Chuyên đề I: CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ TK X - XVIII Bài 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TK X – XV) STT Triều đại Thời gian tồn tại Kinh đô Quốc hiệu đầu tiên Tên vua đầu tiên 1 Ngô 939 – 965 Cổ Loa X – X – X – X Ngô Quyền 2 Đinh 968 – 980 Hoa Lư Đại Cồ Việt Đinh Bộ Lĩnh 3 Tiền Lê 980 – 1009 Hoa Lư Đại Cồ Việt Lê Hoàn 4 Lý 1009 – 1225 Thăng Long Đại Việt Lý Thái Tổ 5 Trần 1226 – 1400 Thăng Long Đại Việt Trần Cảnh 6 Hồ 1400 – 1407 Thanh Hóa Đại Ngu Hồ Quý Ly 7 Lê sơ 1428 – 1527 Thăng Long Đại Việt Lê Lợi 8 Mạc 1527 – 1592 Thăng Long Đại Việt Mạc Đăng Dung 9 Hậu Lê 1533 – 1789 Thăng Long Đại Việt Lê Trang Tông 10 Chúa Trịnh 1545 – 1788 Thăng Long Đại Việt Trịnh Kiểm 11 Chúa Nguyễn 1600 – 1786 Phú Xuân (Huế) Đại Việt Nguyễn Hoàng 12 Tây Sơn 1778 – 1802 Phú Xuân (Huế) Đại Việt Nguyễn Nhạc I – Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở TK X Nhà Đinh và Tiền Lê xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai gồm 3 ban: Văn ban; Võ ban và Tăng ban, chia nước thành 10 đạo. II – Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến TK XI – XV Tổ chức bộ máy nhà nước Luật pháp và quân đội Năm 1042, nhà Lý soạn Hình thư. Thời Trần soạn Hình luật. Thời Lê sơ có Quốc triều Hình luật (luật Hồng Đức) với 700 điều về bảo vệ quyền hành giai cấp thống trị; quyền lợi nhân dân và đất nước. Hoạt động đối nội và đối ngoại Vấn đề bảo vệ an ninh đất nước được các triều đại rất coi trọng. Nhân dân phải làm đầy đủ nghĩa vụ đi lính, lao dịch, nộp thuế, chăm lo bảo vệ đê điều, được nhà nước coi trọng, quan tâm đến đời sống. Các triều đại PK có chính sách đoàn kết với dân tộc ít người nhưng cũng rất nghiêm khắc với những tù trưởng dân tộc ít người có hành động phản loạn. Trong quan hệ đối ngoại, với triều đại phương Bắc thì thực hiện đầy đủ lệ triều cống nhưng giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập. Với các nước láng giềng phía Tây và Nam như Lan Xang, Chân Lạp, Chăm – pa thì giữ quan hệ thân thiện. Bài 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PK CỦA TK XVI – XVIII I – Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập (Đầu TK XVI, triều Lê sơ suy sụp. Khi Lê Hiến Tông chết, vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và lập triều mới) Nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại, giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định đất nước. Nhà Mạc xây dựng một đạo quân thường trực mạnh. Nhưng thời gian sau, triều Mạc suy thoái. Nhà Mạc chịu sức ép từ 2 phía. Ở phía Nam, một số cựu thần nhà Lê tập họp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc. Ở phía Bắc, vua Minh phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà Mạc buộc dâng sổ sách cho nhà Minh, chịu thần phục để yên mặt Bắc. II – Đất nước bị chia cắt Một số quan lại cũ nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hóa _ gọi là Nam triều để phân biệt Bắc triều nhà Mạc. Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ (1533 – 1592), kéo dài đến cuối TK XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Năm 1627, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Sau đó, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài – Đàng Trong. Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI TK XVIII I – Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối TK XVIII Vào giữa TK XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc. Năm 1771, một cuộc khỏi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. Năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn PK Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu hoàn thành. III – Vương triều Tây Sơn Sau khi tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế. Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị vùng đất Thuận Hóa trở ra Bắc. Chính quyền các trấn được thành lập. Vua Quang Trung kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần ổn định. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Vua Quang Trung đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp. è Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, vương triều Tây Sơn sụp đổ Chuyên đề II: KINH TẾ VIỆT NAM TK X – XVIII Bài 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TK X – XV I – Mở rộng, phát triển nông nghiệp Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ngày càng gia tăng. Nhà Lý chú trọng cho dân xây dựng những con đê. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê dọc các sông lớn, gọi là đê “quai vạc”. Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Ngoài việc trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác, các loại cây ăn quả và một số cây công nghiệp. II – Phát triển thủ công nghiệp Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Một số làng chuyên làm nghề thủ công hình thành như Bát Tràng, Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, ... Hồ Nguyên Trừng chế tạo được súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. III – Mở rộng thương nghiệp Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi. Giao lưu buôn bán ngày càng nhộn nhịp. Thăng Long có 36 phố phường. Ngoại thương: Nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài trao đổi hàng hóa: Lạch Trường, Càn Hải, Hội Thống, Thị Nại. Ở biên giới Việt – Trung đã hình thành một số địa điểm trao đổi hàng hóa. Vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. IV – Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân Giai cấp địa chủ ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu. Từ TK XIV, nạn mất mùa, đói kém xảy ra, vua quan và quý tộc ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân đã bùng lên => Nhà Trần suy vong. Tể tướng Hồ Quý Ly thực hiện một cuộc cải cách lớn để cứu vãn tình thế – nhà Hồ được thành lập Bài 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở TK XVI – XVIII I – Tình hình nông nghiệp ở TK XVI – XVIII Từ cuối TK XV đến đầu TK XVI, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất như trước. Cuộc sống nông dân trở nên khổ cực, họ đã nổi dậy đấu tranh. Từ nửa sau TK XVII, nông nghiệp dần ổn định. Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Đây cũng đồng thời là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ PK. II – Sự phát triển của thủ công nghiệp Trong nhân dân các nghề thủ công cổ truyền ngày càng phát triển và đạt trình độ cao. Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài. Phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng. Ngành khai mỏ phát triển. III – Sự phát triển của thương nghiệp Nội thương: Từ TK XVI – XVII, chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi. Ngoại thương: phát triển nhanh chóng. Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu, đến nước ta ngày càng nhiều. Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia–va, Xiêm, ... xuất hiện những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Nhưng đến giữa TK XVIII thì suy yếu dần. IV – Sự hưng khởi của các đô thị Vào TK XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành. Thăng Long có 36 phố phường: Phố Hiến (phía Nam thị xã Hưng Yên). Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân). Vào đầu TK XIX, các độ thị suy tàn dần. CHUYÊN ĐỀ III: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TK X – XVIII Bài 19: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TK X – XV + Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI TK XVIII I – Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông – Nguyên Khởi nghĩa là sự nổi dậy của nông dân khi bị mất nước, không có độc lập, nhà nước để giành lại non sông. Kháng chiến là sự bảo vệ nước nhà trong thời độc lập của chính quyền và các tầng lớp nhân dân Tên cuộc k/c Thời gian Lãnh đạo Chiến lược, chiến thuật Trận quyết chiến Nguyên nhân thắng lợi K/c chống Tống thời Tiền Lê 981 Lê Hoàn Mai phục + đóng cọc sông Bạch Đằng + Tập kích Sông Bạch Đằng (ĐCV yếu – Tống mạnh) Ý chí quyết chiến, quyết thắng + Chiến lược đúng đắn + Tài thao lược giỏi của Lê Hoàn + Tinh thần đoàn kết. Thái hậu Dương Văn Nga đặt quyền lợi dân tộc trên dòng tộc K/c chống Tống thời Lý 1075 Lý Thường Kiệt “Ngồi yên đợi giặc không bằng đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” Ung Châu, Liêm Châu, Khâm Châu (ĐV mạnh – Tống yếu) Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến, bảo vệ độc lập + Tinh thần đoàn kết + Sự lãnh đạo sáng suốt của Lý Thường Kiệt Khí hậu và địa hình có lợi cho ĐV (1077) 1077 Lý Thường Kiệt Truy kích + Mai phục Bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh) K/c chống Mông, Nguyên thời Trần 1258 Trần Thái Tông Trần Thủ Độ Trần Quốc Tuấn “Vườn không nhà trống” + Truy kích + Mai phục Thăng Long Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt + Tất cả nhân dân đoàn kết + Ý chí quyết chiến, quyết thắng + Chiến lược, chiến thuật đúng đắn của các vua Trần và các tướng. 1285 Trần Thánh Tông Trần Nhân Tông Trần Hưng Đạo Phạm Ngũ Lão Trần Nhật Duật Trần Quang Khải Trần Khánh Dư “Vườn không nhà trống” + Truy kích + Mai phục Thăng Long, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp 1287 – 1288 Đóng cọc sông Bạch Đằng + Mai phục Sông Bạch Đằng, Thăng Long, Vạn Kiếp K/n Lam Sơn chống quân Minh 1418 – 1427 Lê Lợi và 18 vị tướng lĩnh Tổng công kích + Mai phục + Xây dựng hậu phương Lam Sơn Nghệ An Đông Quan Chi Lăng – Xương Giang Truyền thống yêu nước, ý chí quyết chiến của nhân dân ta + Sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... + Chiến lược đúng đắn K/c chống Xiêm của Tây Sơn 1785 Nguyễn Huệ Mai phục + Tổng công kích + Vừa đánh vừa chạy Rạch Gầm – Xoài Mút Nguyễn Huệ nắm được lòng dân + Tài thao lược binh tướng tài giỏi + Truyền thống yêu nước, ý chí quyết chiến + Sự hỗ trợ hết mình của nhân dân vào Tây Sơn K/c chống Thanh của Tây Sơn 1788– 1789 Nguyễn Huệ Hành quân thần tốc + Tuyển quân dọc đường + Tổng công kích + Đánh bất ngờ Ngọc Hồi – Đống Đa Hà Hồi Tài thao lược xuất quỷ nhập thần của Quang Trung + Tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng + Sự hỗ trợ hết mình của nhân dân + Chiến thuật táo bạo, gây bất ngờ Nguyên nhân chiến tranh K/c chống Tống thời Tiền Lê (981) Đại Cồ Việt tình hình rối ren. Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát K/c chống Tống thời Lý (1075; 1077) Người Liêu, Hạ xâm lấn Trung Hoa, nông dân nổi dậy khắp nơi. Nhà Tống gặp khó khăn . K/c chống Mông, Nguyên thời Trần (1258; 1285; 1287 – 1288) Nhà Tống bị xâm lấn bởi quân Tây Hạ và Mông Cổ. Lần 1, Mông Cổ chiếm Đại Việt làm bàn đạp đánh Tống. 20 năm sau, nhà Nguyên muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam K/n Lam Sơn chống quân Minh (1418 – 1427) Nhà Minh lợi dụng nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhân dân Đại Việt không ủng hộ K/c chống Xiêm của Tây Sơn (1785) Nước Xiêm La đang thịnh vượng, nuôi tham vọng, muốn chiếm Cao Miên và Gia Định để mở rộng lãnh thổ. Được Châu Văn Tiếp – bề tôi của chúa Nguyễn – đến cầu cứu. K/c chống Thanh của Tây Sơn (1788 – 1789) Nước Đại Việt TK 18 rối ren sau 200 năm chia cắt Trịnh – Nguyễn. Nhà Minh sụp đổ bị nhà Thanh xâm lấn. Sẵn ý đồ bành trướng, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. CHUYÊN ĐỀ IV: VĂN HÓA TK X - XVIII Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TK X – XV I – Tư tưởng, tôn giáo Bước sang thời độc lập, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta phát triển. Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp PK thống trị (quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ – chồng) và chi phối giáo dục thi cử. TK X – XIV, đạo Phật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến. Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn tín ngưỡng dân gian. Một số Đạo quán được xây dựng. Cuối TK XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần. Thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên vị trí độc tôn và duy trì đến cuối TK XIX. Số người theo đạo Phật, Đạo giáo giảm bớt. II – Giáo dục; văn học; nghệ thuật; khoa học – kĩ thuật Giáo dục: Năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. TK XI – XIV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Nội dung học tập quy định chặt chẽ. Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: 3 năm có 1 kì thi Hội, chọn Tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ -> Lưu truyền sử sách, công danh. Giáo dục Nho học không tạo ĐK cho sự phát triển KT. Văn học: Sự phát triển giáo dục góp phần cho văn học phát triển. Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Văn học dân tộc phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú và hang loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học, vừa toát lên niềm tự hào và lòng yêu nước sâu sắc. TK XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển có nội dung ca ngợi đất nước phát triển Nghệ thuật: TK X – XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở mọi nơi như chùa Diên hựu, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Bảo Thiên, tháp Phổ Minh, chuông, tượng. Cuối TK XIV, thành nhà Hồ được xây dựng. Nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm. Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn như rồng mình trơn cuộn trong lá bồ đề, Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý. Âm nhạc phát triển với nhiều loại nhạc cụ như trồng cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, dàn tranh, chiêng cồng Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong lễ hội. Ca múa được tổ chức trong các lễ hội. Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA DÂN TỘC TK X – XV I – Về tư tưởng, tôn giáo Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự PK không còn được tôn trọng như trước. Phật giáo, Đạo giáo có ĐK khôi phục vị trí. Từ TK XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước nhưng bị nhà nước PK cấm đoán. TK XVII, chữ Quốc ngữ được sáng tạo mà không được phổ cập rộng rãi. Tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ người có công với đất nước, thờ tứ bất tử Thánh Gióng (chống ngoại xâm); Sơn Tinh (chống thiên tai); Chử Đồng Tử (tình yêu và sung túc); Bà chúa Liễu Hạnh (cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ). II – Phát triển giáo dục và văn học Giáo dục: Nhà Mạc, Lê – Trịnh tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ Lê sơ nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều. Ở Đàng Trong, năm 1646, chúa Nguyễn mới mở khoa thi. Vua Quang Trung lên ngôi, lo chấn chỉnh lại giáo dục, đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử. Nhưng, nội dung giáo dục là kinh, sử à Không tạo ĐK phát triển KT. Văn học: Văn học chữ Nôm xuất hiện ở TK XI – XII. Từ TK XVI – XVII, văn học chữ Hán mất dần vị thế - xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Văn học dân gian phát triển rầm rộ à nói lên tâm tư nguyện vọng về một cuộc sống tự do, ca ngợi quê hương, vừa phản ánh những phong tục tập quán hay đặc điểm quê hương. III – Nghệ thuật Ở TK XVI – XVII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển với công trình có giá trị như chùa Thiên Mụ, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, tượng La Hán ở chùa Tây Phương, Trào lưu nghệ thuật dân gian phát triển. Trên các vì, kèo ở các đình làng, những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân được khắc lên. Nghệ thuật sân khấu phát triển cả ở Đàng Ngoài, Đàng Trong. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho tram thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. [] Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới [] Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm; Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn Hiểu dụ vua Quang Trung: Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Tài liệu đính kèm: