Chuyên đề Chủ đề sự điện li phân loại chất điện li

doc 33 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3114Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Chủ đề sự điện li phân loại chất điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Chủ đề sự điện li phân loại chất điện li
Tiết tự chọn số 	1	 Chủ đề Sự điện li
 Phân loại chất điện li
A.Mục tiêu
HS hiểu và phân loại chất điện li thông qua độ điện li và hằng số phân li K
Sử dụng độ điện li tính nồng độ mol các ion trong dd
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
Hoạt động 1. 
HS: nhắc lại các khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu
GV: ddắt- có đại lượng nào dùng để đánh giá khả năng phân li của các chất điện li hay không. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu
2. Bài mới
Hoạt động 2: Độ điện li
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1.Định nghĩa
Nắm được = 
trong đó n: số phân tử (số mol) phân tử điện li 
 no: tổng số phân tử(số mol) phân tử hoà tan
làm dược VD: =4/100 = 0,04 hay 4%
Suy ra được 0 < 1 hay 0 < 100 %
2. ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li
Nắm được : khi pha loãng dung dịch thì độ điện li của các chất điện li đều tăng
-Nêu định nghĩa độ điện li
-Dẫn dắt để chỉ ra cũng là tỉ số giữa số mol phân tử điện li và tổng số mol phân tử hoà tan
-Nêu VD
Trong dd CH3COOH, cứ 100 phân tử hoà tan thì có 4 phân tử phân li ra ion. Tính độ điện li của CH3COOH trong trường hợp này
? nếu tất cả phân tử tan trong dd đều phân li thì bằng bao nhiêu
Suy ra khoảng xác định của 
-Giải thích dựa vào thuyết va chạm
? có phụ thuộc nồng độ chất điên li hay không
Hoạt động 3: Chất điện li mạnh , chất đien li yếu
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Chất điện li mạnh
Nắm được chất điện li mạnh đều có =1
2. Chất điện li yếu
Nắm được chất điện li yếu 0< < 1
CH3COOH CH3COO - + H+ (1)
Nắm được
Hằng số cân bằng của (1) gọi là hằng số phân li
 Kc chỉ phụ thuộc bản chất của chất điện li và nhiệt độ
Nắm được cân bằng điện li tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ satơlie
-Từ định nghĩa chất chất điện li mạnh hãy suy ra giá trị của chất điện li mạnh
-Từ định nghĩa chất chất điện li yếu hãy suy ra khoảng xác định giá trị của chất điện li mạnh
-(1) là cân bằng điện li
-Hãy xác định hằng số cân bằng của (1)
? Cũng như cân bằng hoá học khác, cân bằng điện li tuân theo nguyên lí nào
Hoạt động 4. Bài tập củng cố
Bài 1. 
Chất điện li mạnh là chất
A. có 0< < 1	B. có =1	C. có phương trình điện li thuận nghịch 
D. trong dd chỉ có một số phân tử hoà tan phân li thành ion
Bài 2
Viết PTđiện li của các chất điện li sau 
HNO3, Na2SO4, H2SO4, Na2SO4, NaClO
HClO, hiđroxit lưỡng tính Pb(OH)2
Bài 3
Tính nồng độ mol của các ion trong các dd sau
KCl 0,002 M
BaCl2 0,002 M
HNO2 0,01 M (=18%)
Bài 4
Độ điện li của HNO2 trong dd HNO2 0,01 M là 18%. 
a. Tính hằng số phân li của HNO2. 
b. Thêm H2O vào dd HNO2 ở trên thì hằng số CB có thay đổi không (coi nhiệt độ không đổi)
Tiết tự chọn số 	2	 Chủ đề Sự điện li 
 Thuyết axit-bazơ của Bronstet.
 Sự thuỷ phân của muối (T1)
A.Mục tiêu
HS biết các khái niệm axit-bazơ theo bronstet, các khái niệm hằng số phân li axit và bazơ
HS vận dụng các hằng số phân li axit và bazơ để tính [H+] trong các dung dịch axit và bazơ 1 nấc
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Bài cũ
Nêu định nghĩa axit-bazơ theo areniut. Viết PTĐL của HClO, H2CO3 
1.Bài mới
Hoạt động 1:Thuyết axit-bazơ của Bronstet
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1.Định nghĩa
Rút ra được
Axit là chất có khả năng cho proton (H+)
Bazơ là chất có khả năng nhận proton (H+)
Vậy Axit Bazơ + H+
 HClO + H2O H3O+ + ClO- 
Hs viết được PT trao đổi proton của những chất sau với H2O : NH3, HCO3-.Rút ra nhận xét về khả năng cho nhận proton của các phần tử trong mỗi PT
Suy ra nhận xét
+H2O cóthể cho hoặc nhận proton.Nó là chất lưỡng tính
+Theo thuyết Bronstet thì axit, bazơ có thể là phân tử hoặc ion
2. Ưu điểm của thuyết Bronstet so với thuyết areniut
Hiểu được thuyết Bronstet tổng quát hơn so với thuyết areniut
-YC HS viết PTĐL của HCl, HNO3. ?chúng thuộc loại hợp chất nào
Dẫn dắt để HS suy ra định nghĩa
GV lấy VD với CH3COOH.?lấy VD với HClO
(H+ là cách viết đơn giản của H3O+)
-Có những chất vừa có khả năng cho proton vừa có khả năng nhận proton .Chúng là chất lưỡng tính. Có những chất không có khả năng cho proton không có khả năng nhận proton .Chúng là chất trung tính.
-Phân tích cụ thể và lấyVD
Hoạt động 2: Hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên
1.Hằng số phân li axit
CH3COOH CH3COO - + H+ (1)
CH3COOH + H2O CH3COO - + H3O+ (2)
Tính được Kc của 1 và 2
Hiểu được [] là kí hiệu nồng độ cân bằng, biết được Kc gọi là hằng số phân li axit và được kí hiệu là Ka
Hiểu được Ka tính theo 1 và 2 đều như nhau vì [ H+] hay [H3O+] trong dd chỉ là 1
Biết Ka chỉ phụ thuộc bản chất axit và nhiệt độ
2. Hằng số phân li bazơ
NH3 + H2O NH4+ + OH- 
Kb = 
CH3COO- + H2O CH3COOH + OH- 
 Kb = 
Biết hs phân li bazơ được kí hiệu là Kb chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất bazơ.Kb càng nhỏ thì lực bazơ càng nhỏ
? Tính hằng số phân li của 1 và 2
?Ka càng nhỏ khi nào.Nên Ka càng nhỏ thì lực axítẽ thế nào
-Nêu VD, yêu cầu HS lập CT tính Kb tương tự CT tính Ka 
Hoạt động 3. bài tập củng cố
Bài 1.
Theo thuyết Bronstet, chất nào sau đây là axit, bazơ, lưỡng tính
CH3COOH, HCl, NH3, CO32-, SO32-, HSO3-, ClO-, HSO-4
Bài 2. 
Độ điện li của HNO2 trong dd HNO2 0,01 M là 18%. 
Tính hằng số phân li axit của HNO2. 
Bài 3
Tính [H+] trong các dd sau
a.HClO 0,1 M (Ka của HClO là 5.10-8)
b.NH3 0,1 M ( Kb của NH3 là 1,8.10-5 )
Tiết tự chọn số 	3	 Chủ đề Sự điện li 
 Thuyết axit-bazơ của Bronstet.
 Sự thuỷ phân của muối (T2)
A.Mục tiêu
HS biết khái niệm sự thuỷ phân của muối và hiểu phản ứng thuỷ phân của muối
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Viết PTĐL của H2CO3, Na2SO3, NH4Cl
3.Bài mới
Hoạt động 1. Khái niệm về sự thuỷ phân của muối
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Nêu.Làm TN cho vài giọt PP lần lượt vào nước nguyên chất và dd Na2CO3
-Nhận xét hiện tượng xảy ra, suy ra pH của dd Na2CO3 
Nắm được khái niệm phản ứng thuỷ phân của muối là phản ứng trao đổi ion giữa muối và nước
?Cho biết pH của nước nguyên chất
Nêu và vào vấn đề: tại sao pH của dd muối Na2CO3 cao hơn pH của nước nguyên chất?
Vì muối đã dự PƯ trao đổi ion với nước làm cho [H+] biến đổi
Hoạt động 2. phản ứng thuỷ phân của muối
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Thí dụ 1: HS viết PTĐL của HClO
Suy ra khả năng bị thuỷ phân của ClO- 
Xác định được khoảng pH của dd NaClO
Nắm được PƯ thuỷ phân nói chung là thuận nghịch
Biết được những anion gốc axit nào thì bị thuỷ phân
-Thí dụ 2: một cách tương tự, HS suy ra pH của dd Al(NO3)3 <7 dựa vào sự thuỷ phân của Al3+ 
Al3+ + H2O Al(OH)2+ + H+ 
 Biết được những cation kim loại nào thì bị thuỷ phân
-Thí dụ 3
Xét dd (CH3COO)2Zn. 
Nhận thấy được CH3COO- và Zn2+ đều bị thuỷ phân nên môi trường của dd phụ thuộc độ thuỷ phân của 2 ion
-Thí dụ 4
Xét những muối axit như NaHCO3 , KH2PO4 có anion gốc axit lưỡng tính nên môi trường dd phụ thuộc bản chất anion
-Thí dụ 5
Muôi trung hoà chứa cation của bazơ mạnh và anion của axit mạnh:môi trường trung tính
-Hướng dẫn HS
HD cho HS thấy rõ PƯ thuận nghịch nói chung là PƯ thuận nghịch
-Hướng dẫn HS
Sự thuỷ phân có thể tiếp diễn và nếu dd loãng thì sự thuỷ phân có thể xảy ra hoàn toàn tạo thành kết tủa Al(OH)3 
-Hướng dẫn HS rút ra kết luận về môi trường của các dd muối trung hoà
Hoạt động 3. Bài tập củng cố
1.Các chất sau đây là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính theo thuyết Bronstet
NaClO, NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. NaCl, KHSO3, Cu2+, K+.
2.So sánh pH của mỗi dung dịch muối sau so với 7
KCl, NaNO3, K2CO3, NH4Cl, CH3COONa
Tiết tự chọn số 	4	 Chủ đề Sự điện li
 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
A.Mục tiêu
-Củng cố kiến thức.
+Đk xảy ra pư trao đổi ion trong dd
-Rèn luyện kĩ năng:
+Viết ptpư dạng phân tử và ion thugọn của các pư trong dung dịch chất điện li
B. Chuẩn bị
HS: ôn tập kiến thức phần pư trao đổi ion
C.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
TL: pư rao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra khi có sự kết hợp giữa các ion trong dung dịch để tạo thành ít nhất 1 trong 3 trường hợp sau
-Chất kết tủa
-Chất điẹn li yếu
-Chất khí
A.Hệ thống kiến thức
Điều kiện xảy ra pư rao đổi ion trong dung dịch chất điện li
?Pư trao dổi ion xảy ra khi nào
B.Bài tập và câu hỏi rèn luyện kĩ năng.
Bài tập
Bài 1.	
Tính pH của các dung dịch sau
a. CH3COONa 0,1 M (Kb của CH3COO- bằng 5,71.10-10)
b. NH4Cl 0,1 M (Ka của NH4+ bằng 5,56.10-10)
Bỏ qua sự điện li của nước
Giải
a. CH3COONa CH3COO- + Na+
 CH3COO- + H2O CH3COOH + OH- Kb
Đầu 0,1 M 0 0
Pư x
CB 0,1-x x x (M)
Kb = 
C1. Do x rất nhỏ so với 1 nên 0,1-x ~0,1
 x2 = 0,1.5,71. 10-10 = 5,71.10-11
x = = 7,56.10-6 = [OH-]
[H+] = 1,323.10-9 pH = 8,88
C2. Giải PT bậc 2 tìm x và sau đó làm tương tự
b. NH4Cl NH4+ + Cl- 
 NH4+ NH3 + H+ Ka 
Đầu 0,1 0 0 (M)
Pli x
CB 0,1 – x x x
Ka = = 5,56.10-10
Gải gần đúng hay giải chính xác ta có
x = 7,46. 10-6 suy ra pH = 5,13
 Bài 2.
Viết ptpư dạng phân tử và ion thugọn của các pư (nếu có) xảy ra giữa
a.dd AgNO3 và dd HCl	e. dd Na2CO3 và dd Ca(NO3)2
b.dd BaCl2 và dd K2SO4	f. dd NaHCO3 và dd NaOH
c. FeS và dd HCl	g. dd NaHCO3 và dd HCl
d.dd BaCl2 và dd NaNO3 	h. dd FeSO4 và dd HCl
Bài 3
Cho dd AgNO3 dư vào 500 ml dd HCl a M thu được 143,5 gam kết tủa. Viết pt hh của pư xảy ra dạng phân tử và ion thu gọn. Tính a
ĐS. a = 1/0,5 = 2 M
C. Dặn dò
Về nhà tiếp tục ôn tập lí thuyết và bài tập phần luyện tập
Tiết tự chọn số 	5	Chủ đề Nhóm Nitơ và nhóm Cacbon
 Khái quát nhóm Nitơ-Photpho
A.Mục tiêu
Hiểu cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm Nitơ ở trạng thái cơ bản, biết cấu hình e lớp ngoài cùng ở trạng thái kích thích
Nắm vững sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm
Củng cố tính chất hoá học cơ bản của các đơn chất nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
B.Tổ chức các hoạt động dạy học
1.ổn định lớp
2.Bài cũ
	+Nhắc lại cấu hình e ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố N
	+Tương tự suy ra cấu hình e ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố P
3.Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu kĩ hơn về cấu hình e nguyên tử lớp ngoài cùng
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1
-Viết và nhận xét đươc sự giống và khác nhau giữa 2 cấu hình.
-Mô tả được sự phân bố e vào AO ngoài cùng ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Nhận xét được sự khác nhau...
2.
Nêu được : của nhóm Nitơ -3, 0, +3, +5
 của N: ...
Nx được: N và các nguyên tố trong nhóm thể hiện tính khử và tính oxh
Từ N đến Bi : tính khử tăng dần đồng thời tính oxh giảm dần
3.
Viết được CTPT của oxit và hiđroxit cao nhất của các nguyên tố trong nhóm và nêu được:
của N, P: oxitaxit và axit
As2O3 : oxit lưỡng tính, tính axit > tính bazơ
Sb2O3 : oxit lưỡng tính, tính axit< tính bazơ
Bi2O3 : oxit bazơ
1.Cấu hình e lớp ngoài cùng
-? Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của ng tử N, P ở trạng thái cơ bản.Nhận xét 2 cấu hình đó?
-Mô tả sự phân bố e vào các AO lớp ngoài cùng của nguyên tử N, P ở trạng thái kích thích.
2.Số oxihoá
? Cho biết số oxihoas có thể có của N và P
3. Oxit và hiđroxit
Hoạt động 2 Bài tập
Bài 1. 	Làm các bài tập 1,2,3 trang 27 sách Chuyên đề tự chọn
Bài 2.	Bằng thí ghiệm nào có thể phân biệt được khí nitơ có lẫn 1 trong các tạp chất sau: clo, khí HCl, khí H2S. Viết PTHH của các Pư đã xảy ra
HD
- N2 lẫn Cl2: dùng quỳ tím ẩm
- N2 lẫn HCl: dùng quỳ tím ẩm
- N2 lẫn H2S: dùng giấy tẩm dd Pb(NO3)2 
Bài 3
Viết cấu hình e của các ion N3- , F- , O2- , Na+ , Mg2+ và rút ra nhận xét về cấu hình e củâ các ion đó
Bài 4
Để nhận ra khí nitơ có lẫn khí clo ta có thể sử dụng dung dịch nào sau đây
Na3PO4 , KCl, Na2SO4 , KI + hồ tinh bột
Bài 5
Trộn 3 lit dd NaNO2 0,2 M với 2 lit dd NH4Cl 0,2 M rồi đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích khí sinh ra (đktc)
Bài 6
Làm bài tập 5 sgk trang 30
Tiết tự chọn số	6	Amoniac-Muối amoni
A. Mục tiêu
- Củng cố 1 số kiến thức cơ bản về amoniac, muối amoni
- Rèn luyện kĩ năng viết ptpư thể hiện tc của amoniac, muối amoni
- Rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức để giải toán
B. tổ chức các hoạt động dạy học
I.Những kiến thức cơ bản
1.a. Tính bazơ yếu
-Td với nước
-Td với axit
-Td với dd muối
b.Tính khử
c.Khả năng tạo phức
2.
3.Nhắc lại các tính chất của muối amoni
+tính tan
+các phản ứng của muối amoni xảy ra do td của ion NH4+ và của anion gốc axit
1.Tính chất hoá học của amoniac
NH3 có những tchh cơ bản nào?Cho VD.
mỗi tc yêu cầu HS lấy các VD chứng minh
GV bổ sung: NH3 có khẩ năng tạo phức
2.Điều chế NH3 
Yêu cầu HS nhắc lại pp tổng hợp NH3 và các điều kiện kĩ thuật nhằm tăng hiệu suất của quá trình
3.Tính chất của muối amoni
II.Bài tập
BT1. 
Cho cân bằng sau
	N2 + 3H2 2NH3 H = -92 KJ 
 (k) (k) (k)
Cho biết CB của pư trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu
a.Tăng nhiệt độ
b.Hoá lỏng NH3 để tách nó ra khỏi hỗn hợp
c.Tăng áp suất của hh pư
HD.
áp dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ satơlie
a. CBCD theo chiều nghịch
b.CBCD theo chiều thuận
c.CBCD theo chiều thuận
BT2. 
Sục khí NH3 vào dung dịch CuSO4 tới dư. Viết PTHH của các pư xảy ra, nêu hiện tượng quan sát được
BG
	CuSO4 + 2NH3 + 2H2O	 Cu(OH)2 + (NH4)2SO4 
	Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2 
Hiện tượng:	lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam
BT3	
Dẫn 2,24 lit NH3 (đktc) qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. 
a.Viết PTHH xảy ra và tính thể tích khí B (đktc)
b.Tính V dd HCl 2M vừa đủ để pư hết v ới A
HD
n = 0,4 mol, = 0,1 mol
2NH3 + 3CuO	 N2 + 3Cu + 3H2O
0,1 0,15 0,05 0,15
NH3 hết, CuO dư
a. ở đktc B chỉ có N2 
VB = 0,05.22,4 = 1,12 lit
b. A gồm Cu (0,151 mol), CuO dư (0,4 - 0,15 = 0,25 mol)
 CuO + 2 HCl	 CuCl2 + H2O
 0,25 0,5 mol
Suy ra Vdd HCl = 0,5/2 = 0,25 lit
BTVN
BT1. 
Chỉ dùng thêm 1 hoá chất hãy trình bày cách phân biệt các lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa 1 dd sau
(NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 , NaCl.
BT2.	
Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào 50 ml dd A có chứa các ion NH4+ , SO42- , NO3- , thì có 11,65 g chất kết tủa tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lit (đktc) một chất khí bay ra
a. Viết PTphân tử và ion thu gọn của các phản ứng đã xảy ra
b.Tính nồng độ M của mỗ muối trong dd A
Tiết tự chọn số	7	axit nitric-muối nitrat (t1)
A. Mục tiêu
1. Củng có kiến thức
-Tchh của HNO3, muối nitrat
-PP điều chế HNO3 
2.Rèn luyện kĩ năng viết ptpư, đặc biệt là pư oxi hoá-khử, làm BT
B.Tổ chức các hoạt động dạy học
I. Lý thuyết
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
I.TCHH của HNO3 
1.Tính axit (mạnh)
HNO3 H+ + NO3- 
làm quỳ tím hoá đỏ; td bazơ, oxitbazơ, muối
2. Tính oxi hoá mạnh
a.Với KL (trừ Au, Pt)
M + HNO3 M(NO3)n + sp khử + H2O
sp khử: NO2, NO, N2O,N2, NH4NO3 
HNO3 đặc nguội không pư Al, Fe
c.Với hợp chất 
II. Muối nitrat
Nêu được CT chung M(NO3)n
+Tính tan, khả năng phân li
+các phản ứng nhiệt phân của muối nitrat
+tính oxi hoá của NO3- trong môi trường axit; cách nhận biết ion NO3- 
Trình bày tchh của HNO3 , lấy các VD để minh hoạ cho các tính chất đó
Tính axit do tác nhân nào quy định
Tính oxi hoá mạnh do tác nhân nào quyết định
Yêu càu HS lấy các VD cụ thể để minh hoạ cho mỗi tính chất
Muối nitrat là muối của axit nào, tính chất vật lí và tchh của muối nitrat
Cách nhận biết ion nitrat trong dung dịch
II. Bài tập
BT1. 	Lập ptpư theo sơ đồ cho dưới đây
a. Fe + HNO3đặc, nóng 	 NO2 ...
b.FeO + HNO3 loãng 	 NO + ....
c. Fe3O4 + HNO3 loãng 	 NO + ....
d. FeS + HNO3 loãng Fe(NO3)3 + H2SO4 + N2O +...
BT2	Hiện tượng khi cho Cu và H2SO4 loãng cùng vào dd NaNO3 là
A.Khí màu nâu đỏ bay ra
B.dd thu được có màu xanh, có khí không màu thoát ra và hoá nâu trong không khí
C. thu được dd có màu xanh có khí màu nâu đỏ bay ra
D.không có hiện tượng gì
BT3.Từ 2 mol NH3 Điều chế HNO3 theo sơ đồ sau
NH3	NO NO2	 HNO3 
Nếu hiệu suất của quá trình là 80% thì từ 2 mol NH3 thu được bao nhiêu mol HNO3 
A.0,8	B.1,6	C.2,5	D.1,024
BT4	Cho sơ đồ
	NH3 	NO 	NO2	HNO3 
Số electron mà một nguyên tử N nhường để chuyển từ NH3 lên đến HNO3 theo sơ đồ trên là
A.2	B.3	C.8	D.10
BT5 Cho phản ứng
	P + HNO3	 H3PO4 + NO2 + H2O
Tổng hệ số của các chất trong pthh trên khi cân bằng (hệ số nguyên tối giản) là
A.10	B.11	C.12	D.13
BT6	Phản ứng giữa Fe(OH)2 và HNO3 loãng tạo ra NO. Tổng hệ số nguyên tối giản của của các chất trong pthh đã xảy ra bằng
A.20	B.22	C.24	D.25
Tiết tự chọn số	8	axit nitric-muối nitrat (t2)
A.Mục tiêu
Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải toán
Phát triển khả năng phân tích tổng hợp
B.Tổ chức các hoạt động dạy học
BT1.	Nhận định nào sau đây không đúng
A. Khí NH3 có mùi khai, làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh
B. HNO3 là axit mạnh, có tính oxi hoá mạnh
C.Trong môi trường axit, ion NO3- có tính oxihoas tương tự HNO3 
D.Tất cả các muối nitrat khi bị nhiệt phân đều sinh ra oxi
ĐS. D
BT2	Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lit dd HNO3 sản phẩm khử là hỗn hợp khí gồm NO và N2O, tỉ khối của hh khí so với H2 bằng 19,2. Tính CM của dd HNO3 đã dùng
HD: 
	n Al = 0,5, Mhh = 38,4
38,4
a,NO, 30 5,6
 a/b = 2/3
b,N2O, 44 8,4
Al + 4 HNO3 	Al(NO3)3 + NO + 2H2O (1)
 2x
8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O+ 15H2O (2)
 3x
(1), (2) n Al = 10x = 0,5, x=0,05
(1),(2) n HNO3 = 38x = 38.0,05=1,9 mol
CM HNO3 = 1,9/2,2 = 0,864 M
BT3	Chất nào trong số các chất sau đây được diều chế trực tiếp từ O2 và N2 
A.N2O	B. NO	C. NO2 	D. N2O5 
ĐS. B
BT4	Đun nóng dd hh gồm NaNO2 và NH4Cl thu được khí X. X là
A.O2	B.N2	C.NO	D. NO2 
ĐS. B
BT5	Cho cân bằng sau
	N2 + 3H2 2NH3 H = -92 KJ 
 (k) (k) (k)
Để CB của pư trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận thì người ta
a.Tăng nhiệt độ của hệ cân bằng
b.Hoá lỏng NH3 để tách nó ra khỏi hỗn hợp
c.Giảm áp suất của hệ cân bằng 
d. Thêm xúc tác vào hệ cân bằng
BT6	Trong phản ứng nào sau đây, nitơ đóng vai trò là chất khử
A. N2 + 3H2	 	2NH3 
B. N2 + 6Li	2Li3N
C. N2 + O2	2NO 
D. N2 + 3Ca	Ca3N2 
BT7	Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng 1 dung dịch
A. Cu(NO3)2 và NH3 
B. Zn(NO3)2 và NH3 
C. Ba(OH)2 và H3PO4 
D. HNO3 và Cu(NO3)2 
BT8	Khi hoà tan 30 gam hh CuO và Cu trong dd HNO3 1M dư thấy thoát ra 0,3 mol NO duy nhất. % khối lượng CuO trong hh đầu là
A. 4,0	B. 96,0	C. 3,2	D. 4,8
BT 9	Khi đun nóng, pư giữa cặp chất nào sau đây tạo ra 3 oxit
A. HNO3 đặc và C	B. HNO3 đặc và S
C. HNO3 đặc và Cu	D. HNO3 đặc và Ag
BT10	có 3 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các dd: HCl, H2SO4 , HNO3 . Dùng các chất nào sau đây để nhận biết 3 lọ trên
A. dd muối bari, Cu	B. quỳ tím, dd bazơ
C. dd muối bạc	D. dd PP, quỳ tím
BT11	Viết pthh thực hiện các chuyển hoá sau(ghi rõ đk nếu có)
NaOH
N2	NH3	NO	HNO3	 NH4NO3	N2O
H2O
	 A r	 B r	 dd B
Cho biết dd B có môi trường gì?Gt.
BT 12	Trình bày pp loại HCl ra khỏi dd với HNO3 để đựơc dd HNO3 sạch HCl.
BT 13	Cho 1,86 g hh Mg và Al vào dd HNO3 loãng dư thì có 560 ml khí N2O (sp khử duy nhất) thoát ra (đktc). Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hh
ĐS
	% Mg = 12,9	%Al=87,1
BT 14	Một lượng 60 gam hh Cu, CuO tan hết trong 3 lit dd HNO3 1 M, thu được 13,44 lit (đktc) khí NO duy nhất bay ra
a. Tính % khối lượng Cu trong hh
b. Tính CM của các chất trong dd thu được sau pư
BT 15	Có 34,8 gam hh Al, Fe, Cu được chia làm 2 phần bằng nhau.
-Phần 1 cho vào dd HNO3 đặc nguội thì có 4,48 lit (đktc) NO2 bay ra.
-Phần 2 cho vào dd HCl thì thoát ra 0,4 mol khí.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
ĐS	Cu=12,8 g	Al=10,8 g	Fe= 11,2 g
BT 16	Bỏ 6,4 gam S vào 154 ml dd HNO3 60% (D=1,367 g/ml). Đun nóng nhẹ, S tan hết và có khí NO2 bay ra.
Tính nồng độ % của các axit trong dd sau pư.
ĐS	H2SO4 = 12,1%	HNO3 =31,4%
Tiết tự chọn số	9	Ôn tập một số kiến thức cơ bản 
	 về N, hợp chất của n, photpho
A.Mục tiêu
Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải toán
Phát triển khả năng phân tích tổng hợp
B. Nội dung
BT1	Viết pthh xảy ra khi cho NH3 dư vào bình chứa khi Cl2. Nêu vai trò của các chất tham gi pư
Giải
+	2NH3 + 3Cl2 	 N2 + 6HCl
	Chất khử Chất oxi hoá
+	NH3	 +	HCl	 	NH4Cl
	Bazơ	 Axit
BT 2	Viết pthh xảy ra dạng phân tử và ion thu gọn khi cho
a. Cu vào dd HNO3 loãng (tạo NO)
b. Ag vào

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_day_du.doc