Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 phần sự điện li, ph, môi trường, cân bằng hóa học, phản ứng trao đổi ion

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 phần sự điện li, ph, môi trường, cân bằng hóa học, phản ứng trao đổi ion", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 phần sự điện li, ph, môi trường, cân bằng hóa học, phản ứng trao đổi ion
Tốc độ phản ứng
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 5, 0.10-4 mol/(l.s). B. 5, 0.10-5 mol/(l.s). 
C. , 0.10-3 mol/(l.s). D. 2, 5.10-4 mol/(l.s).
 Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận:
A. tăng lên 8 lần.	B. tăng lên 2 lần.	C. tăng lên 6 lần.	D. giảm đi 2 lần.
Đề thi TSCĐ 2007
Câu 3: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH→ 2HBr + CO2. 
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là 
A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014. 
Đề thi TSCĐ 2010
Hằng số cân bằng, Chuyển dịch CB
Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t oC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t oC của phản ứng có giá trị là
A. 2,500.	B. 3,125.	C. 0,609.	D. 0,500.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Cho các cân bằng sau:
Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằng
A. (4).	B. (2).	C. (3).	D. (5). 
Đề thi TSCĐ 2009
 Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
	CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. 
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5).	B. (1), (2), (3).	C. (2), (3), (4).	D. (1), (2), (4). 
Đề thi TSCĐ 2009
 Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi nồng độ N2.	B. thêm chất xúc tác Fe.
C. thay đổi nhiệt độ.	D. thay đổi áp suất của hệ. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho các cân bằng hoá học:
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)(1)	H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)(2)
2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)(3)	2NO2 (k) N2O4 (k)(4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1), (2), (3).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (3), (4).	D. (1), (2), (4).
Đề thi TSCĐ 2008
Cho các cân bằng sau:
(1) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)	(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
(3) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)	(4) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (2).	B. (1) và (3).	C. (3) và (4).	D. (2) và (4). 
Đề thi TSCĐ 2009
Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 N2O4
	(màu nâu đỏ)	(không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
 A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt
 B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt
 C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt
 D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
 Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào
A. nhiệt độ.	B. áp suất.	C. chất xúc tác.	D. nồng độ. 
Đề thi TSCĐ 2008
Câu 12: Cho cân bằng hoá học: PCl5 (k) PCl3 (k) + Cl2 (k); Δ>H0.
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi 
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng. B. thêm Cl2 vào hệ phản ứng. 
C. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. 
Đề thi TSCĐ 2010
Câu 13: Cho các cân bằng sau: 
(I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k); (II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k); 
(III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO2 (k); (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). 
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 14: Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: 
A. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
C. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
D. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 15: Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 
A. giảm 3 lần. B. tăng 9 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3 lần.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 16: Cho cân bằng hoá học: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k); UH > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. giảm áp suất chung của hệ.	B. tăng nồng độ H2.
C. tăng nhiệt độ của hệ.	 D. giảm nồng độ HI. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 17: Dung dịch X gồm CH3COOH 1M(Ka= 1,75.10-5) và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 2,55. B. 2,43. C. 2,33.	 D. 1,77. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 18: Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ΔH < 0. 
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? 
A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4). 
C. (1), (2), (4), (5). D. (2), (3), (5). 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 19: Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng: CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k) (hằng số cân bằng KC = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là 
A. 0,018M và 0,008M. B. 0,012M và 0,024M. 
C. 0,08M và 0,18M. D. 0,008M và 0,018M. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 20: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) ΔH < 0 
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi 
A. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. B. giảm áp suất của hệ phản ứng. 
C. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng. 
Đề thi TSCĐ 2011
Câu 21: Cho phản ứng: H2 (k) + I2 (k)⇌ 2HI (k) 
Ở nhiệt độ 430°C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430°C, nồng độ của HI là 
A. 0,275M. B. 0,225M. C. 0,151M. D. 0,320M. 
Đề thi TSCĐ 2011
3. pH, α, Ka, Kb
Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = 100x.	B. y = 2x.	C. y = x - 2.	D. y = x + 2.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25 oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25 oC là
A. 1,00.	B. 4,24.	C. 2,88.	D. 4,76.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
Câu 3: Dung dịch nào sau đây có pH > 7? 
A. Dung dịch Al2(SO4)3. B. Dung dịch CH3COONa. 
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NH4Cl. 
Đề thi TSCĐ 2010
Câu 4: Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng? 
A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4. 
B. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng. 
C. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%. 
D. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 5: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH =11,0. Giá trị của a là 
A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12. 
Đề thi TSCĐ 2011
Vai trò, môi trường dung dịch muối, tồn tại các ion
Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãycó tính chất lưỡng tính là 
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Đề thi TSCĐ 2008
Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
 A. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2`
 B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2 
 C. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2 
 D. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2
Đề thi TSCĐ 2007
Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.	B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.
C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.	D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2. 
Đề thi TSCĐ 2009
 Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.	B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.	D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. 
Đề thi TSCĐ 2007
Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1).	B. (4), (1), (2), (3).	C. (1), (2), (3), (4).	D. (2), (3), (4), (1).
Đề thi TSCĐ 2008
Câu 9: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: 
A. Al3+, PO43–, Cl–, Ba2+. B. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–. 
C. K+, Ba2+, OH–, Cl–. D. Na+, K+, OH–, HCO3–. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 10: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2. B. 1.	 C. 4.	D. 3. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 11: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH? 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Hỗn hợp axit td hỗn hợp bazơ. Pt ion thu gọn. Bt điện tích
Cho 4 phản ứng:
(1) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 ® Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 ® Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
A. (1), (2).	B. (2), (4).	C. (3), (4).	D. (2), (3).
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →	(2) CuSO4 + Ba(NO3)2	→
(3) Na2SO4 + BaCl2 →	(4) H2SO4 + BaSO3	→
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →	(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6).	B. (1), (3), (5), (6).	C. (2), (3), (4), (6).	D. (3), (4), (5), (6).
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 1.	B. 2.	C. 7.	D. 6.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0.	B. 1,2.	C. 1,0.	D. 12,8.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,30.	B. 0,12.	C. 0,15.	D. 0,03.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,7. B. 39,4.	 C. 17,1.	D. 15,5. Đề thi TSCĐ 2009
 Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,01 và 0,03.	B. 0,05 và 0,01.	C. 0,03 và 0,02.	D. 0,02 và 0,05.
Đề thi TSCĐ 2007
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,04.	B. 0,075.	C. 0,12.	D. 0,06.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl.	B. NaCl, NaOH, BaCl2.
C. NaCl, NaOH.	D. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.	B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.	D. HNO3, NaCl, Na2SO4.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và
1,07 gam kết tủa;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam.	B. 7,04 gam.	C. 7,46 gam.	D. 3,52 gam.
Đề thi TSCĐ 2008
Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là 
A. Cu. B. Zn.	 C. Mg.	D. Fe. Đề thi TSCĐ 2007
Câu 14: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 9,21. B. 7,47. C. 9,26. D. 8,79. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 15: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol OH- . Dung dịch Y có chứa , và y mol H+ ; tổng số mol và là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là 
A. 2. B. 12. C. 13. D. 1. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 16: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+ ; 0,003 mol Ca2+ ; 0,006 mol Cl- ; 0,006 mol và 0,001 mol . Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là 
A. 0,444. B. 0,222. C. 0,180. D. 0,120. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 17: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+ , t mol và 0,02 mol Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là 
A. 0,020 và 0,012. B. 0,020 và 0,120. 
C. 0,012 và 0,096. D. 0,120 và 0,020. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011

Tài liệu đính kèm:

  • doc14_chuyen_de_hoa_10_11_12.doc