dụng với 300ml dung dịch AgNO3 0,8 M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A1 và chất rắn A2 có khối lượng là 29,28 gam gồm hai kim loại. Lọc hết chất rắn A2 ra khỏi dung dịch A1.
 	1. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.
2. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A2 trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Hãy tính thể tích khí SO2 (đktc) được giải phóng ra. Thêm vào A1 lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa toàn bộ kết tủa mới tạo thành, rồi nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 6,4 gam chất rắn. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Mg, Fe ban đầu.
24) Hoà tan hết 3,82 gam hỗn hợp gồm muối sunfat của kim loại M hoá trị I và muối sunfat của kim loại R hoá trị II vào nước thu được dung dịch A. Cho 500 ml dung dịch BaCl2 0,1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,99 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được m gam muối khan.
a) Tính m.
b) Xác định kim loại M và R.
c) Tính phần trăm khối lượng muối sunfat của hai kim loại trong hỗn hợp đầu. Biết rằng nguyên tử khối của kim loại R lớn hơn nguyên tử khối của M là 1 đvC
25) . Chỉ dùng dung dịch HCl, bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 6 lọ hóa chất đựng 6 dung dịch sau: FeCl3, KCl, Na2CO3, AgNO3, Zn(NO3)2, NaAlO2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếucó).
26) - Lấy ra mỗi lọ một ít hóa chất cho vào 6 ống nghiệm, đánh số thứ tự.
- Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào 6 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm có khí không màu, không mùi bay lên là dung dịch Na2CO3:
 2HCl + Na2CO3 ® 2NaCl + H2O + CO2
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng, lượng kết tủa không tan là dung dịch AgNO3:
HCl + AgNO3® AgCl + HNO3 
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan ra là NaAlO2
NaAlO2 + H2O + HCl ® NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O
+ Ba ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là: FeCl3, KCl, Zn(NO3)2
- Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 3 ống nghiệm còn lại:
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng là: CaCl2 và KCl
FeCl3 + 3AgNO3 ® 3AgCl + Fe(NO3)3
KCl + AgNO3 ® AgCl + KNO3
+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là: Zn(NO3)2
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 nhận biết ở trên vào 2 ống nghiệm đựng FeCl3 và KCl:
+ Xuất hiện kết tủa nâu đỏ là FeCl3
FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O ® 3NaCl + 3NaHCO3 + Fe(OH)3
+ Không có hiện tượng gì là dung dịch KCl
27) 1. Cho 7,22g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau :
 Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2 ở đktc.
 Phần 2: tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 lít SO2 ở đktc.
 a. Xác định kim loại M?
 b. Tính % khối lượng mỗi kim loại?
2. Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
	3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và Zn cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 8,96 lit khí H2. Cũng hỗn hợp kim loại đó tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được 11,2 lit khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Nếu cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì thu được bao nhiêu lit khí SO2, nếu giả thiết khí SO2 thoát ra là duy nhất.
Biết các khí trong các thí nghiệm trên đều đo ở đktc
28) 1.Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với hiđro bằng 24. Dẫn 13,44 lít hỗn hợp X (đktc) qua chất xúc tác V2O5 đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 28,8. Tính hiệu suất của phản ứng oxi hóa 
 2. Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là
29) Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử và các ống nghiệm, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra các dung dịch bị mất nhãn NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, Na2S.
Dùng Zn nhận ra NaHSO4 do có bọt khí tạo thành
PTHH: Zn + NaHSO4 ® ZnSO4 + Na2SO4 + H2
Dùng NaHSO4 để nhận ra BaCl2 do tạo thành kết tủa trắng của BaSO4 , nhận ra Na2S do tạo thành khí có mùi trứng thối (H2S)
PTHH: 2NaHSO4 + BaCl2 Na2SO4 + HCl + BaSO4
 2NaHSO4 + Na2S 2 Na2SO4 + H2S 
Dùng BaCl2 để nhận ra Na2CO3 do tạo thành kết tủa trắng của BaCO3
PTHH: BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl
còn lại là dd NaCl.
30) Hòa tan 3,38 gam oleum X vào lượng nước dư ta được dung dịch A. Để trung hòa lượng dung dịch A cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 0,1 M . Tìm công thức của oleum
Gọi công thức của oleum là H2SO4.nSO3 , a mol trong 3,38 g
 H2SO4. nSO3 + nH2O ® (n+1) H2SO4
 a (n+1)a
Phản ứng trung hòa 
 H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
 a 2a
2a = 0,04.0,1 = 0,004 
Công thức oleum: H2SO4.3H2O.
31) Hòa tan hoàn toàn 9,18 gam Al nguyên chất cần V lít dung dịch axit HNO3, nồng độ 0,25M, thu được một khí X và một dung dịch muối Y. Biết trong X số nguyên tử của nguyên tố có sự thay đổi số oxihóa là 0,3612.1023 (số Avogadro là 6,02.1023). Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y tạo ra một dung dịch trong suốt cần 290 gam dung dịch NaOH 20%. 
	1. Xác định khí X và viết các phương trình phản ứng xảy ra? 
	2. Tính V? 
Theo đầu bài: Số mol Al = số mol cation Al3+ trong dd =0,34 mol.
Al3+ + 4OH- AlO2- + 2H2O
 nên trong dung dịch muối Y phải còn một muối nữa tác dụng với dung dịch NaOH, đó là muối NH4NO3. 
* Xác định khí X. 
NH4NO3 + NaOH NaNO3 + NH3 + H2O
Trong khí X 
Áp dụng định luật bảo toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT_SO_BAI_TONG_HOP.doc