Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin (tiếp)

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1324Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin (tiếp)
Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 2: Anilin có công thức là 
A. CH3COOH. 	B. C6H5OH. 	C. C6H5NH2. 	D. CH3OH. 
Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
	A. C6H5NH2 	B. C6H5CH2NH2 	C. (C6H5)2NH 	D. NH3 
Câu 4: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào 
A. ancol etylic. 	B. benzen. 	C. anilin. 	D. axit axetic. 
Câu 5: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH. 	B. CH3NH2. 	C. C6H5NH2. 	D. NaCl.
Câu 6: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
A. 11,95 gam. 	B. 12,95 gam. 	C. 12,59 gam. 	D. 11,85 gam.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là 
A. 3,1 gam. 	B. 6,2 gam. 	C. 5,4 gam. 	D. 2,6 gam. 
Câu 8: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 gam	B. 2,79 gam	C. 1,86 gam	D. 3,72 gam
Câu 9. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là 
	A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. 	B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. 	
	C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. 	D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. 
Câu 10: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 4.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một amin, no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy sau khi ngưng tụ hơi nước có tỉ khối so với H2 là 19,333. Công thức phân tử của amin là
A. CH3NH2	B. C2H5NH2	C. C3H7NH2	D. C4H9NH2
Câu 12: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sau đó cô cạn dung dịch thu được chất hữu cơ đơn chức Y và phần chất rắn chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho X tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó cô cạn dung dịch thì được phần chất rắn và giải phóng khí Z. Phân tử khối của Y và Z lần lượt là 
A. 31; 44 B. 45; 44 C. 31; 46 D. 45; 46
Câu 13. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H11N, X tan được trong axit. Cho X tác dụng với HNO2 tạo ra hợp chất Y có công thức phân tử C8H10O. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra hợp chất Z. Trùng hợp Z thu được polistiren. Số đồng phân của X thỏa mãn là
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 14: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H11O3N có khả năng phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn thu được chỉ chứa chất vô cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên của X là 
 A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 15: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 19,18%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là 
 A. 4. B. 3. C. 1. D. 8. 
Câu 16: Cho các chất: metylamin (1), đimetylamin (2), đietylamin (3), kali hiđroxit (4) và anilin (5). Dãy các chất sắp xếp theo thự tự lực bazơ tăng dần là
A. (5), (1), (2), (3), (4).	 B. (5), (1), (3), (2), (4).	
C. (1), (2), (3), (4), (5).	 D. (4), (3), (2), (1), (5).
Câu 17: Cho các chất:
 Đimetylamin (1), Metylamin (2), Amoniac (3), Anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). 
Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là:
 A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) B. (6), (4), (5), (3), (2), (1) 
 C. (6), (5), (4), (3), (2), (1) D. (3), (2), (1), (4), (5), (6)
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp, cần dùng vừa đủ 0,33 mol O2, chỉ thu được H2O, N2 và 0,16 mol CO2. Công thức phân tử của hai amin là 
A. C3H9N và C4H11N. B. CH5N và C3H9N. 
C. C2H7N và C3H9N. D. CH5N và C2H7N.
Câu 19: Hợp chất X có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho 16,2 gam X phản ứng hết với 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn. Trong phần hơi có chứa amin đa chức, trong phần chất rắn chỉ chứa các chất vô cơ. Khối lượng phần chất rắn là 
A. 26,75 gam. B. 12,75 gam. C. 20,7 gam. D. 26,3 gam.
Câu 20: Số đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C5H13N, tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường cho ancol bậc II và giải phóng N2 là 
A. 4. B. 8. C. 2. D. 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_amin.doc