Chuyên đề Dạng 1 Bài toán một kim loại + HNO3 tạo một sản phẩm khử

doc 16 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 18108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạng 1 Bài toán một kim loại + HNO3 tạo một sản phẩm khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Dạng 1 Bài toán một kim loại + HNO3 tạo một sản phẩm khử
Dạng 1 Bài toán một kim loại + HNO3 tạo một sản phẩm khử
Câu 1. Lượng khí thu được (đkc) khi hoà tan hoàn toàn 0,3 mol Cu trong lượng dư HNO3 đặc là:
A. 3,36 lít	B. 4,48 lít	 C. 6,72 lít	 D. 13,44 lít
Câu 2. Cho 10,8 g Al tan hết trong dd HNO3 loãng thu được sản phẩm duy nhất là 3,36 lít khí A (đkc). CTPT của khí A là: A. N2O	B. NO2	 C. NO	 D. N2
Câu 3 Cho 0,05 mol Mg tan hết trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,01 mol khí X là sản phẩm khử duy nhất (đktc). X là : A.	NO2	B.	N2	C.	NO	D.	N2O	
Câu 4. Để hòa tan vừa hết 9,6 gam Cu cần phải dùng V ml dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được V1 lít khí NO (ở đktc). Biết phản ứng không tạo ra NH4NO3. Vậy V và V1 có giá trị là
A. 100 ml và 2,24 lít B. 200 ml và 2,24 lít 	 C. 150 ml và 4,48 lít 	 	 D. 250 ml và 6,72 lít 
Câu 5.Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc). M là kim loại: A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Câu 6: Cho m gam Fe tan trong 250 ml dung dịch HNO3 2M, để trung hòa lượng axit dư cần phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy m có giá trị là:
	A. 2,8 gam	B. 8,4 gam	C. 5,6 gam	D. 11,2 gam
Câu 7: Cho 11,2 gam một kim loại Z tan trong một lượng HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dd A và 4,48 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dd A thu được muối khan có khối lượng bằng:
	A. 55,6 gam	B. 48,4 gam	C. 56,5 gam	D. 44,8 gam 
Câu 8: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, phản ứng làm giải phón ra khí N2O (duy nhất) và dung dịch sau phản ứng tăng 3,9 gam. Vậy m có giá trị là:
	A. 2,4 gam	B. 3,6 gam	C. 4,8 gam	D. 7,2 gam
Câu 9: Hòa tan hết 1,92 gam một kim loại trong 1,5 lít dd HNO3 0,15M thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc) và dd A. Biết khi phản ứng thể tích dd không thay đổi:
	a) Vậy R là kim loại: A. Al	B. Zn	C. Fe	D. Cu
	b) Nồng độ mol/l lít của các chất có thể có trong dd A là:
	A. [muối] = 0,02M ; [HNO3]dư =0,097M	B. [muối] = 0,097M ; [HNO3]dư =0,02M
	C. [muối] = 0,01M ; [HNO3]dư =0,01M	D. [muối] = 0,022M ; [HNO3]dư =0,079M 
Câu 10. Cho a mol Fe vào dd có chứa 5a mol HNO3 thấy có khí NO2 bay ra và còn lại dd A. Dung dịch A chứa: A. Fe(NO3)3	C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)2	D. Fe(NO3)3 và HNO3
Câu11. Cho a mol Fe vào dd có chứa 3a mol HNO3 thấy có khí NO bay ra và còn lại dd A. Dung dịch A chứa:
A. Fe(NO3)3	C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)2	D. Fe(NO3)3 và HNO3
Dạng 2 Bài toán một kim loại + HNO3 tạo hỗn hợp sản phẩm khử
Câu 1. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (phản ứng không tạo muối amoni). Tính m.
	A.	13,5 g	B.	0,81 g	C.	8,1 g	D.	1,35 g
Câu 2. Hòa tan một lượng 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 240 ml dd HNO3 cho 4,928 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 thoát ra.
	a) Vậy số mol của mối khí trong hỗn hợp khí thu được bằng:
	A.NO(0,02 mol), NO2(0,02 mol)	B. NO(0,2 mol), NO2(0,2 mol)
 	C. NO(0,02 mol), NO2(0,2 mol) 	D. NO(0,2 mol), NO2(0,02 mol)
	b) Nồng độ mol/l của dd HNO3 đem dùng bằng:
	A. 0,02 mol/l	B. 0,2 mol/l	C. 2 mol/l 	D. 0,4 mol/l
Câu 3. Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Vậy thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X bằng:
	A. 4,48 lít ; 4,48 lít	B. 6,72 lít ; 6,72 lít	C. 2,24 lít ; 4,48 lít	D. 2,24 lít ; 2,24 lít 
Câu 4. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2 lít dd HNO3 aM thu được 5,6 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm N2O và khí Y. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 22,5. 
	a) Khí Y và khối lượng Al (m) đem dùng là:
	A. NO2 ; 10,125 gam	B. NO ; 10,800 gam 	C. N2 ; 8,100 gam	D. N2O ; 5,4 gam
	b) Nồng độ mol/l của dd HNO3 (a) có giá trị bằng:
	A. 0,02M	B. 0,04M 	C. 0,06M 	D. 0,75M 
Câu 5: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3 , đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại
0,75 mol chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra. Giá trị của m là
a. 70	b. 56	c. 112	d. 84
Câu 6. Hòa tan 4,32g Al trong dung dịch HNO3 2M (vừa đủ) thu 2,464l hỗn hợp NO, N2O (đktc). Tính V dung dịch
 HNO3 đã dùng? a. 0,5l	b. 0,3l	c. 0,31l	d. 0,51l
Câu 7. Hòa tan hết m(g) Al bằng 2lít dung dịch HNO3 a(M) thu 5,6l (N2O và khí X) đkc có tỉ khối so với H2 bằng 22,5. Tính m và a? 
a. 10g; 0,75M 	b. 10,125g; 0,9M 	c. 10g; 0,9M 	d. 10,125g; 0,75M
Câu 8. Hòa tan 8,32g kim loại M trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu 4,928l hỗn hợp hai khí A,B trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. d hỗn hợp khí/H2 = 22,272. Tìm tên của M và khối lượng muối nitrat sau phản ứng?a. Mg	 44,4 gam	b. Fe	48,4 gam	 c. Al	61,95gam d.Cu 24,44 gam
Câu 9. Cho 4,5g Al tác dụng vừa đủ V (ml) dung dịch HNO3 67% (D = 1,4) chỉ thu 2 sản phẩm khí X là NO, N2O có dX /H2 = 16,75. Tính V? a. 45 ml	b. 47,15ml	c. 43,46ml	d. 41,14ml
Câu 10. Hòa tan 62,1g kim loại M trong dung dịch HNO3l thu 16,8l hỗn hợp khí X (không màu, không hóa nâu ngoài KK) dx/H2 = 17,2. Tính V dung dịch HNO3 2M đã sử dụng biết dùng dư 25% so với lượng cần thiết và tên của M? a. 5,25l ;Al	b. 4,5l; Al	c. 5,25l; Fe	d. 4,55l ;Mg
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là
	A. 6,72.	B. 8,96.	C. 11,20.	D. 13,44.
Câu 12: Hoà tan 32g kim loại M trong dd HNO3dư thu được 8,96lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Kim loại M là
	A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 13 : Cho 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 4,928 lit (đktc) hỗn hợp NO và NO2 . tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu.
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được 2,24 lit NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 21 ( không còn sản phẩm khử khác). Tìm kim loại M
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam Al trong dung dịch HNO3 1M thu được 1,232 lít hỗn hợp B gồm NO và N2O (đktc) . tính tỷ khối của B so với H2 ( không có spk khác)
Câu 16 Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,008 lit ( đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2O là sản phẩm khử duy nhất. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 3,78 gam so với ban đầu
Tìm M
Câu 17. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Zn, Ag và Cu bằng V ml dung dịch HNO3 1M vùa đủ thu được 11,2 lít B (ở đktc) gồm NO2 và NO ( sản phẩm khử duy nhất ) có tỉ khối so với H2 bằng 18,2 . Tính giá trị của V ?
Câu 18. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Mg, Zn và Cu bằng V ml dung dịch HNO3 1M vùa đủ thu được 8,96 lít B (ở đktc) gồm N2O và NO ( sản phẩm khử duy nhất ) có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 . Tính giá trị của V ?
Dạng 3 Bài toán hỗn hợp kim loại + HNO3 tạo một sản phẩm khử
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp gồm Al và Zn cần 25 lít dung dịch HNO3 0,001M thì vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1 dung dịch gồm 3 muối. Vậy nồng độ mol/l của NH4NO3 trong dd sau là:
	A. 0,01 mol/l	B. 0,001 mol/l	C. 0,0001 mol/l	D. 0,1 mol/l
Câu 2. Hoà tan 1,84 gam hh Fe và Mg trong lượng dư dd HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đkc). Số mol Fe và Mg trong hh lần lượt là:
A. 0,01 mol và 0,03 mol	B. 0,02 mol và 0,03 mol
C. 0,03 mol và 0,02 mol	D. 0,03 mol và 0,03 mol
Câu 3: Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ưng thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp sẽ là: 
	A. 19,2 g và 19,5 g	B. 12,8 g và 25,9 g	C. 9,6 g và 29,1 g	D. 22,4 g và 16,3 g
Câu 4: Cho 68,7 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nguội, sau phản ứng thu được 26,88 lít khí NO2 (ở đktc) và m gam rắn B không tan. Vậy m có giá trị là:
	A. 33,0 gam	B. 3,3 gam	C. 30,3 gam	D. 15,15 gam 
Câu 5: Cho 1,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 560 ml khí N2O (ở đktc) thoát ra và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được lượng muối khan bằng:
	A. 41,26 gam	B. 14,26 gam 	C. 24,16 gam	D. 21,46 gam
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 67,7 gam hỗn hợp muối khan. Vậy khối lượng mỗi kim loại trong m gam hỗn hợp ban đầu bằng:
	A. 5,6 g và 5,4 g; 	B. 2,8 g và 2,7 g	C. 8,4 g và 8,1 g 	D. 5,6 g và 2,7 g 
Câu 7.Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc).
- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc).
Vậy khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 10,8 g và 11,2 g 	B. 8,1 g và 13,9 g 	C. 5,4 g và 16,6 g 	D. 16,4 g và 5,6 g
Câu 8 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được 	dung dịch A và khí NO duy nhất. Cho tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B và dung dịch C. Lọc rửa rồi đem B nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là :
	a. 16 gam	b. 12 gam	c. 24 gam	d. 20 gam
Câu 9: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng oxi dư thu được ( m + 16 ) oxit. Cũng m gam hỗn hợp 
X trên khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là
a. 8,96 	b. 4,48	c. 3,36	d. 2,24
Câu 10: Hoà tan 23,4 gam G gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 153,0.	B. 95,8.	C. 88,2.
Câu 11 Cho 11,28 gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch B gồm HNO3 1M và H2SO4 0,2M thu được khí NO duy nhất và dung dịch C chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 19,34.	B. 15,12.	C. 23,18.	D. 27,52.
Câu 12 Hoà tan hoàn toàn 13,68 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,568 lít khí N2O (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 48,40.	B. 31,04.	C. 57,08.	D. 62,70.
Câu 13: Chia 14,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2(đktc). Phần 2 nung trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 17,2.	B. 16,0.	C. 9,8.	D. 8,6.
Câu 14: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 7,84.	B. 4,78.	C. 5,80.	D. 6,82.
Câu 15 Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn X gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được dung dịch Y chứa 39,99 gam muối và 7,168 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 20,15.	B. 30,07.	C. 32,28.	D. 19,84.
Câu 16 Hoà tan hoàn toàn 19,33 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Pb trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,376 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 63,97.	B. 25,09.	C. 30,85.	D. 40,02.
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 14,0 gam Fe trong 400ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch X chứa m gam muối và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
	A. 48,4.	B. 60,5.	C. 51,2.	D. 54,0.
Câu 18 Chia hỗn hợp X gồm Na, Mg và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí N2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 4,48.	B. 5,6.	C. 13,44.	D. 11,2.
Câu 19 : Cho 1,86 g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được 560 ml N2O ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 20: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y.Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ). Số mol HNO3 phản ứng 
	A. 0,12. 	B. 0,16. 	C. 0,18. 	D. 0,14. 
DẠNG 4 HỖN HỢP KIM LOẠI + HNO3 TẠO THÀNH HỖN HỢP SẢN PHẨM KHỬ
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Vậy thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là:
	A. 86,4 lít	B. 8,64 lít	C. 19,28 lít	D. 192,8 lít
Câu 2. Cho 1,35 gam hh gồm Mg, Al, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hh khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hh muối với khối lượng là:
	A. 5,69 gam	B. 5,5 gam	C. 4,98 gam	D. 4,72 gam 
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 11 gam hh gồm Fe và Al trong dd HNO3 dư thu được 11,2 lít hh khí X (đktc) gồm NO và NO2 có khối lượng 19,8 gam. Biết phản ứng không tạo NH4NO3.
	a) Vậy thể tích của mỗi khí trong hh X bằng: 
	A. 3,36 lít và 4,48 lít	 B. 4,48 lít và 6,72 lít C. 6,72 lít và 8,96 lít	 D. 5,72 lít và 6,72 lít
	b) Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hh bằng:
	A. 5,6 gam và 5,4 gam B. 2,8 gam và 8,2 gam C. 8,4 gam và 2,7 gam D. 2,8 gam và 2,7 gam
Câu 4. Hòa tan hết 4,431 gam hh kim loại gồm Al và Mg trong dd HNO3 loãng thu được dd A và 1,568 lít hh khí X đều không màu, có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Vậy % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh bằng:
	A. 12% và 88%	B. 13% và 87%	C. 12,8% và 87,2%	D. 20% và 80%
Câu 5. Hòa tan hết 2,88 gam hh kim loại gồm Fe và Mg trong dd HNO3 loãng dư thu được 0,9856 lít hh khí X gồm NO và N2 (ở 27,30C và 1 atm), có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Vậy % theo khối lượng mỗi kim loại trong hh bằng: A. 58% và 42%	B. 58,33% và 41,67%	C. 50% và 50%	D. 45% và 55% 
Câu 6 Hoà tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al trong 100 ml dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng ta thu 
được 6,72 lít hỗn hợp khí B ( NO và NO2 ) có dB/H2 = 19. Tính % về khối lượng trong A ?
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít ( đktc ) hỗn hợp B gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra
a. 43 gam	b. 34 gam	c. 3,4 gam	d. 4,3 gam
Câu 8: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu( trong đó Fe chiếm 36,84%) trong oxi, được 36,8 gam hỗn hợp chất rắn Y. 
Cho Y tan hoàn toàn trong V ml dung dịch HNO3 4M đã lấy dư 30% so với lượng cần thiết, thu được 0,2 mol hỗn hợp 
khí NO, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m và V lần lượt là
a. 30,4 và 350	b. 28 và 400	c. 22,8 và 375	d. 30,4 và 455
Câu 9: Hoà tan 3gam hỗn hợp A gồm kim loại R hoá trị 1 và kim loại M hoá trị 2 vừa đủ vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 và đun nóng, thu được 2,94 gam hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2.Thể tích của B là 1,344 lít (đktc). Khối lượng muối khan thu được là
	A. 6,36g.	B. 7,06g.	C. 10,56g.	D. 12,26g.
Câu 10: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn trong V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 1,68lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là
	A. 0,42.	B. 0,84.	C. 0,48.	D. 0,24.
Câu 11. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là 
A. 97,20. 	B. 98,20. 	C. 91,00. 	D. 98,75.\
Dạng 5 Bài toán sử dụng phương pháp quy đổi
Câu 1. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa . Giá trị của V là 
	A. 38,08.	 B. 11,2. 	C. 24,64. 	D. 16,8.
Câu 2: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 	A. 49,09. 	B. 34,36. 	C. 35,50. 	D. 38,72.
Câu 3: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. ChoY hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
	A. 4,48	B. 3,36. 	C. 6,72. 	D. 2,24
Câu 4. Đốt cháy 2,8 gam Fe bằng oxi khống khí thu đươc hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng lượng vùa đủ m gam dung dịch HNO3 12,6% sau phản ứng thu được muối sắt (III) và 2,688 lít NO ( đktc ). Giá trị của m là ?
Câu 5. Đốt cháy 5,6 gam bột Fe nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và một phần Fe còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng V ml dung dịch HNO3 2M ( đủ ) thu được a lít khí NO2 . Tính a và V ?
Câu 6. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Tính số mol HNO3 đã dùng biết rằng dùng dư 10% so với lượng cần thiết
Câu 7. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính số mol HNO3 phản ứng ?
Câu 8. Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,49 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính số mol HNO3 phản ứng ?
Câu 9. 	Đốt cháy 5,6 gam bột Fe nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và một phầnFe còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B (ở đktc) gồm NO2 và NO có tỉ 
 khối so với H2 bằng 19. Tính V. 
Câu 10 Cho m gam bột sắt ra ngoài không khí sau một thời gian người ta thu được 12 gam hỗn hợp B gồm Fe; FeO; Fe2O3; Fe3O4. Hoà tan hỗn hợp này bằng dung dịch HNO3 người ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí NO (đktc). tính m.
Câu 12: Nung m gam bột sắt trong không khí sau một thời gian người ta thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lít hỗn hợp khí NO và N2O (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,334
1. Tính giá trị của m
2. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Tính khối lượng của D.
Câu 13:  Cho a gam hỗn hợp A gồm 3 oxit FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ 250ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ thu được dung dịch B và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm NO2 và NO có tỷ khối so với H2 là 20,143. Tính a và nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng.
Câu 14: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04g hỗn hợp A gồm các oxít sắt.  Hoà tan hoàn toàn A trong HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2.Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x.
Câu 15: Nung nóng 16,8g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm oxít sắt. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đkc).Tìm m. Nếu hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thì thể tích NO2 (đkc) thu được là bao nhiêu?
Câu 16: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí. Sau một thời gian thu được 10g hỗn hợp (X) gồm Fe, FeO, Fe2O3 và  Fe3O4.Hoà tan hết (X) bằng HNO3 thu được 2,8 lít (đkc) hỗn hợp Y gồm NO và NO2. cho dY/H2 = 19. Tính m ?
Câu 17 Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian, thu được 13,92 gam chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO và Fe2O3. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 5,824 lít NO2 (đkc). Tính m?
Câu 18 Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 44,64g gồm Fe3O4, FeO, Fe và Fe2O3 dư. Hoà tan hết X bằng HNO3 loãng thu đ

Tài liệu đính kèm:

  • docHNO3.doc