Chuyên đề Kiểm tra chương gluxit - Môn hóa 12

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1752Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Kiểm tra chương gluxit - Môn hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Kiểm tra chương gluxit - Môn hóa 12
KIỂM TRA CHƯƠNG GLUXIT
Câu 1: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
	A. Nhóm chức axit. 	B. Nhóm chức xeton. 	
	C. Nhóm chức ancol. 	D. Nhóm chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. 	B. fructozơ và glucozơ. 
C. fructozơ và mantozơ. 	D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOH. 	D. CH3CHO.
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 6: Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là bao nhiêu phần trăm?
	A. 0,0001	B. 0,01	C. 0,1	D. 1
Câu 7: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là :
A. Glucozơ 	B. Fructozơ 	 C. Saccarozơ 	 D. Mantozơ
Câu 8: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
	A. CH3CHO và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
	C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 9: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.	B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
	C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	D. Kim loại Na.
Câu 10: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. Saccarozơ. 	B. Glucozơ. 	C. Fructozơ. 	D. Mantozơ.
Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. Ancol etylic, anđehit axetic. 	B. Glucozơ, ancol etylic.
C. Glucozơ, etyl axetat. 	D. Glucozơ, anđehit axetic.
Câu 12: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. Hoà tan Cu(OH)2. 	B. Trùng ngưng. 	C. Tráng gương. 	D. Thủy phân.
Câu 13: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.	B. glucozơ và fructozơ.	C. glucozơ.	D. fructozơ.
Câu 14: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
	A. [C6H7O2(OH)3]n. 	B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n.	 D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 15: Khi hidro hóa glucozơ hoặc fructozơ đều thu được sản phẩm là 
      A. mantozơ.   B. tinh bột.   C. xenlulozơ.  D. sorbitol.
Câu 16: Sự quang hợp của cây xanh xảy ra được là do trong lá xanh có chứa:
      A. clorin.   B. clorophin.   C. cloramin.   D. clomin.
Câu 17: Thuốc thử phân biệt dung dịch glucozơ với dung dịch fructozơ là
      A. dd AgNO3/NH3 .     B. H2 ( xúc tác Ni, to). 
      C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.    D. nước brom.
Câu 18: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột. B. mantozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ.
Câu 19: Một phân tử saccarozơ có 
A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ. 
B. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ. 
C. hai gốc α-glucozơ. 
D. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ
Câu 20: Để phân biệt tinh bột và xenlulose, người ta dùng phản ứng:
A. Phản ứng màu với iod	B. Tráng gương	
C. Thuỷ phân	D. A, B, C đều sai
Câu 21: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
	A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.	
	B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
	C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.	
	D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
Câu 22: Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng?
	A. 1 loại.	B. 2 loại. 	C. 3 loại.	D. 4 loại.
Câu 23: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ? 	
	A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt. 	
	B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín. 	
	C. Còn có tên gọi là đường nho
	D. Có 0,1% trong máu người
Câu 24: Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng 
	A. axit axetic	B. đồng (II) oxit	
	C. natri hiđroxit	D. đồng (II) hiđroxit
Câu 25: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. 	B. 10,8 gam. 	C. 21,6 gam. 	D. 32,4 gam.
Câu 26: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. 	B. 1,80 gam. 	C. 1,82 gam. 	D. 1,44 gam.
Câu 27: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là 
A. 184 gam. 	B. 276 gam. 	C. 92 gam. 	D. 138 gam.
Câu 28: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 29: Tính khối lượng glucozo cần dùng để lên men thu được 200 lít C2H5OH 30o ( D= 0,8 gam/ml), biết hiệu suất lên men đạt 96%?
A. 90,15 kg B. 45,07 kg C. 48,91 kg D. 97,83 kg
Câu 30: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
A. 10.000	B. 8.000	C. 9.000	D. 7.000
Câu 31: Thủy phân 5,13 gam mantozơ với hiệu suất a%, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc ( hiệu suất 100%) đối với dung dịch sau phản ứng thu được 4,374 gam Ag. Gía trị của a là:
	A. 35	B. 67,5	C. 30	D. 65,7
Câu 32: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D=1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu ?
	A. 14,39 lít.	B. 15,00 lít.	C. 15,39 lít.	D. 24,39 lít.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_CHUONG_CACBOHIDRAT.doc