Chuyên đề Chuỗi phản ứng - Nhận biết - Tách chất - Điều chế - Giải thích hiện tượng

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4613Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Chuỗi phản ứng - Nhận biết - Tách chất - Điều chế - Giải thích hiện tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Chuỗi phản ứng - Nhận biết - Tách chất - Điều chế - Giải thích hiện tượng
CHUỖI PHẢN ỨNG-NHẬN BIẾT-TÁCH CHẤT-ĐIỀU CHẾ-GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
1) Từ quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước (có chất xúc tác và thiết bị cần thiết khác). 
Hãy viết các phương trình hoá học điều chế: Fe2(SO4)3 , Na2SO4, Na2SO3, nước Giaven
2) . Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học (nếu có) cho các thí nghiệm sau:
a) Sục khí CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong.
b) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
c) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
d) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4
3) Cho hai đơn chất X, Y tác dụng với nhau thu được khí A có mùi trứng thối. Đốt cháy A trong khí oxi dư thu được khí B có mùi hắc. A lại tác dụng với B tạo ra đơn chất X, và khi cho X tác dụng với sắt ở nhiệt độ cao thu được chất C. Cho C tác dụng với dung dịch HCl lại được khí A.
Gọi tên X, Y, A, B, C.
Cu(NO3)2
CuCl2
4) Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học theo sơ đồ sau:
5) Có 4 chất bột màu trắng là: Na2O, P2O5, MgO, Al2O3 chỉ được dùng thêm nước và quỳ tím, hãy nêu cách để phân biệt từng chất.
6) ) Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm FeCl3, CaCO3, AgCl
7) Xác định A,B,C,D và hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau( ghi rõ điều kiện,nếu có )
 Cl2 + A B (1)
 B + Fe C + H2 (2)
 C + E D↓ + NaCl (3)
 D + B C + H2O (4)
8) )Dùng nước và khí cacbonic hãy phân biệt 6 chất rắn màu trắng sau:
 NaCl,Na2CO3,NaHCO3,Na2SO4,BaCO3,BaSO4
9) Cho các dung dịch sau: Ba(NO3)2, K2CO3, MgCl2, KHSO4 và Al2(SO4)3. Những cặp dung dịch nào phản ứng được với nhau? Viết phương trình hóa học minh họa
10) Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là Ca(HCO3)2. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi:
	- Nung nóng A và B.
	- Hòa tan A và B bằng dung dịch H2SO4 loãng.
- Cho CO2 qua dung dịch A và dung dịch B.
- Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A và dung dịch B.
- Cho A và B vào dung dịch BaCl2.
11) Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein ( với các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
12) 1. Có hỗn hợp gồm Al2O3, CuO. Dùng phương pháp hoá học để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Không dùng hoá chất nào khác hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, Al(NO3)3, FeCl3, NaOH.
13) . Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a.  Fe3O4 + H2SO4(loãng)  B + C + D               b. B + NaOH  E  +  F                     
c. E + O2 + D  G                                              d. G  Q + D                                 
e. Q +  CO (dư)  K + X                                g. K + H2SO4 (loãng)  B + H2↑          
14) Tách 3 chất rắn FeCl2, CaCO3, AgCl ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng phương pháp hoá học
15) Hãy viết các phương trình hóa học và nêu hiện tượng xảy ra cho các trường hợp sau:
a) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
b) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
c) Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3
16) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi:
Thả kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
Nhúng chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4.
Sục từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2
17) Viết phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến hóa sau:
Feà Fe2(SO)4 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe à FeCl2 àFeCl3 à FeCl2 à AgCl
18) 1. Viết phương trình hóa học xảy ra khi:
        a. Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozơ.
        b. Phản ứng nổ của thuốc nổ đen.
        c. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeBr2.
        d. Sục khí NO2 vào dung dịch KOH.
        e. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH.
        g. Cho Au vào nước “cường thủy”
2.  Có một miếng kim loại natri do bảo quản không cẩn thận nên đã tiếp xúc với không khí ẩm một thời gian biến thành chất rắn A. Cho A vào nước dư được dung dịch B. Hãy cho biết các chất có thể có trong A và dung dịch B. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
19) 1. Trong phòng thí nghiệm giả sử chỉ có: khí CO2, bình tam giác có một vạch chia, dung dịch NaOH, pipet, đèn cồn, giá đỡ. Trình bày hai phương pháp điều chế Na2CO3.
2. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch sau:
Fe(OH)3
A1
+Z
A2
+T
A3
to
Fe(OH)3
        NaCl, NaOH, NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3
20) Cho sơ đồ biến hoá :
Tìm công thức các chất A1, A2, A3, B1, B2, B3, X, Y, Z, T . Viết các phương trình phản ứng
21) Có 5 dung dịch: HCl ; NaOH; Na2CO3; BaCl2; NaCl. Cho phép dùng quỳ tím hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên, biết rằng dung dịch Na2CO3 cũng làm quỳ tím hoá xanh
22) Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất Al, Fe3O4, Al2O3 lần lượt tác dụng với các dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch KOH
23) . Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch X1 và khí X2. Thêm vào X1 một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa X3 và có khí X4 thoát ra. Xác định X1, X2 , X3 , X4. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng xảy ra
24) a. Bằng phương pháp hóa học hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm các khí SO2 , SO3 , O2.
 b. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Cu.
25) Có 5 chất rắn: BaCl2 , Na2SO4 , CaCO3 , Na2CO3 , CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ riêng biệt. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết các chất rắn đựng trong mỗi lọ.
26) Hợp chất của A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu. Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A và D; B và D; A,B,D. Viết phương trình phản ứng.
27) Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết 4 chất rắn : Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.
28) ): Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu được chia làm 3 phần A, B, C đều nhau
a/	- Phần A tác dụng với dung dịch NaOH dư
	- Phần B tác dụng với dung dịch HCl dư
	- Phần C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư
Trình bày hiện tượng hoá học xảy ra
b/ Gạn lọc kết tủa ở các phần trên, thu được các dụng dịch A, B, C
	- Cho dung dịch HCl vào A cho đến dư
	- Cho dung dịch NaOH vào B cho đến dư
	- Cho dung dịch NaOH vào C cho đến dư
	Trình bày hiện tượng hoá học xảy ra
29) a/ Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm mạnh.
b/ Đặt hai cốc trên đĩa cân. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào hai cốc, lượng axít ở hai cốc bằng nhau, cân ở vị trí thăng bằng.
Cho mẫu Kẽm vào một cốc và mẫu Sắt vào cốc kia. Khối lượng của hai mẫu như nhau. Cân sẽ ở vị trí nào sau khi kết thúc phản ứng ?
30) a/ Cho các nguyên liệu Fe3O4, KMnO4, HCl.
	- Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế FeCl3
b/ Viết các phản ứng có thể để điều chế FeCl3
31) a. Khi ta thổi mạnh một luồng không khí vào bếp củi đang cháy, có thể xáy ra hiện tượng gì?
 b. Vì sao các viên than tổ ong được chế tạo nhiều lỗ xuyên dọc, còn khi nhóm bếp than tổ ong người ta thường úp thêm một ống khói cao lên miệng lò?
32) A, B, D, F, G, H, I là các chất hữu cơ thoả mãn các sơ đồ phản ứng sau:
A B + C ; B + C D ; D + E F ; F + O2 G + E
F + G H + E ; H + NaOH I + F ; G + L I + C 
Xác định A, B, D, F, G, H, I, L. Viết phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ phản ứng trên
33)a) Trong thành phần khí thải của một nhà máy có chứa các khí CO2; SO2 và Cl2. Em hãy đề xuất một phương pháp để loại bỏ các khí này trước khi thải ra môi trường.
b) Có 6 lọ mất nhãn có chứa các khí: H2; CO2; CH4 và H2; CO2 và C2H4; H2 và C2H4; CH4 và CO2. Mô tả quá trình nhận ra hoá chất trong từng lọ bằng phương pháp hoá học.
34) 1/ Từ KMnO4 ; NH4HCO3 ; Fe ; MnO2 ; NaHSO3 ; BaS và các dung dịch Ba(OH)2 ; HCl đặc có thể điều chế được những khí gì? Viết phương trình hoá học.
Khi điều chế các khí trên thường có lẫn hơi nước, để làm khô tất cả các khí đó chỉ bằng một số hoá chất thì chọn chất nào trong số các chất sau đây: CaO ; CaCl2 khan ; H2SO4 đặc ; P2O5 ; NaOH rắn.
2/ Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a/ Cho hỗn hợp NaHCO3 và NaHSO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
b/ Cho sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc nóng được dung dịch A. Cho A vào dung dịch NaOH dư được kết tủa B. Lọc kết tủa B nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi.
35) 1. Trong phòng thí nghiệm ta thường điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl (dùng bình kíp), do đó khí CO2 thu được còn bị lẫn một ít khí hiđro clorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp hoá học để thu được khí CO2 tinh khiết. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
 2. Bằng phương pháp nào có thể phân biệt được 3 chất bột: BaCO3 ; MgCO3 ; Na2CO3. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
36) 1/ Viết PTHH biểu diễn phản ứng khi:
a/ Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3 
b/ Cho K vào dung dịch FeSO4 
c/ Hoà tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
d/ Nung nóng Al với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp Al2O3 và FexOy.
2/ Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 kim loại dưới dạng bột: Mg, Al, Fe, Ag, đựng trong 4 lọ mất nhãn. Viết PTHH minh hoạ.
3/ Chất rắn A màu xanh lam tan được trong nước tạo thành dung dịch, khi cho thêm NaOH vào dung dịch đó tạo ra kết tủa B màu xanh lam đậm. Khi nung nóng chất B bị hoá đen. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng sản phẩm trong dòng khí H2 thì tạo ra chất rắn C màu đỏ. Chất rắn C tác dụng với một axit vô cơ đặc lại tạo ra chất A ban đầu.
 Hãy cho biết chất A là chất nào và viết tất cả các PTHH xảy ra.
4/ A, B, D, F, G, H, I là các chất hữu cơ thoả mãn các sơ đồ phản ứng sau:
A B + C ; B + C D ; D + E F ; F + O2 G + E
F + G H + E ; H + NaOH I + F ; G + L I + C
Xác định A, B, D, F, G, H, I, L. Viết phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ phản ứng trên.
5/ Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách phân biệt 5 chất khí sau: CO, NO, C2H2, SO2 và CO2.
37) 1/ Có các phản ứng sau: 
MnO2 + HCl đặc Khí A
Na2SO3 + H2SO4 (l) Khí B
FeS + HCl Khí C
NH4HCO3 + NaOHdư Khí D
Na2CO3 + H2SO4 (l) Khí E
Xác định các khí A, B, C, D, E.
Cho A tác dụng C, B tác dụng với dung dịch A, B tác dung với C, A tác dung dịch NaOH ở điều kiện thường, E tác dụng dung dịch NaOH. Viết các PTHH xảy ra.
Có 3 bình khí A, B, E mất nhãn. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các khí.
2/ Một hỗn hợp X gồm các chất: Na2O, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh hoạ.
3/ Từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình điều chế poli vinyl clrua, poli etilen, axit axêtic, cao su buna. (ghi rõ các điều kiện)
4/ Có các chất đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn gồm: Rượu etylic, axit axêtic, benzen, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4, dung dịch Ba(OH)2. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất đựng trong mỗi lọ trên.
38) 1/ Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất A, B, C, D, K, E, F. Viết các PTHH xảy ra.
2/ Hãy dùng một hoá chất để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau: NH4Cl, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AgNO3, AlCl3.
 Viết PTHH minh hoạ.
3/ Viết các PTHH theo sơ đồ biến hoá sau:
FeFeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3
 7 13 14 15 
 Fe(OH)2 FeO Fe FeCl3 FeCl2 Fe(NO3)2 
4/ Từ khí thiên nhiên, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết viết các phương trình phản ứng điều chế axêtilen, rượu etylic, axit axêtic, poli vinyl clorua (PVC), cao su buna.
39) 1/ Đốt hỗn hợp C và S trong Oxi dư thu được hỗn hợp A.
- Cho 1/2 A lội qua dung dịch NaOH thu được dung dich B và khí C.
- Cho khí C qua hỗn hợp chứa CuO, MgO nung nóng thu được chất rắn D và khí E.
- Cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dung dịch G thêm dung dịch KOH vào G lại thấy có kết tủa F xuất hiện. Đun nóng G cũng thấy kết tủa F.
Cho 1/2 khí A còn lại qua xúc tác, nung nóng thu được khí M. Dẫn M qua dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa N.
 Xác định thành phần A, B, C, D, E, F, G, M, N và viết tất cả các phản ứng xảy ra.
2/ Viết các phương trình hoá học thể hiện theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện).
 FeCl2 ( 2 )	Fe(NO3)2 ( 3 ) Fe(OH)2
 (1 ) ( 4 )
 Fe ( 9 ) ( 10 ) ( 11) Fe2O3 
 ( 5 ) ( 8 )
 FeCl3 ( 6 )	Fe(NO3)3 ( 7 )	 Fe(OH)3 
3/ Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các PTHH minh hoạ.
40) 1/ Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe.
 Cho A tan trong dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn B, dung dịch C và khí D. Cho khí D dư tác dụng với A nung nóng được chất rắn A1. Dung dịch C cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch C1. Chất rắn A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) thu được dung dịch E và khí F. Cho E tác dụng với bột Fe dư được dung dịch H. Viết các PTHH xảy ra.
2/ Cho hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO, CuCl2, AlCl3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các chất trên ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH trong quá trình tách các chất.
41) 1/ Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dd D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z.
 Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình hoá học.
2/ Chỉ dùng phenol phtalein hãy nhận biết 5 dung dịch: Na2SO4, H2SO4, NaOH, BaCl2, MgCl2.
3/ Hỗn hợp A gồm CuO, CuCl2, Al2O3, AlCl3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng. 
4/ 
Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các phương trình phản ứng sau: 
A1 + A2 A3 + A4
A3 + A5 A6 + A7
A6 + A8 + A9 A10
A10 A11 + A8
A11 + A4 A1 + A8
 Biết A3 là muối sắt Clorua, nếu lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 2,87 gam kết tủa.
42) , A, B, D, F, G, H, I là các chất hữu cơ thoả mãn các sơ đồ phản ứng sau:
A B + C ; B + C D ; D + E F ; F + O2 G + E
F + G H + E ; H + NaOH I + F ; G + L I + C
Xác định A, B, D, F, G, H, I, L. Viết phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ phản ứng trên
43) Nêu hiện tượng xảy ra khi .
1/ Nhúng thanh kim loaị Mg vào dd CuSO4.
2/ Nhúng thanh kim loaị Ag vào dd CuCl2.
3/ Nhúng một mẫu kim loại K vào dd CuCl2.
4/ Cho từ từ dd HCl cho đến dư vào dd hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3
44) Hãy dùng một chất để phân biệt các dd riêng biệt sau: NH4Cl, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AgNO3, AlCl3
45) 1/ Nêu phương pháp làm sạch khí O2 có lẫn khí CO2 và SO2.
2/ Trình bày phương pháp điều chế: FeCl2, H2SiO3, BaSO4 từ hỗn hợp BaCO3, FeO, SiO2.
46) 1/ Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C có khả năng tác dụng được với BaCl2 và KOH.Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được khí B và một lượng dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân nống chảy E được kim loại M.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên và xác định các chất A, B, C, D, E, M.
2/ 
a, Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
b, Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây: NaHCO3, KHSO4, K2CO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.
47) / Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau.
FeS2 + O2 A B C A D E
48) / Có 6 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 6 dung dịch sau: H2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2, BaCl2, HCl. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch đựng trong mỗi lọ ở trên
49) 1/ Nêu các hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học minh hoạ khi.
a/ Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
b/ Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c/ Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
d/ Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
2/ không dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2.
3/ Bằng phương pháp hoá học hãy tách 3 muối KCl, AlCl3, FeCl3 ra khỏi nhau trong hỗn hợp dung dịch gồm các dung dịch trên.
4/ Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian thu được một chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C có khả năng tác dụng được với BaCl2 và KOH. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được khí B và một dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân nóng chảy E được kim loại M.
Xác định A, B, C, D, E, M và Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUOI_PHAN_UNGTACH_CHATDIEU_CHENHAN_BIET.doc