Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toắn khối 9

doc 81 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1174Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toắn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toắn khối 9
Phần I:
 HỆ ĐẾM – CÁC QUI TẮC THỰC HÀNH PHÉP TÍNH.
I. Khái niệm về hệ đếm:
	Trong sinh hoạt hàng ngày của XH loài người, khái niệm về số gắn liền với việc hình thành các ký hiệu số. Từ thời xưa người ta chưa cần các số lớn thì một số hình ảnh trở thành phương tiện biểu diễn các số như: Mặt trời, đôi mắt, số ngón tay trên một bàn tay Dần dần các kí hiệu thay đổi khác với hình tượng ban đầu và chỉ còn có ý nghĩa qui ước. các kí hiệu số hiện nay )1, 2, 3, 4,..,8, 9) là những qui ước về kí hiệu số hiện nay và có t/c quốc tế. (Nhưng về tên gọi thì tùy theo các dân tộc khác nhau và nó chỉ có tính ngôn ngữ học không phụ thuộc phạm trù toán học). Xã hội ngày càng phát triển, cần sử dụng những số lớn thì các kí hiệu số qui định dùng không đủ. Vậy phải tìm cách biểu diễn các số tự nhiên bất kỳ bằng một số ít kí hiệu đã chọn. Loài người đã sáng tạo ra việc đếm theo nhóm các đơn vị theo nguyên tắc sau: “Một số nhất định các đơn vịthành lập một đơn vị bậc cao hơn; Số nhất định đó gọi là cơ số của phép đếm. Phép đếm với cơ số nhất định gọi là hệ thống đếm.
	Hiện nay ngoài hệ thống đếm cơ số 10, ta còn có các hệ thống đếm:
Hệ cơ số 2 (Dùng trong máy tính điện tử).
Hệ cơ số 12 (Ứng với 12 lần trăng tròn trong 1 năm).
Hệ cơ số 5 (Ứng với 5 ngón tay trên một bàn tay).
Hệ cơ số 60 (ứng với số đo thời gian).
II. Hệ đếm theo cơ số:
Hệ đếm theo cơ số 10:
a. Cách đọc:
	10 đơn vị bậc này lập thành một đơn vị bậc cao hơn (hàng 2). 10 đơn vị hàng 2 lập thành một đơn vị hàng 3 .. Để giảm bớt cách gọi tên các hàng, người ta qui định ba hàng liên tiếp nhau tạo thành một lớp:
	Lớp đơn vị gồm hàng 1, hàng 2, hàng 3.
	Lớp nghì gồm hàng 4, hàng 5, hàng 6.
=> Từ đó muốn đọc một số nào đó, ta lần lượt đọc số đơn vị kèm theo hàng theo thứ tự là bậc cao đến bậc thấp trong lớp cao nhất và đọc tên lớp và cứ tiếp tục như vậy.
	Ví dụ: 234 110 768. Đọc là: Hai trăm ba tư triệu, một trăm mười nghị,bảy trăm sáu tám đơn vị.
	b. Cách viết: theo hai cách
	- Cộng và trừ kí hiệu.
	- Theo nguyên tắc giá trị vị trí.
	* Cách biểu diễn: 
	+ Ta viết các kí hiệu (1, 2, 3,  , 9 và 0) theo hàng ngang với nguyên tắc qui ước cùng một số viết ở hai hàng kế tiếp thì giá trị của kí hiệu bên trái gấp 10 lần giá trị kí hiệu viết bên phải
	+ Như vậy khi biết cơ số của hệ đếm, ta có thể biểu diễn bất kì một số tự nhiên nào dưới dạng một dòng các chữ. Dòng này có thể phân tích thành một tổng trong đó mỗi số hạng là một lũy thừa của cơ số nhân với một sô thích hợp nhỏ hơn cơ số.
	Ví dụ: Có một số có 6 chữ số, chữ số hàng 6 kí hiệu là chữa, hàng 5 là chữ b, hàng 4 là chữ c, hàng 3 là chữ d, hàng 2 là chữ e, hàng 1 là chữ f: 
	2. Hệ đếm theo cơ số tùy ý:
	Tương tự như hệ thập phân, nhưng cần chú ý trong hệ cơ số k, thì cứ k đơn vị lập thành một hàng nào đó thì lập thành một đơn vị của hàng cao tiếp theo. Vì thế cần chọn k tên riêng đầu tiên và tên các hàng để dùng vào việc đọc số. Chọn k – 1 kí hiệu đầu và kí hiệu 0 để viết số.
	Ví dụ:
	Chú ý: Để khỏi lầm lẫn với các số trong cơ số 10, ta viết thêm chữ số vào phía dưới bên phải số đó.	425 cơ số 5 = 425(5).
	Lũy thừa của cơ số phải bằng số chữ số trong ssó đó trừ đi 1.
	3. Đổi một số từ hệ thống cơ số này sang hệ thống cơ số khác:
	a. Nhận xét:
	Một số đã cho viết theo hệ cơ số a muốn viết sang hệ cơ số b thì lấy hệ cơ số thập phân làm trung gian. Vì thế ta xét hai trường hợp đổi sau:
	- Viết một số từ hệ cơ số tùy ý sang hệ thập phân.
	- Viết một số từ hệ cơ số thập phân sang hệ cơ số khác.
	b. Cách đổi:
	* - Cách đổi thứ nhất: dựa vào cách biểu diễn một số thành một tổng các lũy thừa.	Ví dụ: Đổi 11101(2) sang hệ thập phân
	11101(2) =1.24 + 1.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20 = 16 + 8 + 4 + 1 = 29
Cách đổi thứ hai: dựa vào nguyên tắc viết số theo thứ tự vị trí. Giữa hai hàng kế tiếp nhau thì đơn vị hàng bên trái gấp k lần đơn vị hàng bên phải. Dựa vào nguyên tắc đó, ta đổi các hàng ra đơn vị và viết theo hệ thập phân.
Ví dụ: Viết 32075(8) ra hệ thập phân
3.8 + 2 = 26 	đơn vị hàng 4
26.3 + 0 = 208 	đơn vị hàng 3
208.8 + 7 = 1671 	đơn vị hàng 2
1671.8 + 5 = 13373	 đơn vị hàng 1
Vậy 32075(8) = 13373(10).
	* Cơ sở lý luận của cách đổi này:
	Giả sử ta có một số N viết theo hệ thập phân – Ta cần đổi nó ra số có cơ số r viết dưới dạng: . Nghĩa là ta phải tìm ra các chữ số Pi < r sao cho: N = Pn.rn + Pn-1.rn-1 +.+ P1.r + P0.
Thật vậy; ta có thể biểu diễn N như sau:
	N = (Pn.rn-1 + Pn-1. rn-2 + + P1.r0)r + P0
Vậy P0 là số dư trong phép chia N co r và thương là: 
Q0 = Pn.rn-1 + Pn-1.rn-2 + .. + P1.
Ta lại có: Q0 = (Pn.rn-2 + Pn-1.rn-3 + . + P2).r + P1
Vậy P1 là số dư của Q0 cho r và thương là:
	Q1 = Pn.rn-2 + Pn-1.rn-3 + . + P2.
Tiếp tục chia Q1 cho r ta được thương Q2 và số dư P2 ..
Cuối cùng ta có Qn-1 chia cho r được số thương Qn = 0.
	Tóm lại: Nếu chia liên tiếp số N và các thương bộ phận (Q0, Q1, Q2,.Qn-1) cho r ta được các chữ số Pi là các chữ cấu tạo nên số N(r) và viết các số đó theo thứ tự:	.
	Ví dụ: Viết 138 theo cơ số 3
	4. Bài tập ứng dụng:
1. Tính số trang của một quyển sách biết rằng để đánh số trang quyển sách đó người ta phải dùng 3897 chữ số.
	Giải:
- Để đánh số trang có 1 chữ số phải dùng 9 x 1 = 9 chữ số.
- Để đánh số trang có 2 chữ số phải dùng 90 x 2 = 180 chữ số.
- Để đánh số trang có 3 chữ số phải dùng 900 x 3 = 270 chữ số.
	Như vậy đã dùng hết 9 + 180 + 2700 = 2889 chữ số. 
Số còn lại phải dùng để đánh trang có 4 chữ số là: 3897 – 2889 = 1008 (chữ số). Mỗi trang có 4 chữ số nên số trang có 4 chữ số cần đánh là: 
1008 : 4 = 252 (trang). Số nhỏ nhất có 4 chữ số là số 1000.
 Vậy cuấn sách đó có: 1000 + 252 – 1 = 1251 (trang).
.
2. Cho một số có hai chữ số, chữ số hàng chục là a, chữ số hàng đơn vị là b.
	a. Nếu ta xen giữa hai chữ số đó một số 0 , thì số mới lớn hơn số cũ bao nhiêu lần?
	b. Nếu ta xen giữa 2, 3, 4,, n chữ số 0 thì số mới tăng bao nhiêu đơn vị so với số cũ.
	Giải:
Số đã cho có thể biểu diễn: .
- Sau khi xen vào giữa hai chữ số đố chữ số 0 ta có: . 
Hiệu của hai số mới và cũ là: .
	- Kết quả này (90a) cho ta kết luận là : việc thay đổi trên không phụ thuộc chữ số đơn vị.
	Nếu tăng thêm 2, 3, 4,  n chữ số 0 thì kết quả tăng 
3. Tổng các chữ số của một số có hai chữ số là 10. Nếu tahy đổi thứ tự các chữ số thì số mới giảm 36 đơn vị. Tìm số đó.
	Giải:
Số đã cho có thể viết: và a + b = 10 (1)
Nếu đổi thứ tự chữ số thì số mới là: . Khi đó ta có: 
4. Tìm một số gồm ba chữ số, biết tổng các chữ số là 14, chữ số hàng chục gấp đôi chữ số hàng đơn vị và số đảo ngược lớn hơn số cũ là 198.
	Giải:
 Số đã cho có thể viết . Theo bài ra thì:
	a + b + c = 14	(1)
	b = 2c 	(2)
Từ (3) ta có: 100c + 10b + a – 100a – 10b – c = 198
 => 99c – 99a = 198 => c- a = 2 => c = a + 2.
Thay c = a + 2 và (1) và (2) ta có: 
. Số phải tìm là 284.
.
5. Viết theo hệ cơ số 5 dãy số từ 1 đến 30.
	Giải:
Ta viết: 1. 2. 3. 4. 10. 11. 12. 13. 14. 20. 21. 22. 23. 24. 30. 31. 32. 33. 34. 40. 41. 42. 43. 44. 50. 51. 52. 53. 54. 60.
..
6. Đổi số 1463(7) sang cơ số 12.
	Giải:
* Ta đổi 1463(7) sang cơ số 10
1463(7) = 1. 73 + 4. 72 + 6. 71 + 3 = 343 + 196 + 42 + 3 = 584
* Ta đổi 584 sang cơ số 12
	Vậy 1463(7) = 408(12) 
..
7. Với cơ số nào thì 167 được viết thành 326 ?
	Giải:
Gọi x là cơ số của 326 ta có: 167(10) = 326(x) 
Đổi 326(x) ta được : 326(x) = 3.x2 + 2.x + 6.
Giải phương trình bậc hai 3x2 + 2x + 6 = 167 ta được x1 = 7 ; x2 = .
X = 7 là thỏa mãn. Vậy với cơ số 7 thì 326 = 167(10).
8. Trong hệ thống cơ số 8 hãy tính tổng  ?
	Giải :
- Muốn tính tổng ta đổi các số hạng ra cơ số thập phân
	43(8) = 4.8 + 3 = 35
	17(8) = 1.8 + 7 = 15
=> (8) + (8) = 50(10)
- Ta đổi tổng tìm được sang cơ số 8
	Vậy 43(8) + 17(8) = 62(8)
9. Trong một hệ thống đếm ta có 53 + 76 = 140. Hãy xác định cơ số của hệ thống đó ?
	Giải :
Gọi cơ số của hệ thống đếm đó là x, ta có :
	53(x) + 76(x) -= 140(x)
Hay (5x + 3) + (7x + 6) = x2 + 4x + 0
=> 12x + 9 = x2 + 4x => x2 – 8x = 9 => x(x – 8) = 9 => x(8-x) = 9(-1) => x = 9.
	Vậy cơ số của hệ thống đếm đó là 9. Nghĩa là 53(9)+ 76(9) -= 140(9).
10. Người ta viết liền nhau các số tự nhiên bắt đầu từ số 1: 123456 Hỏi chữ số viết ở hàng 427 là số nào?
	Giải:
Từ số 1 đến số 100 phải dùng (9 x 1 + 90 x 2) = 189 chữ số. Mà ta thấy 189 < 427 nên số viết ở hàng 427 là số có 3 chữ số.Do đó 427 – 189 = 238 chữ số còn lại dùng để viết các số có 3 chữ số và sẽ viết được (238 : 3) = 79 số có 3 chữ số và còn dư 1 chữ số. Số thứ 79 có 3 chữ số là số 100 + 79 – 1 = 178 nên chữ số hàng thứ 427 là chữ số đầu của số 179 và số đó là số 1.
..
11. Người ta viết liên tiếp các số tự nhiên thành dãy 12345. Hỏi chữ số 1 ở hàng đơn vị của số 1991 đứng ở hàng thứ bao nhiêu ?
	Giải:
	Từ số 1 đến số 1991 có 9 số có 1 chữ số, 90 số có hai chữ số, 900 số có ba chữ số và có 1991 – 1000 + 1 = 992 số có 4 chữ số.
	Số chữ số phải dùng để viết các số từ 1 đến 1991 là :
	9 + 2.90 + 3. 900 + 4. 992 = 6857.
	Vậy : Chữ số 1 ở hàng đơn vị của số 1991 đứng ở hàng thứ 6857 trong dãy số trên.
12. Viết liên tiếp các số tự nhiên chẵn thành dãy 246810. Hỏi chữ số thứ 2000 là chữ số gì ?
	Giải:
	Từ số 2 đến số 1000 (không kể 1000) có 4 số chẵn có 1 chữ số, 45 số chẵn có 2 chữ số, 450 số chẵn có 3 chữ số. Do đó, số chữ số phải dùng để viết các số chẵn từ 2 đến 1000 (không kể số 1000) là : 4 + 2. 45 + 3.450 = 1444.
	Vì 1444 < 2000 nên chữ số thứ 2000 thuộc vào một số chẵn có 4 chữ số. Số chữ số còn lại để viết các số chẵn có 4 chữ số là : 2000 – 1444 = 556.
	Vì số 556 = 4. 139 nên với 556 chữ số này, ta có thể viết được 139 số chẵn đầu tiên có 4 chữ số. Số chẵn thứ 139 có 4 chữ số là : 1000 + 139.2 – 2 = 1276.
	Vậy chữ số thứ 2000 là chữ số 6 của số 1276.
	13. Cho dãy số 4, 7, 10, 13, 16,..
	a. Tìm số thứ 100, số thứ n của dãy số đó ?
	b. các số 45723 và 3887 có mặt trong dãy đó không ?
	Giải:
	Ta nhận thấy :	 7 = 4 + 3
	10 = 7 + 3
	13 = 10 + 3
	16 = 13 + 3.. như vậy, trong dãy số đã cho, kể từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số liền trước đó cộng với 3.
	a. Gọi các số của dãy số trên theo thứ tự là a1, a2, a3,.., an-1, an. Theo qui luật thành lập dãy số ta có:
	a2 – a1 =3
	a3 – a2 =3
	 ..
	An-1 – an-2 =3
	An – an-1 =3
	Cộng từng vế n – 1 đẳng thức trên ta được:
	an – a1 = 3.(n – 1) hay an = a1 + 3(n – 1).
	Vì a1 = 4 nên ta có: an = 4 + 3(n – 1) hay an = 3n + 1 (n = 1, 2, 3,.).
	Như vậy số thứ 100 của dãy số trên là: a100 = 3.100 + 1 = 301.
	b. Các số thuộc dãy số đã cho có dạng 3n + 1 nhưng 45723 = 3. 15241 và 3887 = 3. 1295 + 2 nên cả hai số này đều không có mặt trong dãy số đó.
.
	III. 	CÁC PHÁP TÍNH SỐ NGUYÊN
1. Phép cộng:
	a. Định nghĩa: Phép toán cho biết tổng của hai số gọi là phép cộng.
	a + b = S nếu b = 0 thì a + 0 = a
	b. Tính chất:
	- Giao hoán: a + b = b + a
	- Kết hợp: a + b + c = (a + b) + c
	c. Hệ quả:
	- Cộng một tổng vào một số.
	- Cộng một số vào một tổng.
	- Cộng một tổng vào một tổng.
2. Phép trừ: 
a. Là phép tính ngược của phép cộng- kết quả của phép trừ số a cho số b gọi là hiệu của a và b.
	a – b = c (Nếu a = b thì a – b = 0)
	b. Tính chất:
	- Giao hoán:	a + b – c = a – c + b
	a – b – c = a – c – b 
	- Kết hợp:	a + b – c = (a + b) – c
	a – b + c = (a – b) + c	 
	a – b – c = (a – b) – c
	c. Hệ quả:
	- Trừ một tổng vào một số: a – (b + c + d) = a-b-c-d
	- Trừ một hiệu vào một số: a – (b – c) = a-b+c
	- Trừ một số vào một tổng: (a + b) – c = (a – c) + b
	- Trừ một tổng vào một tổng: (a + b + c) – (e + f + k) = 
3. Phép nhân:
	a. Phép nhân a với b là phép cộng b số hạng bằng a
	a x b = a + a + a +.....+ a	(b số hạng)
	b x a = b + b + b +.+ b	(a số hạng)	
	a x 0 = 0
	b. Tính chất:
	- Giao hoán: a.b = b.a
	- Kết hợp: a.b.c = (a.b).c
	- Phân phối:
	+	a.(b + c + d) = a.b + a.c + a.d
	+ 	a.(b – c) = a.b – a.c 
	+	(a + b).(x – y) = ax – ay + bx – by .
	c. Hệ quả:
	- Nhân một số với một tích:	k(abcd) = kabcd
	- Nhân một tích với một số:	(abc)d = (ad)bc =(bd)ac =(cd)ab.
	- Nhân một tích với một tích:	(abc)(de) = abcde.
	Ứng dụng của phép nhân: Lũy thừa
	ĐN: Lũy thừa bậc m của một số a hay am là tích của m thừa số bằng a.
	a1 = a;	a0 = 1
	am.an = am + n ;	am: an = am - n (m > n và m, n > 0)
	(abc)m = am. Bm. Cm ; .
4. Phép chia:
	a. Phép chíaố a cho số b là tìm một số q sao cho a = bq + r (r < b)
	* a số bị chia,b số chia, q thương số, r số dư.
	* .
	Đặc biệt:
	b. Phép chia hết là phép tính ngược của phép nhân, kết quả của phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b là thương q.	(a : b = q hay a = bq).
	c. Phép chia còn dư:	a = bq + r
	d. Tính chất:
	* (a + b + c) : d = (a : d) + (b : d) + (c : d)
	* (a.b) : d = (a : d) .b
	* a.(b : d) = (a.b) : d
	e. Hệ quả:
	* (a.b.c.d) : e = (a : e).b.c.d
	* a : (b.c.d) = [(a : b) : c] : d
	f. Tính chất của phép chiư còn dư:
	* a.m = b.q.m + m.r
	* a : m = b.q : m + r : m
	* Chia một tổng cho một số ta lấy số thứ nhất chia cho số đó, sau đó lấy số dư cộng với số thứ hai rồi chia cho số đó... số thương là tổng của các thương riêng biệt. Số dư là số dư trong phép chia cuối cùng.
	Chú ý:
	* Để so sánh hai lũy thừa ta thường đưa về việc so sánh hai lũy thừa có cùng số mũ hặc có cùng cơ số.
	Với a, b, m, n là các số tự nhiên ta luôn có:
	Nếu a > b thì an > bn (a 0)
	Nếu m > n thì am > an (a > 1)
	* Khi giải các bài tập về tìm chữ số tận cùng của một số, ta thường sử dụng các nhận xét sau:
	+ Tất cả các số tận cùng bằng các chữ số 0, 1, 5, 6 cùng nâng lên bất kỳ lũy thừa tự nhiên nào khác 0 cũng vẫn tận cùng bằng chính những chữ số đó. Vì vậy để tìm chữ số tận cùng của một số, ta thường biến đổi để đưa về các số có một trong các chữ số tận cùng nêu trên. Lưu ý: 92 = 81, 34 = 81, 24 = 16.
	+ Căn cứ vào nhận xét trên, riêng đối với các số tận cùng bằng 4 hoặc 9 ta có qui tắc sau:
	- Lũy thừa của một số tận cùng bằng 4 là một số tận cùng bằng 6 nếu số mũ chẵn, tận cùng bằng 4 nếu số mũ lẻ.
	Thật vậy, ta có: 	42k = (42)k = 16k tận cùng bằng 6.
	42k + 1 = 42k .4 = 16k.4 tận cùng bằng 4.
	- Lũy thừa của một số tận cùng bằng 9 là một số tận cùng bằng 1 nếu số mũ chẵn, tận cùng bằng 9 nếu số mũ lẻ.
	Thật vậy, ta có: 	92k = (92)k = 81k tận cùng bằng 1.
	92k + 1 = 92k .9 = 81k.9 tận cùng bằng 9.
5. Bài tập áp dụng:
	1. Tìm số nguyên N, biết rằng khi thêm số 0 vào bên phải thì N tăng thêm 594 đơn vị.
	Giải:
Thêm số 0 vào bên phải N tức là ta tăng N lên 10 lần. Có nghĩa là:
 10 N – N = 594
	=> 9N = 594
	=> N = 66.
 2.Tìm một số gồm hai chữ số, biết rằng số ấy lớn gấp 2 tích số của các chữ số.
	Giải :
Gọi số cần tìm là (x, y nguyên dương và nhỏ hơn 10). Khi đó ta có :	
..
	3. Tìm một số gồm 3 chữ số, biết rằng khi đem nhân số ấy với 7 ta được một số mà ba chữ số cuối cùng bên phải là 548.
	Giải : 
y.7 =.2 (vì nhớ 2 nữa là 4) => y = 6.
	Vậy y.7 = 42 (viết 2 nhớ 4)
	x.7 = 1 (vì nhớ 4 nữa thành 5) => x = 3 (vì 3.7 = 21)
	Vậy 	
.
	4. Tìm N (nguyên) để khi chia N cho 4 sẽ có số dư bằng thương số.
	Giải :
Khi chia số a cho số b ta có : a = bq + r (r > 0 và r < b)
	=> N = 4q + r q = r < 4) hay N = 4q + q = 5q.
	Vì q < 4 nên : 
	N = 5 khi q = 1
	N = 10 khi q = 2
	N = 13 khi q = 3
..
	5. Tìm số nguyên N để khi chia cho 11 sẽ có số dư bằng bình phương thương số.
	Giải :
Ta thấy N = 11q + q2 (q2 = r ; q2 < 11).
	Vì q2 < 11 và q nguyên nên ta có q2 ó q2 . Do đó ta có các trường hợp sau :
	Q = 1 thì N = 11q + q2 = 11.1 + 1 = 12
	Q = 2 thì N = 11q + q2 = 11.2 + 22 = 26
	Q = 1 thì N = 11q + q2 = 11.3 + 32 = 42
.
	6. a. Tìm tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên ?
	 b. Tìm kết quả của dãy tính : 99 – 97 + 95 – 93 + 91 – 89 +..+3 – 1 = ?
	Giải :
	a. Ta thấy	1 + 100 = 101
	2 + 99 = 101
	3 + 98 = 101
	Từ 1 đến 100 có tất cả 50 cặp như vậy, mà mỗi cặp có tổng bằng 101 nên : 
	1 + 2 + 3 ..+98 + 99 + 100 = (1 + 100) + (2 + 99) + +(50 + 51) =
	= 101. 50 = 5050.
	b. Ta thấy 99 – 97 + 95 – 93 + 91 – 89 +..+3 – 1 = 
	= (99 – 97) + (95 – 93) + ..+ (3 – 1) . Đây chính là tổng của từng cặp hiệu hai số lẻ liền nhau cuả 50 số lẻ đầu tiên, mỗi hiệu có kết quả bằng 2, tất cả có 25 cặp nên tổng đó bằng : 25.2 = 50.
	7. Tìm một số có 3 chữ số biết rằng : chữ số hàng trăm bằng hiệu của chữ số hàng chục với chữ số hàng đơn vị. Chia cho chữ số hàng chục cho chữ số hàng đơn vị được 2 dư 2. Tích của số phải tìm với 7 là một số mà chữ số tận cùng bên phải là 1.
	Giải :
Gọi số phải tìm là theo bài ra ta có : 
	a = b – c	(1)
	b = 2c + 2	(2)
7 = 	(3)
	Từ (3) ta thấy c = 3 (vì chỉ có 3.7 = 21 (có chữ số tận cùng bằng 1)
=> b = 2.3 + 2 = 8. Khi đó a = 8 – 3 = 5. 
	Số phải tìm là : 583
..
	8. Tìm số chia và thương của một phép chia biết rằng số bị chia là 786542 và số dư liên tiếp là 213, 416, 153 và 386.
	Giải :
Đây là phép chia một số có 6 chữ số cho một số chưa biết mà có 4 số dư. Như vậy rõ ràng lần chia thứ nhất phải dùng số có 3 chữ số đầu tiên bên trái để chia (786) sau đó hạ liên tiếp các chữ số 5, 4 và 2 để chia ba lần tiếp theo nên ta có sơ đồ phép chia như sau :	
* Căn cứ sơ đồ lần chia thứ 1 ta thấy : vì số bị chia là một số có 3 chữ số và số dư cũng là một số có 3 chữ số nên số chia cũng là một số có 3 chữ số. 
 Số chia là 786 – 213 = 573.
* Khi biết được số chia là 573 ta dễ dàng tìm được thương sau lần chia cuối cùng là : 1372.
9. Cho một số gồm hai chữ số. Nếu đảo ngược ta được một số mới. Nếu đem số này chia cho số đã cho ta được 3 và dư 13. Tìm số đã cho ?
	Giải :
Theo bài ra ta có sơ đồ sau : 
	Ta thấy B lớn hơn 3 lần A và tích của AB với 3 là một số có hai chữ số nên A 3 thì tích A.B bằng một số có 2 chữ số) cho nên chỉ có thể là A = 2 hoặc A = 1.
	Nếu A = 2 thì B = 7 ; 8 hoặc 9. 
Như vậy thì không hợp lý vì: B = 7 thì A – (3.B) = 2 – 1 = 1 không hợp lý vì số dư bằng 3. Trường hợp B = 8; 9 cũng tương tự.
Vậy A = 1 là hợp lý. Khi đó ta có : B = 6 (vì 6.3 = 18 để có 21 – 18 = 3).
	Ta có số phải tìm là 16.
	10. Tích của 1 x 2 x 3 x .. x 48 x 49 tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0 ?
	Giải :
Đây là tích của 49 số tự nhiên đầu tiên, vì vậy trong tích này có chứa các thừa số : 10, 20, 30, 40, nên cuối cùng có 4 chữ số 0.Mặt khác ta lại thấy trong tích có các thừa số khác là bội số của 5 (có 5 thừa số : 5, 15, 25, 35, 45), mà tích của các BS của 5 với số chẵn có tận còng bằng 0, như vậy có thêm 5 chữ số 0 nữa vào cuối kết quả của tích.
	Tóm lại tích đã cho có tận cùng bằng (4 + 5) = 9 chữ số 0.
.
	11. Có 5 hộp ngòi bút đựng số ngòi bút bằng nhau. Nếu lấy ở mỗi hộp đó 60 ngòi bút thì trong tất cả các hộp số ngòi bút còn lại bằng số ngòi bút đựng trong hai hộp trước đây.
	Hỏi trước đây mỗi hộp đựng bao nhêu ngòi bút ?
	Giải:
Cách 1:
Nếu một hình trên biểu diễn một hộp bút thì ta thấy rằng sau khi số bút lấy đi (ở mỗi hộp 60 ngòi) thì còn lại bằng số bút hai hộp tức bằng 2/5 tổng số bút, tức là số bút bị lấy bằng 3/5 tổng số bút trong 5 hộp. Vì số bút trong các hộp bằng nhau và số bút lấy ra ở mỗi hộp cũng như nhau cho nên số bút trong mỗi hộp là : 
	(60.5) : 3 = 100 (ngòi).
Cách 2:
	Số ngòi bút lấy ra ở cả 5 hộp là : 60 . 5 = 300 (ngòi)
	Số ngòi bút này bằng số ngòi bút trong 3 hộp. 
Vậy số ngòi bút trong mỗi hộp là : 300 : 3 = 100 (ngòi).
..
	12. Khi cộng hai số, một học sinh đã vô ý đặt số nọ dưới số kia lệch đi một hàng chữ số (đặt chữ số hàng đơn vị của số này dưới chữ số hàng chục của số kia) nên đã cộng nhầm thành 5255. Biết rằng tổng đúng là một số có 4 chữ số mà số tạo bởi hai chữ số đầu lớn hơn số tạo bởi hai chữ số cuối 7 đơn vị và tổng của hai số tạo thành như vậy là 35. Tìm hai số mà học sinh đó đã làm phép cộng.
	Giải:
	Trước hết ta tìm tổng đúng của phép cộng. Theo đề bài, ta tính được số tạo bởi hai chữ số đầu là : (35 + 7) : 2 = 21. Số tạo bởi hai chữ số cuối là : 35 -21 = 14.
	Vậy tổng đúng là 2114. Khi đặt lệch đi một hàng chữ số và làm phép cộng thì số đặt lệch đã được tăng gấp 10 lần nghĩa là tổng mới lớn hơn tổng đúng 9 lần số bị đặt lệch. Do đó số bị đặt lệch là : (5255 – 2114) : 9 = 349. 
	Số kia là : 2114 – 349 = 1765.
	Hai số phải tìm là 1765 và 349.
	13. Khi được hỏi : «số nào có 4 chữ số mà khi ta đọc theo thứ tự từ phải sang trái thì sẽ tăng lên 6 lần » ? Một học sinh giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_BDHSG_TOAN_9.doc