Chuyên đề Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học

pdf 25 trang Người đăng haibmt Lượt xem 19401Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN 
TRƢỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 
-------------***------------- 
CHUYÊN ĐỀ 
HƢỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM 
DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH VĂN HỌC 
 Họ và tên : ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH 
 Chức vụ : Giáo viên 
 Đơn vị : Trƣờng THCS Lý Tự Trọng – huyện Bình Xuyên - 
 Tỉnh Vĩnh Phúc. 
Bình Xuyên, tháng 11 năm 2015 
1 
Đối tượng học sinh bồi dưỡng: p 9 
 Số tiết bồi dưỡng: 09 
A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề 
I. Kiến thức cơ bản trong SGK 
1.Văn nghị luận. 
2. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
3. Nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ). 
4. Các văn bản thơ, truyện được học trong chương trình Ngữ văn THSC. 
5. Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh 
II. Kiến thức nâng cao, mở rộng 
1. Kiến thức về văn học sử. 
2. Kiến thức về lí luận văn học. 
3. Kiến thức về kiểu bài so sánh văn học. 
4. Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình. 
B. Hệ thống các dạng bài tập đặc trƣng của chuyên đề 
1. So sánh các văn bản 
 Đây là trường hợp đề bài yêu cầu học sinh phân tích các văn bản trong thế 
đối sánh v i nhau. Đề bài có thể không trực tiếp yêu cầu so sánh, nhưng khi làm 
bài, học sinh phải chú ý hư ng t i mục tiêu so sánh đó. Các văn bản so sánh có 
thể là các tác phẩm trọn vẹn, cũng có thể là các đoạn trích. 
 Ví dụ 1: 
 Cảm nhận của em về hai bài thơ sau: 
 Trong tù không rượu cũng không hoa 
 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
 (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng, Ngữ văn 8, tập 2 – 
 NXBGD Việt Nam, 2012) 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân 
Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền 
 (Hồ Chí Minh, Rằm tháng Giêng, Ngữ văn 7, tập 1– 
 NXBGD Việt Nam, 2012) 
2 
 Ví dụ 2: 
 Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), nhà thơ í 
Bạch viết: 
Đầu giường ánh trăng rọi 
Ngỡ mặt đất phủ sương 
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng 
Cúi đầu nhớ cố hương 
 (Ngữ văn 7, tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012) 
 Trong bài thơ Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh viết: 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 
 (Ngữ văn 7, tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012) 
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai bài thơ trên. 
 Ví dụ 3: 
 Cảm nhận về hai đoạn thơ sau: 
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. 
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió 
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ 
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. 
 “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, 
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. 
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; 
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 
 (Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập 2 –
NXBGD Việt Nam, 2012) 
3 
 Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không 
 (Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 – 
 NXBGD Việt Nam, 2012) 
2. So sánh một hình ảnh, một khía cạnh nội dung tư tưởng hoặc bút pháp nghệ 
thuật trong các văn bản. 
 Thực chất đây là một dạng nhỏ của dạng so sánh các văn bản, nhưng đề 
bài yêu cầu cụ thể về phương diện so sánh, vấn đề so sánh. Các văn bản cần so 
sánh có thể là hai, cũng có thể là một nhóm văn bản. 
 Ví dụ 1: 
 Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân trư c 
Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm: Lão 
Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân). 
 Ví dụ 2: 
 Cảm nhận về nét đẹp ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai 
bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). 
 Ví dụ 3: 
 Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí 
(Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). 
 Ví dụ 4: 
 Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trư c 1945 qua hai đoạn 
thơ sau: 
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt 
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua 
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ 
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. 
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, 
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, 
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi 
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. 
 (Thế ữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD Việt 
 Nam, 2012) 
 Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
 Ngột làm sao, chết uất thôi 
4 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! 
 (Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD 
 Việt Nam, 2012) 
 Ví dụ 5: 
 Trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình qua các tác phẩm: Bếp 
lửa (Bằng Việt), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Mây và sóng (R.Ta-
go). 
C. Hệ thống các phƣơng pháp cơ bản, đặc trƣng để giải các dạng bài tập 
trong chuyên đề 
 1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu. 
 2. Phương pháp gợi mở, phân tích, giảng bình. 
 3. Phương pháp liên hệ, so sánh. 
 4. Phương pháp thảo luận nhóm. 
 5. Phương pháp viết văn nghị luận 
D. Hƣớng dẫn cách làm dạng bài so sánh văn học 
I. Một số vấn đề lƣu ý về dạng bài 
1. Khái quát dạng bài so sánh văn học 
 - Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba l p nghĩa khác nhau. 
Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn” . 
Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: 
phân tích, bác bỏ, bình luận. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một 
cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một dạng bài nghị luận 
bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về 
một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Trong chuyên đề này chúng ta nghiên cứu 
vấn đề ở góc nhìn thứ ba. 
- So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay 
nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, k 
lưỡng, r nét và sâu sắc hơn. Dạng bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách 
thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi 
trữ tình, vẻ đẹp nghệ thuật, Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác 
phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các 
tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào 
lưu, trường phái văn học khác nhau. 
- Mục đích cuối cùng của dạng bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ 
giống và khác nhau giữa các văn bản, các tác giả, từ đó thấy được những mặt kế 
thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng văn bản; thấy được vẻ đẹp 
riêng của từng văn bản; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không 
dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng đánh giá, lí giải 
5 
nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất 
cần thiết đối v i người học văn, nhất là học sinh giỏi. 
2.Quy trình và cách làm bài dạng bài so sánh văn học 
2.1. Quy trình 
- Trư c hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.Trên đại 
thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.Tùy 
từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ 
khác nhau như: ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề 
tài, chủ đề, tư tưởng... 
- Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bư c này 
đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt 
thật nổi bật, r nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. Khi nhận xét về điểm giống 
và khác nhau, giáo viên cũng cần định hư ng cho các em tìm trên các bình diện 
để so sánh như : 
+ Thời đại, hoàn cảnh ra đời 
+ Đề tài, chủ đề 
+ Nội dung tư tưởng 
+ Đặc sắc nghệ thuật 
+ Vị trí đóng góp của tác phẩm, tác giả..... 
 Nếu các em đối chiếu hai đối tượng (văn bản) được so sánh trên các bình 
diện trên để khái quát vấn đề, chắc chắn các em sẽ tìm thấy điểm giống và khác 
nhau. Vì người ra đề thi dạng so sánh thường dựa trên những vấn đề có liên 
quan t i nhau để ra đề. 
- Tiếp theo là đánh giá, nhận xét và có thể lí giải nguyên nhân của sự giống và 
khác nhau đó. Bư c này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững 
vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy 
tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục. Đây là một luận điểm khó nhất trong bài 
viết. 
2.2. Cách thức làm bài 
Đứng trư c một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn 
đề, song đối v i dạng đề so sánh văn học, dù là so sánh hai chi tiết, hai tác 
phẩm, hai đoạn trích, hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông 
thường có hai cách: 
a. Phân tích theo kiểu nối tiếp: 
 V i cách này, người viết cần lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả 
về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau. 
 Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau: 
 *Mở bài: 
- Dẫn dắt 
- Gi i thiệu khái quát về các đối tượng so sánh 
6 
 *Thân bài 
- àm r đối tượng so sánh thứ nhất (bư c này vận dụng kết hợp nhiều thao tác 
lập luận, đặc biệt là thao tác lập luận phân tích) 
- àm r đối tượng so sánh thứ hai (bư c này vận dụng kết hợp nhiều thao tác 
lập luận đặc biệt là thao tác lập luận phân tích) 
- Đánh giá nâng cao: 
+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện 
như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bư c này vận dụng kết hợp nhiều 
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập 
luận so sánh) 
 + ý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối 
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng 
thi pháp của thời kì văn học... 
 *Kết bài: 
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu 
- Những liên hệ mở rộng 
 Tuy nhiên v i cách làm này, học sinh cũng có thể triển khai theo các 
bư c sau (Phần thân bài): 
- Phân tích những điểm chung của các đối tượng so sánh 
- Phân tích những điểm riêng của từng đối tượng so sánh 
- Đánh giá nâng cao (bình giá, so sánh, lí giải...) 
b. Phân tích song song : 
 V i cách làm này, người viết cần song hành so sánh trên mọi bình diện 
của hai đối tượng. Tức là tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt 
phân tích từng luận điểm kết hợp v i việc lấy song song dẫn chứng của cả hai 
văn bản để chứng minh. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt 
chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề. Mô hình khái quát của kiểu bài 
này như sau: 
 *Mở bài 
- Dẫn dắt 
- Gi i thiệu khái quát về các đối tượng so sánh 
 *Thân bài 
- Điểm giống nhau 
+ uận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) 
+ uận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) 
+ uận điểm ..... 
- Điểm khác nhau 
+ uận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) 
+ uận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) 
+ uận điểm ..... 
 *Kết bài 
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu 
7 
- Những liên hệ mở rộng. 
 Mỗi cách làm đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không 
phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã 
trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào 
và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của 
phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ hoặc thêm một phần nào đó cho hợp v i 
yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết. 
II. Hƣớng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn 
1. Mở bài 
 Đối v i dạng đề so sánh văn học, học sinh thường lúng túng khi viết mở 
bài vì liên qua t i hai tác giả, hai tác phẩm. Các em thường mắc phải lỗi gi i 
thiệu tuần tự hai tác giả, hai tác phẩm một cách rời rạc khiến người chấm có cảm 
giác như có hai mở bài. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh cách mở bài: 
+ Các em nên bắt đầu từ những điểm chung có liên quan đến hai tác giả, hai tác 
phẩm, thời đại, đề tài, các nhận định liên quan...để dẫn dắt vào vấn đề 
+ Để có một mở bài hay, các em cần mở bài ngắn gọn, đầy đủ (các thông tin cơ 
bản), độc đáo (gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề mình sẽ viết) và phải 
tự nhiên. 
 Ví dụ 1: 
 Đề bài: Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trư c 1945 qua 
hai đoạn thơ sau: 
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt 
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua 
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ 
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. 
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, 
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, 
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi 
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. 
 (Thế ữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2 – 
NXBGD Việt Nam, 2012) 
 Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
 Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! 
 (Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 – 
 NXBGD Việt Nam, 2012) 
Có thể mở bài v i các ý sau: 
- Gi i thiệu thơ ca trư c Cách mạng tháng Tám v i những khuynh hư ng, trào 
lưu khác nhau 
8 
- Gi i thiệu hai bài thơ, đoạn thơ: Nhớ rừng (Thế ữ) và Khi con tu hú (Tố 
Hữu) là những tác phẩm tiêu biểu trong thơ ca giai đoạn đó. Hai bài thơ đều nói 
lên khát vọng tự do cháy bỏng của các nhân vật trữ tình. Điều đó được thể hiện 
sâu sắc ở hai khổ thơ của hai tác phẩm. 
 Ví dụ 2: 
 Đề bài: Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng 
chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). 
 Có thể mở bài v i các ý sau: 
- Người chiến sĩ là đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam 
- Cùng viết về một đề tài, hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu 
đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) cho ta cảm nhận được những nét đặc sắc 
về hình tượng người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống M 
cứu nư c. 
2.Thân bài 
 Thân bài được xem là phần quan trọng nhất trong một bài viết vì nó 
chiếm số lượng điểm nhiều nhất của toàn bài. Chính vì vậy mà phần này giáo 
viên không chỉ trang bị kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, kiến thức sâu, 
rộng về tác phẩm mà phải hư ng dẫn cho các em các kĩ năng viết bài: lập dàn ý, 
cách bám sát yêu cầu đề cũng như là nghệ thuật hành văn, kĩ thuật xoáy trọng 
tâm để khi thực hành các em làm được bài ở phong độ tốt nhất. 
 Khi lập dàn ý phần thân bài, tùy theo cách phân tích, học sinh sẽ tìm các 
luận điểm, luận cứ và sắp xếp theo hệ thống hợp lí. 
 Ví dụ 1: 
 Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân 
trư c Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm: 
Lão Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân). 
 Dàn ý phần thân bài có thể như sau (trình bày theo kiểu nối tiếp): 
a. Hai tác phẩm cho thấy vẻ đẹp chung của người nông dân Việt Nam: 
- Cần cù chịu khó, một đời chăm lo làm ăn: ão Hạc khi còn sức lực thì cày thuê 
cuốc mư n, khi già yếu vẫn đem chút hơi tàn còn lại để lao động kiếm sống; ông 
Hai phải xa làng Chợ Dầu đi tản cư, vẫn hăng hái lao động, vỡ đất trồng sắn để 
“ăn vào những tháng đói sang năm” 
- Có lòng nhân ái cao cả, có phẩm chất lương tâm trong sạch: lão Hạc yêu 
thương con, lương thiện, tự trọng; ông Hai cũng là người yêu thương con, yêu 
thương làng Chợ Dầu, tự trọng khi nhận thức được điều nhục nhã, xấu hổ của 
người dân một làng phản động. 
b. Hai tác phẩm cho thấy vẻ đẹp riêng của người nông dân Việt Nam của từng 
giai đoạn lịch sử 
* ão Hạc là hình ảnh người nông dân trư c Cách mạng tháng Tám. Lão nghèo 
đói, bất hạnh, bị sự đói khổ đẩy đến bư c đường cùng song vẫn ánh lên những 
phẩm chất cao đẹp của người nông dân dư i xã hội xưa. 
- ão là người cha có tình yêu con sâu sắc 
9 
+ uôn nh thương con, ân hận vì không lo được hạnh phúc cho con 
+ Chắt chiu dành dụm tiền cho con 
+ Chết để giữ mảnh vườn cho con 
- ão là người nhân hậu, lương thiện, tự trọng 
+ Yêu thương con chó Vàng như yêu thương con cháu của mình 
+ Cả đời không lừa dối ai, ân hận vì bán chó, dù đói khổ đến đâu cũng không 
làm điều xằng bậy 
+ Để tiền làm ma vì không muốn phiền lụy đến làng xóm 
+ Chọn cái chết đau đ n vật vã để giữ lương tâm và phẩm giá trong sạch 
* Ông Hai mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng 
Tám 
- Cách mạng đã đem đến cho ông những suy nghĩ và hành động m i. Được sống 
trong tự do, được làm chủ, thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân 
phong kiến, ông hể hả vui mừng và hiểu r trách nhiệm của mình trư c làng 
xóm, trư c cách mạng. 
- Ông Hai là người nông dân thuần hậu như bao người nông dân khác, mang 
trong mình tình yêu làng quê thật bình dị mà sâu sắc. 
+ Ông hay khoe làng v i một niềm say mê, tự hào đặc biệt 
+ Ông không muốn xa làng đi tản cư 
+ Ở nơi tản cư ông luôn nh về làng, luôn nghe ngóng tin tức về cái làng thân 
yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. 
- Ông Hai là người nông dân luôn quan tâm đến tình hình thời sự kháng chiến, 
có tình yêu làng quê thống nhất v i tình yêu nư c 
+ uôn nghe ngóng tin tức kháng chiến 
+ Xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng theo giặc 
+ Hả hê vui sư ng khi nghe tin cải chính về làng 
c. Đánh giá 
- Người nông dân ở hai thời kì đều mang những nét đẹp đặc trưng tiêu biểu cho 
truyền thống nông dân Việt Nam. 
- Hai nhân vật đã cho ta thấy được sự phát triển về nhận thức của người nông 
dân. Trư c Cách mạng, đó là những người nông dân nghèo, chưa có nhận thức 
đầy đủ về giai cấp; sau đó, người nông dân đã đi theo cách mạng, tham gia 
kháng chiến. Vẻ đẹp đó càng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là tình yêu làng, yêu 
nư c gắn liền v i cách mạng và kháng chiến, không thỏa hiệp v i kẻ thù, không 
đội trời chung v i bọn Việt gian và bọn xâm lược. 
- Hai nhân vật được khắc họa thành công nhờ ngòi bút đầy tài năng của các nhà 
văn am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn và người nông dân, gắn bó nặng lòng 
v i làng quê Việt Nam, làm cho hình ảnh người nông dân trở nên đẹp đẽ, ngời 
sáng. 
 Ví dụ 2: 
 Đề bài: Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng hai bài thơ Khúc hát ru 
những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) và Con cò (Chế an 
10 
Viên) là hai tác phẩm có những khám phá nghệ thuật riêng, thể hiện cảm xúc trữ 
tình riêng của mỗi nhà thơ. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
 Dàn ý phần thân bài có thể như sau (trình bày theo kiểu song song): 
a. Sự giống nhau giữa hai bài thơ 
- Về hoàn cảnh sáng tác: Cả hai bài thơ đều được viết sau Cách mạng tháng 
Tám. 
- Về đề tài: Cả hai bài thơ đều viết về người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong 
thời đại m i: yêu con, yêu nư c, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. 
- Về nghệ thuật thể hiện: đều vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao, dân ca. 
b. Sự khác biệt 
- Về nghệ thuật: 
+ Thể thơ: Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ chủ yếu dùng thể 
thơ 8 chữ phù hợp v i âm điệu hát ru. Bài Con cò sử dụng thể thơ tự do v i các 
câu dài ngắn khác nhau để diễn tả sự phong phú của hình tượng con cò và cảm 
xúc của nhà thơ. 
+ Ngôn ngữ, hình ảnh: 
 Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Ngôn ngữ giản dị, hàm 
súc, giàu sức gợi. Hình ảnh trung tâm là người mẹ Tà Ôi vừa địu con trên lưng 
vừa tham gia kháng chiến. Đây là hình ảnh có tính sáng tạo độc đáo, chân thực 
cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến 
chống Mĩ. 
 Bài Con cò: Hình ảnh trung tâm là hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ. 
Con cò trong ca dao được đưa vào thơ Chế an Viên một cách sáng tạo qua các 
biện pháp nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc. Con cò là biểu tượng cho lòng mẹ, biểu 
tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa lời ru đối v i cuộc đời mỗi con 
người. Nhiều câu thơ mang đậm chất triết lí, suy tưởng. 
+ Giọng điệu: 
 Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: sáng tác theo điệu ru 
con của người Tà Ôi, kết hợp v i điệp khúc tạo âm điệu tha thiết, ngọt ngào như 
lời ru. 
 Bài Con cò: sử dụng hình ảnh ca dao, âm điệu lời ru được thể hiện qua 
hình thức thơ tự do nên chất giọng vừa bay bổng vừa sâu lắng, vừa dân tộc vừa 
hiện đại. 
- Về cảm

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen_de_HSG_Van_9_Nghi_luan_so_sanh.pdf