Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Cacbohidrat

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2006Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Cacbohidrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Cacbohidrat
1. Cacbohiđrat: 1 
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na. B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của
A. ancol.	B. xeton.	C. amin.	D. anđehit.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:
A. (2), (3), (4) và (5).	B. (3), (4), (5) và (6).	C. (1), (2), (3) và (4).	D. (1), (3), (4) và (6).
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
D. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. thủy phân.	B. tráng gương.	C. trùng ngưng.	D. hoà tan Cu(OH)2.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột.	B. mantozơ.	C. xenlulozơ.	D. saccarozơ.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	 B. 4.	 C. 2.	D. 5. Đề thi TSCĐ 2008
Câu 10: Một phân tử saccarozơ có 
A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ. B. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ. 
C. hai gốc α-glucozơ. D. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 11: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? 
A. Glucozơ và fructozơ. B. Saccarozơ và xenlulozơ. 
C. 2-metylpropan-1-ol và butan-2-ol. D. Ancol etylic và đimetyl ete. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 12: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. 
Số phát biểu đúng là 
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 13: Cho các phát biểu sau: 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. 
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). 
Số phát biểu đúng là 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 14: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau: 
 A. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, cho dung dịch màu xanh lam. 
Đều bị oxi hoá bơi phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH. 
Đều có trong biệt danh "huyết thanh ngọt". 
Đều lấy từ củ cải đường. 
Câu 15: Phân biệt glucozơ và fructozơ ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch Br2 (1).	B. dung dịch AgNO3/NH3 (2).
C. Cu(OH)2(3).	D. (2) hoặc (3).
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
A. Eten.	B. Cloetan.	C. Glucozơ.	D. Axit axetic.
Câu 17: Cho các gluxit: saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là: A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Xenlulozơ và tinh bột có cùng CTPT
B. Không thể nhận biết glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương
C. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho
D. Có thể nhận biết glucozơ và fructozơ bằng dung dịch nước brom
Câu 19: Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là
A. Đều tham gia phản ứng thuỷ phân. B. Đều bị oxi hoá bởi phức bạc amoniac.
C. Đều có trong “huyết thanh ngọt”. D. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở t0c thường cho dd màu xanh .
Câu 20. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất có thể làm nhạt màu dung dịch nước Br2 ?
A. buta-1,3-đien, metylaxetilen, cumen. B. axit axetic, propilen, axetilen.
C. xiclopropan, glucozơ, axit fomic. D. etilen, axit acrilic, saccarozơ.
T/c của nhóm –CHO
Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,01M.	B. 0,02M.	C. 0,20M.	D. 0,10M. Đề thi TSCĐ 2007
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,44 gam. B. 2,25 gam. C. 1,80 gam. D. 1,82 gam. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là 
A. 43,20. B. 4,32. C. 2,16. D. 21,60. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 4: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là 
A. 0,090 mol. B. 0,095 mol. C. 0,12 mol. D. 0,06 mol. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 5: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là 
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 6: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: 
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân. 
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. 
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. 
(5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. 
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 7:Thủy phân hoàn toàn 8,55 gam saccarozơ, sản phẩm sinh ra cho tác dụng với lượng dư đồng (II) hiđroxit trong dung dịch xút nóng. Khối lượng kết tủa đồng(I) oxit thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn bằng: 
	A. 1,44 gam. 	B. 14,4 gam. 	C. 3,60 gam. 	D. 7,20 gam. 
Câu 8. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do:
	A. saccarozơ bị thủy phân thành các anđehit đơn giản. B. trong phân tử saccarozơ có nhóm chức anđehit. 
	C. saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ. D. saccarozơ bị đồng phân hóa thành mantozơ.
Câu 9: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch sacarozơ 17,1% trong môi trường axit(vừa đủ), thu được dung dịch X(hiệu suất phản ứng đạt 100%). Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3( dư), đun nóng thu được 6,75 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là
A. 100%.	B. 75%.	C. 50%.	D. 90%.
Câu 10: Cho các chât sau : axetilen, axit fomic, fomanñehit, phenyl fomat, glucôzơ, anñehit axetic, metyl axetat, mantôzơ, natri fomat, axeton. Sô chât có the tham gia phNn Ang tráng gương là
A. 8 B. 7 C. 5 D. 6
Câu 11: Cho các dung dịch chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là
A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinyl axetat.
B. glucozơ, mantozơ, fructozơ, saccarozơ, axit fomic.
C. glucozơ, mantozơ, axit fomic.
D. fructozơ, vinyl axetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ.
Câu 12: Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
A. 58,82.	B. 51,84.	C. 32,40.	D. 58,32.
Câu 13. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Câu 14. Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
A. 4.	 B. 5.	 C. 3.	D. 6. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Câu 15. Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Câu 16: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,5. B. 6,75. C. 13,5. D. 10,8.
Câu 17: Dãy gồm các dung dịch nào sau đây đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo ra kết tủa đỏ gạch?
A. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic B. glucozơ, glixerol, mantozơ, frutozơ
C. glucozơ, axit fomic, mantozơ, frutozơ D. glucozơ, axit fomic, saccarozơ, frutozơ
Câu 18: Trong công nghiệp, để tráng gương soi và ruột phích nước, người ta đã sử dụng phản ứng?
A. Dung dịch Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Dung dịch Sacarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 19. Đun 18 gam hỗn hợp Glucozơ và Fructozơ ( tỉ lệ số mol tương ứng 2:3) với Cu(OH)2 vừa đủ trong môi
trường kiềm, đun nóng thu được khối lượng kết tủa là:
A. 5,76g B. 8,64g C. 1,44g D. 14,4g
Câu 20. Thủy phân 0,2 mol mantozơ với hiệu suất 50% được hỗn hợp chất A. Cho A phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư được m gam kết tủa Ag. Giá trị của m là
A. 
32,4 gam 
B. 
43,2 gam 
C. 
86,4 gam 
D. 
64,8 gam 
Tổng hợp các chất từ cacbohiđrat
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH2=CH2.	B. CH3CHO và CH3CH2OH.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH3CHO. Đề thi TSCĐ 2007
Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,0 kg. B. 5,4 kg. C. 6,0 kg.	 D. 4,5 kg. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 60.	B. 58.	C. 30.	D. 48. Đề thi TSCĐ 2009
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 550.	B. 810.	C. 650.	D. 750. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73.	B. 33,00.	C. 25,46.	D. 29,70. Đề thi TSCĐ 2008
Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là
A. 42,34 lít.	B. 42,86 lít.	C. 34,29 lít.	D. 53,57 lít. Đề thi TSCĐ 2009
 Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 30 kg. B. 42 kg. C. 21 kg. D. 10 kg. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 81 lít. B. 55 lít. C. 49 lít. D. 70 lít. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Câu 10: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là 
A. 20%. B. 10%. C. 80%. D. 90%. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 11: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là 
A. saccarozơ . B. mantozơ. C. xenlulozơ. D. glucozơ . Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 12: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là: 
A. glucozơ, fructozơ. B. glucozơ, sobitol. 
C. glucozơ, saccarozơ. D. glucozơ, etanol. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 13: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 3,67 tấn. B. 2,20 tấn. C. 2,97 tấn. D. 1,10 tấn. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 14: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là 
A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 15:Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là: A. 500 kg. 	 B. 6000 kg. 	 C. 5051 kg. 	 D. 5031 kg
Câu 16. Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 100. Hiệu suất của phản ứng lên men đạt 95%. Khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
	A. 15,652 kg. 	B. 18,256 kg.	C. 16,476 kg.	D. 20,595 kg.
Câu 17: Xenlulozơ tác dung với dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc, H2SO4 đặc, đun nóng thu được sản phẩm X chứa 14,14% nitơ về khối lượng. CTCT của X và khối lượng dung dịch HNO3 63% dùng để chuyển 405 gam xenlulozơ thành X là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 18: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic . Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 20 gam kết tủa . Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 80% thì giá trị của m là
A. 30.	B. 48.	C. 22,5.	D. 60.
Câu 19. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): 
	Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH.	B. CH3COOH, CH3OH.
C. CH3COOH, C2H5OH.	D. C2H4, CH3COOH. Đề thi TSCĐ 2008
Câu 20.	Cho các chuyển hoá sau:
X, Y và Z lần lượt là:
A. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic.	B. tinh bột, glucozơ và ancol etylic.
C. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit.	D. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic. Đề thi TSCĐ 2009
Câu 21: Một loại khoai chứa 30% tinh bột. Người ta dùng loại khoai đó để điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men rượu. Tính khối lượng khoai cần dùng để điều chế được 100 lit ancol etylic 400 (dC2H5OH = 0,8 g/ml). Cho hiệu suất của quá trình đạt 80%.
A. 191,58 kg B. 234,78 kg C. 186,75 kg D. 245,56 kg
Câu 22: Khối lượng của glucozơ thu được khi thuỷ phân 5 kg bột gạo có chứa 78% tinh bột (còn lại tạp chất trơ) là: (Cho hiệu suất phản ứng thuỷ phân đạt 90%).
A. 4,81 kg B. 3,70 kg C. 3,90 kg D. 4,33 kg
Câu 23. Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 460. Khơi lượng riêng của ancol là 0,8gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là :
A). 106 gam B). 84,8 gam C). 212 gam D). 169,6 gam
Câu 24. Khối lượng xenlulozơ và dung dịch HNO3 63% cần lấy để điều chế được 594 kg
xenlulozơ trinitrat là (Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%)
A. 162 kg xenlulozơ và 750 kg dd HNO3 63% B. 202,5 kg xenlulozơ và 375 kg dd HNO3 63%
C. 405 kg xenlulozơ và 750 kg dd HNO3 63% D. 202,5 kg xenlulozơ vá 750 kg dd HNO3 63%
Câu 25: Một dung dịch có các tính chất : Hoà tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam. Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim. Dung dịch đó là 
 A. mantozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 26: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Z - dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là
A. Fructozơ B. Mantozơ C. Saccarozơ D. Glucozơ
Câu 27. Cho glucozơ lên men thành Ancol etylic. Dẫn toàn bộ khí CO2 sinh ra qua nước vôi trong dư thu được 100 gam kết tủa. Khối lượng glucozơ cần dùng và khối lượng Ancol thu được lần lượt là:(biết hiệu suất của qua trình lên men là 80%)
A. 225gam, 92 gam, B. 180 gam, 46 gam C. 112,5 gam, 46 gam, D. 144 gam, 36,8 gam,
Câu 28. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, etyl axetat.
C. mantozơ, glucozơ. D. glucozơ, ancol etylic.
Câu 29. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 80%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 300 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 810. B. 405. C. 506,25. D. 850.
Câu 30: Xenlulozơ trinitrat la chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. Để sản xuất 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ va axit nitric, hiệu suất phản ứng 90% thì thể tích dung dịch HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là
A. 13,94 lít B. 14,39 lít C. 14,93 lít D. 19,34 lít
Câu 31: Cho 360 gam glucozơ lên men thành rượu etylic. Cho tất cả khí CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch NaOH 1M thì thu được 137 gam muối. Hiệu suất của phản ứng lên men rượu là:
A. 50% B. 37,5% C. 75% D. 80%
Câu 32: Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 59,4kg xenlulozo trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Giá trị của m là:
A. 42 kg B. 20 kg C. 47,25 kg D. 21 kg

Tài liệu đính kèm:

  • doc14_chuyen_de_hoa.doc