Chuyên đề Khái quát phân loại và một số dạng bài tập về axit hno3 và h2so 4 (đặc)

pdf 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2907Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Khái quát phân loại và một số dạng bài tập về axit hno3 và h2so 4 (đặc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Khái quát phân loại và một số dạng bài tập về axit hno3 và h2so 4 (đặc)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN 
CHUYÊN ĐỀ: 
KHÁI QUÁT PHÂN LOẠI VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT 
HNO3 VÀ H2SO4 (ĐẶC) 
 Họ và Tên giáo viên: NGUYỄN VIỆT DŨNG 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng – huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc 
Đối tượng học sinh bồi dưỡng : Lớp 9 
Số tiết bồi dưỡng: 20 tiết 
I . ĐÁNH GIÁ CHUNG. 
* Qua quá trình theo dõi đề thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh lớp 9 hàng năm tôi 
thấy hầu hết các đề thi đều có một đến hai bài tập định lượng liên qua đến axit 
H2SO4, HNO3. 
* Đánh giá khách quan, học sinh thường gặp khó khăn, lúng túng khi giải các 
bài tập này do: 
1. Về phía học sinh: 
- Môn hóa học mới được làm quen ở lớp 8, 9 
- Học sinh THCS chỉ được giới thiệu về axit H2SO4 đặc nóng trong chương 
trình hóa học 9 (bài 4 Một số axit quan trọng) nên chưa hiểu sâu bản chất về 
axit H2SO4 đặc. 
- Về axit HNO3 là một axit có tính oxi hóa mạnh, các sản phẩm khử tạo thành 
rất phức tạp. 
2. Về phía giáo viên 
- Thường không chú ý nhiều đến các bài tập về hai axit này do nó ít được đề 
cập đến trong hệ thống bài tập SGK, sách bài tập. 
- Việc giảng dạy để học sinh viết thành thạo các phản ứng liên quan đế hai 
axit này rất khó khăn do học sinh chưa được tìm hiểu sâu về phản ứng oxi hóa 
khử. 
* Qua phần đánh giá trên và căn cứ vào số lượng bài tập có liên quan trong 
các đề thi và giải quyết những khó khăn mà giáo viên, học sinh giỏi trong đội 
tuyển hóa 9 tôi xin đưa ra biện pháp thực hiện khi giảng dạy các bài tập có 
liên quan đến HNO3 và H2SO4 đặc. 
II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: 
1. Kiến thức cơ bản SGK 
- Tính chất hóa học về axit H2SO4 đặc 
- Nhận dạng phản ứng oxi hóa – khử 
2. Kiến thức nâng cao: 
- Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng (e), ion –
electron. 
- Viết các phản ứng dạng pt ion thu gọn 
- Những phương pháp giải toán như: phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo 
toàn e, bảo toàn nguyên tố.. 
- Qui luật chung về tính chất của các chất khi phản ứng với axit HNO3 và 
H2SO4 đặc. 
3. Một số biện pháp thực hiện. 
a, Với giáo viên. 
- Cung cấp cho học sinh nắm vững kiến thức, cách nhận biết và cân bằng 
phản ứng oxi hóa-khử. 
- Giúp học sinh nắm được qui luật chung về tính chất của axit HNO3 và 
H2SO4 đặc. 
- Cung cấp cho học sinh những phương pháp giải toán như: phương pháp bảo 
toàn khối lượng, bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố.. 
b, Phía học sinh. 
- Nhận biết và nắm chắc cách cân bằng phản ứng oxi hóa- khử 
- Vận dụng tốt các phương pháp giải toán như: Bảo toàn KL, bảo toàn (e).. 
4. Cơ sở lý thuyết: 
* Vì mục tiêu chính của chuyên đề là phân loại một số dạng bài tập cơ bản 
thường gặp về axit HNO3 và H2SO4 đặc nên kiến thức về cân bằng phản ứng 
oxi hóa- khử và các phương pháp giải toán hóa xin không trình bày. 
* Nội dung chuyên đề tôi chỉ đề cập đến phản ứng của các chất với axit HNO3 
và H2SO4 đặc. 
- Phản ứng tổng quát của các chất đối với hai axit H2SO4 đặc, HNO3. 
 A + HNO3/H2SO4 (đặc) → B(muối) + sản phẩm khử + H2O (*) 
( Chất khử) (chất oxh) 
A: thường là chất khử có thể cho các dạng như: kim loại, hỗn hợp kim loại, 
hỗn hợp kim loại và oxit kim loại, phi kim, một số muối của kim loại có tính 
khử như FeCO3, FeS, Cu2S... 
a, Với axit H2SO4 (đặc) 
A + H2SO4( đặc) → Muối + SO2 + H2O 
 H2S 
 S, H2S. 
b, Đối với axit HNO3. 
A + HNO3 → Muối + NO2 + H2O 
 NO 
 N2O 
 N2, NH4NO3. 
5. Các dạng bài tập có liên quan đến phản ứng tổng quát (*) 
* Dạng 1:Xác định khối lượng chất khử A 
* Dạng 2: Tính nồng độ mol/l, C%, khối lượng axit tham gia phản ứng.. 
* Dạng 3: Tính lượng muối tạo thành. 
* Dạng 4: Xác định sản phẩm khử, số mol, thể tích chất khử tạo thành.. 
a .Tính oxi hóa của HNO3 
- HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: 
kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, . . . 
- Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2 
-Nếu axit loãng, thường cho ra NO. Nếu kim loại có tính khử mạnh, nồng độ 
axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra N2O, N2, NH4NO3. 
- Một số kim loại (Fe, Al, Cr, . . .) không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do 
bị thụ động hóa. 
* Một số chú ý khi giải 
- Đối với kim loại tác dụng với HNO3 thì số mol NO3
-
 trong muối = số mol 
(e) nhường 
- Số mol HNO3 phản ứng = số mol NO3
-(muối) + số mol N(sp khử). 
- Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng 
trung hòa. 
- Với kim loại có nhiều hóa trị (như Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa 
trị cao nhất của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo 
muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối. 
- Các chất khử phản ứng với muối NO3
-
 trong môi trường axit tương tự phản 
ứng với HNO3. Ta cần quan tâm bản chất phản ứng là phương trình ion. 
b. Tính oxi hóa của H2SO4 đặc nóng. 
- H2SO4 đặc thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất có tính khử như: 
kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I-, . 
- Đối với H2SO4 đặc thì sản phẩm khử thường là SO2. 
- Nếu những kim loại có hóa trị thay đổi như Fe axit không dư thì dung dịch 
sau phản ứng có thể có muối Fe2+.. 
6. Những ví dụ cụ thể. 
Đối với mỗi dạng bài tập tôi chỉ xin đưa ra những ví dụ điển hình. 
Trong mỗi bài toán có thể nhiều cách giải khác nhau. Mong các bạn đóng góp 
ý kiến để cho mỗi dạng có nhiều cách giải hay và phong phú hơn. 
a. Dạng 1 : xác định khối lượng chất A. 
Ví dụ 1 : Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn 
hợp A có khối lượng 12 gam gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hết A 
vào dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đo ở đktc). Giá trị m gam là 
bao nhiêu? 
Giải: 
Sơ đồ khái quát: Fe + O2 → FeO + HNO3 → NO 
 Fe2O3 
 Fe3O4 
 Fe(dư) 
nNO = 2,24/22,4 = 0,1 mol 
- Gọi x là số mol Fe; y là tổng số mol nguyên tử O của không khí tham gia 
phản ứng 
- Ta có: phương trình khối lượng hỗn hợp A: 56x + 16y = 12 (1) 
- Trong toàn bộ quá trình phản ứng: ne (Fe cho) = ne(O nhận) + ne (N nhận) 
3x = 2y + 3.0,1 => 3x-2y =0,3 (2) 
Từ (1) và (2) có được: x = 0,18; y = 0,12 
Vậy m= 0,18.56= 10,08 (g) 
Ví dụ 2: Cho a mol Cu tác dụng hết với 120 ml dung dịch A gồm HNO3 1 M, 
H2SO4 0,5 M thu được V lit NO ở (đktc) 
 a. Tính V ( biện luận theo a) 
b. Nếu Cu dư hoặc vừa đủ thì lượng muối thu được là bao nhiêu? 
Giải: 
a. Ta thấy H2SO4 loãng có vai trò cung cấp H
+
, ion NO3
-
 là tác nhân oxi hóa 
n
3HNO
= 0,12.1 = 0,12 mol; n
42SOH
= 0,12.0,5 = 0,06 mol  n H = 0,12 + 2.0,06 
= 0,24 mol; n 
3NO
= 0,12 mol 
- Ta có ptpư: 3Cu + 8H+ + 2NO3
-
  3Cu+2 + 2NO + 4H2O 
Có thể xảy ra các trường hợp 
+ Cu hết, H+ và NO3
-
 dư nNO = 
3
2
nCu = 
3
2
a (mol)  V = 22,4. 
3
2
a = 14,93 
(lit) 
+ Cu đủ hoặc dư, H+ hết (NO3
-
 luôn dư so với H+ ) nNO = 
4
1
n H = 0,06 mol  
V = 22,4.0,06 = 13,44 (lit) 
b. Khi Cu hết hoặc dư n
23 )Cu(NO
= 
8
3
.n H = 0,09  m 23 )Cu(NO = 188.0,09 = 16,92 
(gam) 
Ví dụ 3. (Đề thi HSG THCS tỉnh VP: 07-08) 
1. Viết các phương trình phản ứng khi cho Fe tác dụng với dung dịch axít 
H2SO4 đặc, nóng. Rút ra kết luận gì về sản phẩm sau phản ứng. 
2. Cho m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe (trong đó Cu chiếm 60% về khối lượng) tác 
dụng với H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (ở đktc),dung 
dịch A và 0,75m (g) kim loại. 
a. Tính m gam 
b. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muuôí khan? 
Giải: 
1,Các phương trình phản ứng có thể xảy ra: 
1. Nếu axit đủ hoặc dư 
 2Fe + 6H2SO4 đặc 
ot Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1) 
2. Nếu dư Fe thì 
 Fe + Fe2(SO4)3  3 FeSO4 (2) 
Tổng hợp 1 và 2 ta có: 
 Fe + 2H2SO4 đặc 
ot FeSO4 + SO2 + 2H2O (3) 
Nhận x t: 
- Nếu 2 4H SO
Fe
n
n
  3 sản phẩm tạo ra là Fe2(SO4)3 
- Nếu 2 4H SO
Fe
n
n
 2 sản phẩm là FeSO4 
- Nếu 3 2 4H SO
Fe
n
n
 2 sản phẩm tạo ra là hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 
2. Theo đầu bài mCu = 0,6m (g); mFe = 0,4m (g); nSO2 = 0,1 (mol) 
Theo đầu bài Fe còn dư ; Cu chưa phản ứng 
Khối lượng Fe đã phản ứng là: m – 0,75m = 0,25m (g) 
Sản phẩm muối cuối cùng là FeSO4 
 2Fe + 6H2SO4 đặc 
ot Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1) 
 Fe + Fe2(SO4)3  3FeSO4 (2) 
Hay :Fe + 2H2SO4 đặc 
ot FeSO4 + SO2 + 2H2O (3) 
Từ 3 và đầu bài nFe (pư) = nSO2 = 0.1 (mol) 
Ta có phương trình: 0,25m = 0,1. 56  m = 22,4 (g) 
Dung dịch A khi cô cạn thu được FeSO4 
mFeSO4 = 0,1 . 152 = 15,2 (g) 
b.Dạng 2: Tính nồng độ mol/l, C%, khối lượng axit tham gia phản ứng.. 
Ví dụ 1: (Đề thi HSG THCS tỉnh VP: 08-09) 
Cho 10,8(g) hỗn hợp gồm (Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) phản ứng hoàn toàn với 
dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của 
nitơ). 
a. Tính số mol HNO3 tham gia phản ứng. 
b. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng. 
Giải: 
Gọi m là tổng khối lượng Fe có trong 10,8 gam hỗn hợp 
= khối lượng oxi trong hỗn hợp = 10,8 – m (gam). 
Ta xây dựng được bài toán 
m (gam) Fe + O2 10,8 (gam) hỗn hợp 
10,8 gam hỗn hợp + HNO3  1,12 lít NO (đktc). 
= bản chất Fe  Fe+ 3 
Sơ đồ cho – nhận electron. 
Fe Fe
+ 3
 + 3e 
O2 + 4e  2O
 – 2
N
+ 5
 + 3e  N
+ 2
Ta có 
1,12
0,05( )
22,4
NOn mol  
3nFe = 2nO + 3nNO 
=> 
10,8
3. 4. 3.0,05
56 32
m m
  
=> m = 8,4 ( gam) 
a) Số mol HNO3 phản ứng = 3.số mol Fe + số mol NO 
=> 
3
8,4
3. 0,05 0,5( )
56
HNOn mol   
b) khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng NO3
 – 
=> 8,4 62.3.0,15 36,3( )muoim gam   
Ví dụ 2: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3, sau 
phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 19,2. 
Tính nồng độ mol của HNO3 đã dùng. 
 Giải: 
Sơ đồ bài toán: 
Al + HNO3 → Muối + NO↑ + H2O 
0,5 mol N2O↑ 
- Ta có hhM = 38,4 = tỉ lệ 
3
2
2

ON
NO
n
n
 = vậy tỉ lệ NO, N2O về thể tích là 2:3 
-Phản ứng: 10Al + 38HNO3 → 10Al(NO3)3 + 2NO + 3N2O + 19 H2O 
 0,5 mol 1,9 mol 
=> CM(HNO3) = )(863,0
2,2
9,1
M 
c. Dạng 3: Xác định lượng muối tạo thành. 
* Chú ý: Muối tạo thành khi phản ứng với axit HNO3 thường là muối nitrat 
của kim loại nhưng chú ý ngoài ra còn có trường hợp có thể có muối amoni. 
Ví dụ 1: Cho 2,16 gam Mg kim loại tác dụng với axit HNO3 dư sau phản ứng 
thu được dung dịch A và 0,896 lít khí NO (đktc). Tính khối lượng muối thu 
được trong dung dịch A. 
Giải: 
Sơ đồ bài toán: Mg + HNO3 → Muối + NO↑ + H2O 
nMg = 0,09 mol, nNO= 0,04 mol. 
- Ta có: Mg → Mg2+ + 2e (1) 
 0,09 0,18 
 N
5+ 
+ 3e → NO (2) 
 0,18 ? 
- Theo bán phương trình (2) ta thấy nếu tất cả số mol e nhường 0,18 mol để 
tạo khí NO khi đó số mol NO= 06,0
3
18,0
 (mol). Như theo đề số mol 
NO=0,04(mol) vậy số (e) chênh lệch = 0,18 – 0,04.3= 0,06 (mol) đã khử N5+ 
để tạo muối amoni theo pt: 
 N
5+ 
 + 8e → N3- (3) 
- Theo (3) số mol muối NH4NO3 tạo thành = 0075,0
8
06,0
 (mol) 
Vậy khối lượng muối thu được = KL( Mg(NO3)2 )+ Kl (NH4NO3 ) 
 = 0,09. 148 + 0,0075. 80 = 13,92 (g) 
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 15,95 gam hỗn hợp Al,Zn,Ag bằng axit H2SO4 
đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 7,84 lít khí SO2(đktc). 
Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan. 
Giải: 
Sơ đồ: Al Al2(SO4)3 
 Zn + H2SO4 (đn) → ZnSO4 + SO2 + H2O 
 Ag Ag2SO4 
Nhận x t: vì axit dư nên muối tạo thành là muối sunfat của 3 kim loại. 
- Số mol SO2 = 0,35 (mol) 
- Ta có bán phản ứng: S6+ + 2e → S4+ 
 0,7(mol) 0,35(mol) 
- Số mol SO4
2-
 trong muối =1/2 số mol e nhận = 0,7/2= 0,35(mol) 
= khối lượng kim loại = Kl (k loại) + Kl (SO4
2-)trong muối 
 = 15,95 + 0,35.96 = 49,55 (gam) 
d. Dạng 4: Xác định sản phẩm khử, số mol, thể tích chất khử tạo thành.. 
Ví dụ 1: Cho 3,6 gam Mg tác dụng với HNO3 dư. Sau phản ứng thu được 
2,24 lít khí X là sản phẩm khử duy nhất(đktc). Xác định khí X. 
Giải: 
Số mol Mg= 0,15 mol 
-Ta có bán phản ứng Mg → Mg2+ + 2e (1) 
 0,15 0,3 
 N
5+ 
+ xe → N (+5-x) (2) 
 0,15 0,1 
= Ta thấy ở (2) cứ 0,1 mol sản phẩm khử nhận 0,3 mol (e) 
 Vậy 1 mol ,, → x mol (e) 
Vậy x=3 = sản phẩm khí X là NO. 
Ví dụ 2: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO,Fe3O4, Fe2O3 cần 
0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung 
dịch H2SO4 đặc thu được V lít khí SO2 duy nhất. Tính V (đktc). 
 Giải: 
Sơ đồ bài toán 
 FeO 
H2 + Fe3O4 → Fe + H2O (*) 
0,05 Fe2O3 
 3,04(g) 
 FeO 
 Fe2O3 + H2SO4 → SO2 
 Fe3O4 V= ? 
 3,04(g) 
- Phản ứng khử tổng quát: H2 + O → H2O 
- Theo sơ đồ (*) ta thấy lượng H2 tham ra phản ứng là lượng oxi trong oxit = 
0,05 mol = khối lượng O trong oxit = 0,05.16= 0,8 (gam) 
Vậy khối lượng Fe trong oxit = 3,04-0,8= 2,24 (gam) 
- Số mol Fe = 04,0
56
24,2
 mol. Ta thấy tổng số mol (e)do Fe nhường 0,12 mol 
cho S và O = áp dụng bảo toàn e cho Fe,O,S. 
- Các bán phản ứng: Fe → Fe3+ + 3e (1) 
0,04 0,12 
 O + 2e → O2- (2) 
 0,05 0,1 
 S
6+ 
 + 2e → S4+ (3) 
 0,02 0,01 
- Theo (1) số e mà Fe nhường cho O là 0,1 mol 
- Theo (3) số mol 0,02 mol = số mol SO2 tạo thành theo (3) = 0,01 mol 
Vậy VSO2 = 0,01.22,4 = 0,224 (lit) 
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 2,6 gam Zn kim loại trong axit H2SO4 thấy có 
0,01 mol khí Z thoát ra (đktc). Xác định khí Z. 
Giải: 
* Nhận x t: axit H2SO4 có thể là đặc hoặc loãng. 
- Nếu axit là H2SO4 loãng 
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (1) 
Số mol Zn = số mol H2 = 0,04 (loại) 
=>Vậy axit H2SO4 đem phản ứng là axit đặc 
Zn + H2SO4(đ) → ZnSO4 + Z↑ + H2O (2) 
- Ta có các bán phản ứng cho nhận (e) 
 Zn → Zn2+ + 2e (3) 
0,04 0,08 
 S
6+ 
+ ne → S(6-n) (4) 
0,08
 0,01 
Vậy 1 mol S6+ nhận e8
01,0
08,0
 => S
6+ 
+ 8e → S2- => khí Z là H2S 
7. Các bài tập tự giải: 
Bài 1. (đề thi HSG THCS tỉnh VP:08-09) 
Cho 29,6 g hỗn hợp A gồm kim loại Cu và sắt oxít tác dụng với dung dịch 
H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 3,36 lít khí SO2 
duy nhất. Cô cạn dung dịch B được 76 g muối khan. 
 a. Xác định công thức của oxít sắt. 
 b. Lấy 29,6 g hỗn hợp A ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ 
được dung dịch X. Cho tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch X thu 
được m (g) kết tủa. Tính m ? 
Bài 2: (đề thi HSG THCS tỉnh VP:08-09) 
X là oxit của kim loại M, trong đó M chiếm 80% khối lượng. Cho dòng khí 
H2 qua ống sứ chứa a gam chất X đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn 
trong ống còn lại b gam. Hòa tan hết b gam chất rắn này trong dung dịch 
HNO3 loãng thu được dung dịch Y và khí NO duy nhất thoát ra. Cô cạn dung 
dịch Y thu được 3,475.a (gam) muối Z. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 
100%. 
1. Xác định công thức của X, Z. 
2. Tính thể tích khí NO (đktc) theo a, b. 
Bài 3. Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 được dung 
dịch Y và 2,24 lit khí NO (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch 
NaOH 2 M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu 
được 20 g chất rắn. 
a. Tính khối lượng Cu ban đầu. 
b. Tính khối lượng các chất trong Y và nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng 
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 
dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc 
kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn. 
Bài 5. Hòa tan 16,2 gam kim loại hoá trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5 M 
(D = 1,25 g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lit hỗn hợp khí X 
gồm NO, N2 (0
oC, 2 atm). Trộn hỗn hợp khí X với lượng oxi vừa đủ sau phản 
ứng thấy thể tích khí chỉ bằng 5/6 tổng thể tích X và oxi mới cho vào. 
 a. Tìm kim loại đã dùng. 
 b. Tính nồng độ % dung dịch HNO3 sau phản ứng. 
Bài 6. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn có khối lượng 8,6 gam được chia làm 2 
phần bằng nhau. 
 - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn trong O2 dư thu được 7,5 gam hỗn hợp 
oxit. 
 - Phần 2: Hoà tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư được V lít (đktc) 
khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Xác định V? 
Bài 7. Lấy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe (tỉ lệ khối lượng là 7 : 3) phản 
ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam HNO3; sau phản ứng còn lại 
0,75m gam chất rắn và 5,6 lít khí Y gồm NO và NO2 (đktc). Tìm m? 
Bài 8. Hoà tan 26,88 gam bột kim loại đồng trong dung dịch HNO3 loãng. 
Sau khi kết thúc phản ứng, có 4,48 lít khí NO (đktc) thoát ra và còn lại m gam 
chất không tan. Thêm tiếp từ từ V ml dung dịch HCl 3,2 M vào để hoà tan 
vừa hết m gam chất không tan, có khí NO thoát ra (duy nhất). Xác định trị số 
của V? 
Bài 9. Khuấy kĩ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 với m gam bột Cu rồi thêm 
tiếp vào đó 100 ml dung dịch H2SO4 (loãng) và đun nóng cho tới khi phản 
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam bột kim loại, dung dịch A và khí 
NO. Lượng NaOH cần thiết để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A là 
0,325 mol. 
a. Tính m và thể tích khí NO thu được ở đktc. 
b. Tính khối lượng các chất trong dung dịch A. 
c. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 dùng. 
Bài 10. So sánh thể tích khí NO (duy nhất) thoát ra trong 2 thí nghiệm sau 
(các khí đo trong cùng điều kiện): 
 TN1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0 mol/lít. 
 TN2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0 
mol/lít và H2SO4 0,5 mol/lít. 
Bài 11. Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. 
Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn 
hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lit (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K 
so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là ? 
Bài 12: Cho 12g hỗn hợp hai kim loại Cu, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 
đặc,nóng, dư thu được 5,6 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch 
X. Cho KOH dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa, nung kết tủa ngoài 
không khí thu được a gam một chất rắn. Tính % theo khối lượng của mỗi kim 
loại trong hỗn hợp?Tính giá trị của m và của a? 
Bài 13: Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng 
kết thúc thu được 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tìm kim loại R 
và tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? 
Bài 14. Hòa tan hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dd HNO3 đặc, nóng thu được 
hỗn hợp khí A gồm hai khí X và Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,909. 
 a) Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. 
 b) Làm lạnh hỗn hợp khí A xuống nhiệt độ thấp hơn thu được hỗn hợp B 
gồm 3 khí X, Y, Z có tỉ khối so với H2 bằng 31,50. Tính % khí X đã bị đi me 
hóa thành Z. 
Bài 15. Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 
bằng H2SO4 đặc nóng thu được dd Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). 
 a) Tính % khối lượng oxi trong hỗn hợp X. 
 b) Tính khối lượng muối trong dd Y. 
Bài 16.Hòa tan hoàn toàn 9,18 g Al nguyên chất cần V lít dd HNO3 0,25M 
thu được một khí X và một dd muối Y. Biết trong X số nguyên tử của nguyên 
tố có sự thay đổi số oxi hóa là 0,3612.1023 ( số Avogađro là 6,02.1023) . Để pư 
hoàn toàn với dd Y tạo ra một dd trong suốt cần 290 gam dd NaOH 20%. 
1. Xác định khí X và viết các ptpư. 
2. Tính V. 
Bài 17:Hòa tan một oxit sắt bằng axit H2SO4 đặc thu được 2,24 lít khí SO2 
(đktc) phần dung dịch chứa 120 gam một loại muối sắt duy nhất. Xác định 
công thức của oxit sắt. 
Bài 18:Hỗn hợp X gồm Zn, CuO. Để hòa tan m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 
600ml dung dịch HNO3 0,5M, sau phản ứng thấy giải phóng 0,448 lít khí N2O 
duy nhất và dung dịch Y. 
a, Tính khối lượng 2 chất trong X. 
b, Cho dung dịch Y trộn với 300ml dung dịch NaOH 4% thu được m gam kết 
tủa. Tính m? 
Bài 19:Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 phản ứng với 200ml HNO3 
loãng thu được 2,24 lít khí NO(đktc) duy nhất dung dịch A1 và còn lại 1,46 
gam kim loại không tan. 
a,Tính nồng độ mol HNO3 
b, Tính khối lượng muối trong dung dịch A1 
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI NHÀ TRƯỜNG. 
Chuyên đề được chúng tôi áp dụng bồi dưỡng đội tuyển HSG lớp 9. 
Khi chưa đưa vào giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh rất lúng túng 
khi gặp các dạng bài tập có liên quan đến axit HNO3 và H2SO4. Khi áp dụng 
chuyên đề, học sinh đã phân tích và đưa ra những cách giải tương đối tốt các 
dạng bài tập có liên quan đến hai axit này. Trong quá trình viết chuyên đề bản 
thân còn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen_de_HSG_Hoa_9_Bai_tap_axit.pdf