Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1595Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin
Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5. 	B. 7. 	C. 6. 	D. 8.
Câu 2: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? 
A. Metyletylamin. 	 B. Etylmetylamin. 	
C. Isopropanamin. 	 D. Isopropylamin. 
Câu 3: Cho 5,9 gam etylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 8,15 gam. 	B. 9,65 gam. 	C. 8,10 gam. 	D. 9,55 gam.
Câu 4: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
A. 7,65 gam. 	B. 8,15 gam. 	C. 8,10 gam. 	D. 0,85 gam.
Câu 5: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
A. 18,6g 	B. 9,3g 	C. 37,2g 	D. 27,9g.
Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
A. C6H5NH2.	 B. (C6H5)2NH	
C. p-CH3-C6H4-NH2.	 D. C6H5-CH2-NH2
Câu 7: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2. 	
B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2. 	
D. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2.
Câu 8: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH. 	B. HCl. 	C. Na2CO3. 	D. NaCl.
Câu 9: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl. 	B. dung dịch HCl. 	C. nước Br2. 	D. dung dịch NaOH.
Câu 10: Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu. 	B. quì tím hóa xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh. 	D. phenolphtalein không đổi màu.
Câu 11: X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch rồi nung nóng chất rắn đến khối lượng không đổi thì được m gam. Xác định m?
A. 22,75	B. 19,9	C. 20,35	D. 21,20
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp X gồm các amin no hở thu được 35,2 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được m gam muối. Xác định m?
A. 32,680 gam	B. 37,550 gam	C. 39,375 gam	D. 36,645 gam
Câu 13: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 14: Một muối X có CTPT C3H10O3N2. Lấy 19,52 gam X cho phản ứng với 200 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn và phần hơi. Trong phần hơi có chất hữu cơ Y đơn chức bậc I và phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ có khối lượng m gam. Giá trị của m là
A. 18,4 gam.	B. 21,8 gam.	C. 19,8 gam.	D. 13,28 gam.
Câu 15: Melamin là chất gây ngộ độc trong thực phẩm, có tỉ khối hơi so với không khí là 4,345. Đốt cháy hoàn toàn 5,040 gam melamin cần vừa đủ 20,160 lít không khí (đktc, oxi chiếm 20% thể tích) thu được 18,816 lít khí N2 (đktc). Công thức phân tử của melamin là
A. C4H7N5.	B. C5H10N4.	C. C3H6N6.	D. C6H11N3.
Câu 16: Cho dãy các chất: C3H6,CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là
A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 17: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:
A. (4), (1), (5), (2), (3).	 B. (4), (2), (5), (1), (3).	
C. (4), (2), (3), (1), (5).	 D. (3), (1), (5), (2), (4).
Câu 18: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 19: Cho H2SO4 trung hoà 6,84 gam một Amin đơn chức X thu được 12,72 gam muối. Công thức của Amin X là:
A. C2H5NH2	B. C3H7NH2	C. C3H5NH2	D. CH3NH2
Câu 20:Hỗn hợp X gồm các chất có CTPT C2H7O3N, C3H12O3N2 và khi cho các chất trong X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, Tính m?
 A. 16,9 gam	B. 17,25 gam	C. 18,85 gam	D. 16,6 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_Amin.doc