Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Amin – Aminoaxit – Peptit ôn tập cơ bản - Hà Đức Quang

pdf 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 364Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Amin – Aminoaxit – Peptit ôn tập cơ bản - Hà Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Amin – Aminoaxit – Peptit ôn tập cơ bản - Hà Đức Quang
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài. 
Chiếu Lập Học 
AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT ôn tập cơ bản 
 [1]. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Tính bazơ của anilin lớn hơn của benzyl amin 
 B. Benzyl amin và anilin đều được coi là amin thơm 
 C. Tính tan của benzyl amin lớn hơn của anilin 
 D. Dd benzyl amin và anilin đều đổi màu quỳ tím sang xanh. 
[2]. Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc III có công thức phân tử là C5H13N? 
 A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 
[3]. Hãy cho biết công thức nào sau đây đúng ? 
 A. CH5N B. CH4N C. CH6N D. CH7N 
[4]. Amin đơn chức X có chứa vòng benzen. Trong phân tử X, % khối lượng của N là 13,08%. X có bao 
nhiêu công thức cấu tạo? 
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 
[5]. Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin 
 B. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon 
 C. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân. 
 D. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm 
[6]. Hãy cho biết có bao nhiêu amin thơm có công thức phân tử là C7H9N 
 A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 
[7]. Cho các chất sau:(1) propan-1-amin; (2) propan-2-amin; (3) N-metyl etanamin ; (4) N,N-Đimetyl 
metanamin. Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất đó? 
 A. (4) < (3) < (2) < (1) B. (4) < (2) < (1) < (3) 
 C. (1) < (2) < (3) < (4) D. (1) < (2) < (4) < (3) 
[8]. Có các chất sau: (1) metyl amin ; (2) anilin; (3) benzyl amin. Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần về 
độ tan của các chất đó? 
 A. (1) < (3) < (2) B. (2) < (1) < (3) 
 C. (2) < (3) < (1) D. (3) < (2) < (1) 
[9]. Cho các chất sau: (1) amoniac, (2) anilin, (3) etyl amin, (4) đimetyl amin. Sự sắp xếp nào đúng với 
chiều tăng dần tính bazơ của các chất đó? 
 A. (2) < (1) < (4) < (3) B. (2) < (1) < (3) < (4) 
 C. (2) < (3) < (4) < (1) D. (1) < (2) < (3) < (4) 
[10]. Cho các amin sau: (1) C6H5NH2; (2) C6H5NHCH3; (3) p-CH3C6H4NH2; (4) C6H5CH2NH2. Sắp xếp 
theo chiều tăng dần tính bazơ của các amin. 
 A. (1) < (3) < (2) < (4) B. (1) < (4) < (2) < (3) 
 C. (1) < (3) < (4) < (2) D. (4) < (3) < (2) < (1) 
[11]. Có các chất sau: CH3NH2; CH3NH3Cl, C6H5NH2, NaOH và C6H5NH3Cl tác dụng với nhau theo từng 
đôi một. Số cặp xảy ra phản ứng là: 
 A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 
[12]. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính bazơ: (1)C6H5NH2 ; (2)C2H5NH2 ; (3)(C6H5)2NH ;(4) (CH3)2NH 
;(5) NH3. 
A. (5) > (4) > (1) > (2) > (3) B. (4) > (2) > (5) > (1) > (3) 
C.(2) > (4) > (5) > (3) > (1) D.(4) > (2) > (5) > (3) > (1) 
[13]. Hãy cho biết anilin và metyl amin có tính chất chung nào sau đây? 
 A. Đều tạo muối amoni khi tác dụng với dd HCl 
 B. Đều tan tốt trong nước và tạo dd có môi trường bazơ mạnh. 
 C. Dung dịch đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh 
 D. Đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch Br2 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài. 
Chiếu Lập Học 
[14]. Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) benzyl amin; (5) anilin. 
Số dung dịch có thể đổi màu quỳ tím sang xanh? 
 A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 
[15]. Một lọ hóa chất đã mờ được nghi ngờ là phenyl amoni clorua. Hãy cho biết hóa chất nào có thể sử dụng 
để xác định lọ hóa chất đó. 
 A. dung dịch NaOH, dung dịch NH3 B. dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl 
 C. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl 
[16]. Cho dung dịch chứa 9,3 gam một amin đơn chức tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam 
kết tủa. Vậy amin đó là: 
 A. C2H7N B. C4H11N C. C3H9N D. CH5N 
[17]. Cho amin đơn chức X tác dụng với HNO3 loãng thu được muối amoni Y trong đó nitơ chiếm 22,95% 
về khối lượng. Vậy công thức phân tử của amin là : 
 A. CH5N B. C4H11N C. C2H7N D. C3H9N 
[18]. Để trung hoà 100,0 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100,0 ml dung dịch HCl 
0,8M. Xác định công thức của amin X? 
 A. C6H7N B. C2H7N C. C3H9N D. C3H7N 
[19]. Phản ứng nào sau đây không xảy ra? 
 A. C6H5NH3Cl + CH3NH2 B. C6H5NH3Cl + NH3 
C. CH3NH3Cl + NH3 D. C6H5NH3Cl + AgNO3 
[20]. Amin X đơn chức. X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức là RNH2Cl. Trong muối Y, clo 
chiếm 32,42% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo? 
 A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 
[21]. Để trung hòa 100,0 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 7,2% cần dùng 100,0 ml dung dịch 
H2SO4 0,8M. Vậy công thức của amin X là : 
 A. C3H9N B. C4H11N C. C2H7N D. CH5N 
[22]. Cho 100 ml dung dịch amin X đơn chức nồng độ 1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,8M, sau đó cô cạn 
dung dịch sau phản ứng thu được 6,52 gam chất rắn khan. Vậy công thức của amin ban đầu là: 
 A. C3H9N B. C6H7N C. CH5N D. C2H7N 
[23]. Cho axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng với amin no, đơn chức Y thu được muối amoni trong đó 
cacbon chiếm 36,59% về khối lượng. Có bao nhiêu cặp X, Y thỏa mãn? 
 A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 
[24]. Để trung hòa dung dịch chứa 14,9 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng 
đẳng cần 200,0 ml dung dịch H2SO4 0,75M. Vậy công thức của hai amin là: 
 A. C4H11N và C5H13N B. C3H9N và C4H11N 
 C. CH5N và C2H7N D.C2H7N và C3H9N 
[25]. Amin X đơn chức có chứa vòng benzen. Khi cho X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức là 
RNH3Cl. Cho a gam Y tác dụng với AgNO3 dư thu được a gam kết tủa. Hãy cho biết X có bao nhiêu đồng 
phân cấu tạo? 
 A. 5 B. 3 C. 3 D. 4 
[26]. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây được mô tả chưa đúng? 
 A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoniclorua thấy có kết tủa trắng. 
 B. Cho dung dịch HCl vào anilin, ban đầu tách lớp sau đó đồng nhất. 
 C. Nhúng quỳ tím vào dung dịch benzyl amin, thấy quỳ tím chuyển màu xanh 
 D. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđro clorua làm xuất hiện "khói trắng" 
[27]. Cho 20,0 gam hỗn hợp gồm ba amin đơn chức, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung 
dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: 
 A. 360 ml B. 240 ml C. 320 ml D. 180 ml 
[28]. Cho amin đơn chức X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức là RNH3Cl. Cho 3,26 gam Y tác 
dụng với dung dịch AgNO3 thu được 5,74 gam kết tủa. Vậy công thức của amin là: 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài. 
Chiếu Lập Học 
 A. C3H9N B. C6H7N C. C2H7N D. C3H7N 
[29]. Cho 0,1 mol amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với HCl thu được 9,55 gam muối. Vậy CTPT của X là : 
 A. CH5N B. C6H7N C. C3H9N D. C2H7N 
[30]. Hợp chất X có công thức phân tử là C4H11N. Khi cho X tác dụng với HNO2 trong HCl, thu được chất Y có 
công thức phân tử là C4H10O. Oxi hóa Y thu được chất hữu cơ Y1 có công thức phân tử là C4H8O. Y1 không có 
phản ứng tráng bạc. Vậy tên gọi của X là: 
 A. 2-Metyl propan-1-amin B. Butan-1-amin 
 C. 2-Metyl propan-2-amin D. Butan-2-amin 
[31]. Cho các phản ứng sau: (1) CH3NH2 + HNO2; (2) (CH3)3N + HNO2; (3) C6H5NH2 + Br2; 
 (4) C6H5CH2NH2 + Br2; (5) C6H5CH2-NH2 + HNO2; (6) C6H5NH2 + HNO2.Hãy cho biết có bao nhiêu 
pứ xảy ra? 
 A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 
[32]. Cho amin X tác dụng với HNO2 trong HCl thu được ancol Y có công thức phân tử là C4H10O. Vậy X có 
bao nhiêu CTCT? 
 A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 
[33]. Phương trình hóa học nào dưới đây là đúng? 
 A. C6H5NH2 + HNO2 CC
00 50 C6H5OH + N2 + H2O 
 B. C6H5NH2 + HNO2 + HCl CC
00 50 C6H5NH2
+Cl- + 2H2O 
 C. C2H5NH2 + HNO2 + HCl CC
00 50 C2H5NH2
+Cl- + 2H2O 
 D. C2H5NH2 + HNO3 CC
00 50 C2H5OH + N2O + H2O 
[34]. Cho amin X có công thức phân tử là C7H9N tác dụng với HNO2 trong HCl ở lạnh, sau đó nâng nhiệt độ 
thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C7H8O. Y tác dụng với NaOH. X có bao nhiêu công thức cấu 
tạo? 
 A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 
[35]. Khi cho các amin có công thức phân tử là C3H9N tác dụng với CH3I thu được amin sản phẩm có bậc 
cao hơn amin ban đầu. Hãy cho biết có bao nhiêu amin thỏa mãn? 
 A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 
[36]. Cho sơ đồ sau: amin X RI X1 
RI C5H13N (bậc III). X có bao nhiêu công thức cấu tạo? 
 A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 
[37]. Cho amin X tác dụng với CH3I dư thu được amin Y bậc III có công thức phân tử là C4H11N. X có bao 
nhiêu công thức cấu tạo? 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
[38]. Amin X có công thức phân tử là C2H7N. Cho X tác dụng với CH3I dư thu được amin Y bậc III có 
CTPT là C3H9N. Vậy X là: 
 A. đimetyl amin B. trimetyl amin 
 C. etyl amin D.isopropyl amin 
[39]. Để phân biệt các chất lỏng là: anilin, benzen và stiren, người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây? 
 A. dung dịch HCl B. HNO2/HCl 
 C. quỳ tím ẩm D. dung dịch Br2 
[40]. Chất hữu cơ X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H11N. Khi cho X tác dụng với Br2 
(dd) thu được kết tủa Y có công thức phân tử là C8H8NBr3. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo ? 
 A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 
[41]. Cho các chất sau: (1) N-Metyl anilin, (2) p-Metyl anilin, (3) benzyl amin, (4) phenyl amoni clorua, (5) 
N,N-Đimetyl anilin. Những chất tác dụng với Br2 (dd) cho kết tủa trắng là: 
 A. (1), (2), (5) B. (2), (3), (5) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4) 
[42]. Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra? 
 A. CH3C6H4NH2 + Br2 B. C6H5CH2NH2 + Br2 
 C. C6H5NHCH3 + Br2. D. C6H5NH2 + Br2 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài. 
Chiếu Lập Học 
[43]. Có bao nhiêu chất có chứa vòng benzen và có CTPT là C7H9N tác dụng với dd Br2 cho kết tủa trắng? 
 A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 
[44]. Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu được một phân đoạn chứa phenol và anilin hoà tan trong benzen 
(dung dịch X). Sục khí hiđroclorua vào 100 ml dung dịch X thì thu được 1,295 gam kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom 
vào 100 ml dung dịch X và lắc kĩ cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 gam dung dịch nước brom 3,2 %. 
Vậy nồng độ mol của anilin và phenol trong dung dịch A là: 
 A. 0,20M và 0,20M B. 0,10M và 0,05M 
 C. 0,15M và 0,10M D. 0,10M và 0,10M 
[45]. Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X thu được 1,68 lít CO2; 2,025 gam H2O và 0,28 lít N2 (đktc). Vậy 
công thức phân tử của amin là: 
 A. C3H9N B. CH5N C. C6H7N D. C2H7N 
[46]. Hỗn hợp X gồm một amin và O2 (lấy dư so với lượng phản ứng). Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X 
thu được 105 ml hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước, O2 và N2. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 đặc thấy 
còn 91 ml. Tiếp tục cho qua dung dịch KOH đặc thấy còn 83 ml. Vậy công thức của amin đã cho là: 
 A. CH5N B. C3H9N C. C2H7N D. C4H12N2 
[47]. Đốt cháy hoàn toàn amin no, đơn chức X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và khí N2 trong đó, tỷ 
lệ mol CO2 : H2O là 2 : 3. Vậy công thức của amin X là: 
 A. C6H7N B. C3H9N C. C2H7N D. CH5N 
[48]. Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức thu được sản phẩm cháy gồm CO2, hơi nước và N2 trong đó N2 
chiếm 6,25% thể tích sản phẩm cháy. Vậy công thức của amin là: 
 A. C4H11N B. C3H9N C. CH5N D. C2H7N 
[49]. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 trong đó theo tỉ 
lệ mol CO2 : H2O = 6 : 7. Vậy công thức phân tử của X là: 
 A. C3H9N B. C3H7N C. C6H7N D. C2H7N 
[50]. Đốt cháy hoàn toàn a mol amin X thu được b mol CO2; c mol H2O và t mol N2. Trong đó c = a + b + t. 
Hãy cho biết X có thể thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây? 
 A. amin no B. amin thơm C. amin không no D. amin dị vòng 
[51]. Hỗn hợp X gồm amin đơn chức và O2 có tỷ lệ mol 2 : 9. Đốt cháy hoàn toàn amin bằng O2 sau đó sản 
phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, dư, khí thoát ra có tỷ khối so với H2 là 15,2. Vậy công thức của amin 
là: 
 A. C3H9N B. C2H5N C. CH5N D. C2H7N 
[52]. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức 
của amin đó là : 
 A. C4H11N B. C3H9N C. CH5N D. C2H7N 
[53]. Phản ứng nào sau đây đúng? 
 A. CH3NH2 + C6H5 6H5NH2 + CH3Cl B. CH3Cl + 2NH3 3NH2 + NH4Cl 
 C. CH3Cl + NH4 3NH3Cl + HCl D. CH3Cl + NH3 3NH3Cl 
[54]. Có các dung dịch sau: phenol, anilin, phenyl amoni clorua, natri phenolat. Hãy cho biết dãy hóa chất 
nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó? 
 A. quỳ tím, dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH B. quỳ tím, dung dịch AgNO3, dung dịch Br2 
 C. quỳ tím, dung dịch HCl, dung dịch Br2 D. phenol phtalein, quỳ tím, dung dịch Br2 
[55]. Để tách riêng từng chất từ hh benzen, anilin và phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất ( dụng cụ, điều kiện 
thí nghiệm đầy đủ ) là: 
 A. dung dịch NaOH, dung dịch Br2 và khí CO2 B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl và khí CO2 
 C. dung dịch HCl, dung dịch Br2 và khí CO2 D. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl và khí CO2 
[56]. Cho sơ đồ sau : benzen → X1 → X2 → anilin. Hãy cho biết X1, X2 tương ứng với dãy chất nào sau 
đây? 
 A. phenyl clorua, nitro benzen B. phenyl clorua, phenyl amoni clorua 
 C. nitro benzen, phenyl clorua, D. nitrobenzen, benzyl clorua 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài. 
Chiếu Lập Học 
[57]. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hóa 500gam benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Khối lượng 
anilin thu được là bao nhiêu, biết hiệu suất của quá trình là 78%? 
 A. 362,7 gam B. 346,7 gam C. 463,4 gam D. 465,0 gam 
[58]. Từ toluen người ta tiến hành điều chế benzyl amin qua một số giai đoạn. Tính khối lượng benzyl amin 
thu được nếu ban đầu người ta dùng 500,0 gam toluen và hiệu suất chung của quá trình phản ứng đạt 73,6%. 
 A. 428 gam B. 464 gam C. 452 gam D. 416 gam 
[59]. Cho các chất sau: (1) metyl amin; (2) Glyxin; (3) Lysin; (4) axit Glutamic; (5) Glutamin. Số dung dịch 
làm quỳ tím hóa xanh là: 
 A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 
[60]. Dạng tồn tại chủ yếu của axit glutamic là: 
 A. 
-OOCCH2CH2CH(NH
+
3)COOH B. HOOCCH2CH2CH(NH
+
3)COOH 
 C. HOOCCH2CH2CH(NH
+
3)COO
- D. 
-OOCCH2CH2CH(NH2)COO
- 
[61]. Aminoaxit X có % khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32,00%, 6,67% 42,66%, 18,67%. 
Vậy công thức cấu tạo của X là: 
 A. CH3-CH(NH2)-COOH B. H2N-(CH2)2-COOH 
 C. H2N-CH2-COOH D. H2N-(CH2)3-COOH 
[62]. Hãy cho biết có bao nhiêu amino axit có công thức phân tử là C4H9O2N? 
 A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 
[63]. Amino axit X có chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH liên kết với gốc hiđrocacbon no, mạch hở. 
Trong phân tử X, cacbon chiếm 46,6% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo? 
 A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 
[64]. Phát biểu nào dưới dây về aminoaxit là không đúng? 
 A. Hợp chất H2N-COOH là aminoaxit đơn giản nhất 
 B. Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2N-R-COOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N
+RCOO-) 
 C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl 
 D. Amino axit là các chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt. 
[65]. Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ? 
 A. Glyxin, Alanin, Lysin B. Glyxin, Valin, axit Glutamic 
 C. Alanin, axit Glutamic, Valin. D. Glyxin, Lysin, axit Glutamic 
[66]. Dạng tồn tại chủ yếu của axit lysin là: 
 A. H2N-CH2CH2CH2CH2 CH(NH
+
3)COO
- B. H3N
+-CH2CH2CH2CH2CH(NH3
+
 )COO
- 
 C. H2N-CH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH D. H3N
+-CH2CH2CH2CH2CH(NH2)COO
- 
[67]. Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam 
amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của aminoaxit là: 
 A. H2N-C3H6-COOH B. H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH 
 C. H2N-C2H4-COOH D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH 
[68]. Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y 
tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu 
được 15,55 gam muối khan. Công thức của X là : 
 A. H2N-C2H4-COOH B. H2N-CH2-COOH 
 C. H2N-C3H6-COOH D.H2N-C3H4-COOH 
[69]. Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, quỳ tím có màu hồng: 
 A. ClH3N-CH2-CH2-COOH B. H2N-CH2-COONa 
 C. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH 
[70]. Cho 0,1 mol -amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. 
Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng chứa 
15,55 gam muối. Vậy công thức của -amino axit X là : 
 A. H2N-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH 
 C. H2N-CH2-COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài. 
Chiếu Lập Học 
[71]. Cho 100,0 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80,0 ml dung dịch NaOH 
0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Vậy công thức của 
amino axit là: 
 A. H2N-C2H4-COOH B. H2N-C3H6-COOH 
 C. H2N-CH2-COOH D. H2N-C3H4-COOH 
[72]. Cho amino axit X (chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 
NaOH, thu được 8,88 gam muối Y. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận 
dung dịch thu được 10,04 gam muối Z. Vậy công thức của X là: 
 A. H2N-C2H4-COOH B. H2N-C3H6-COOH 
 C. H2N-CH2-COOH D. H2N-C3H4-COOH 
[73]. Cho axit aminoaxetic tác dụng với: Na, HCl, CaCO3, HNO2, NaOH, CH3OH/HCl khan. Số chất phản 
ứng với axit amino axetic là: 
 A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 
[74]. Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,01 mol H2SO4 hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức 
chung của X có dạng: 
 A. (H2N)2RCOOH B. H2NRCOOH 
 C. H2NR(COOH)2 D. (H2N)2R(COOH)2 
[75]. Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất 
tan. Hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch 
X? 
 A. 100 ml B. 400 ml C. 500 ml D. 300 ml 
[76]. Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. 0,1 mol muối Y phản ứng 
vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là: 
 A. H2N-C3H5(COOH)2 B. H2N-C2H3(COOH)2 
 C. (H2N)2C3H5-COOH D. H2N-C2H4-COOH 
[77]. Chất X có thành phân % các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,45%, 7,86%, 15,73% còn lại là oxi. Khối 
lượng mol phân tử của X <100 g/mol. X tác dụng được với NaOH và với HCl. X có nguồn gốc từ thiên 
nhiên, Vậy công thức cấu tạo của X là: 
 A. CH3-(CH2)2-CH(NH2)-COOH B. CH3)2CH-CH(NH2)-COOH 
 C. H2N-CH2-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH 
[78]. Amino axit X có tỉ lệ khối lượng C, H, O, N là 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dd NaOH và dung dịch 
HCl đều theo tỷ lệ mol 1: 1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Vậy công thức của X là: 
 A. H2N-C2H4-COOH B. H2N-CH2-COOH 
 C. H2N-C3H6-COOH D.H2N-C4H8-COOH 
[79]. Hãy cho biết, sản phẩm của phản ứng trùng ngưng aminoaxit nào tạo liên kết peptit? 
 A. mọi aminoaxit B. β-aminoaxit C. α -aminoaxit D. ε-aminoaxit 
[80]. Khi trùng ngưng axit amino axetic với hiệu suất là 80%, ngoài aminoaxit dư người ta còn thu được m 
gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là : 
 A. 9,5 gam B. 11,12 gam C. 9,12 gam D. 10,5 gam 
[81]. Tiến hành trùng ngưng 8,9 gam amino axit X thu được 5,325 gam polipeptit Y có công thức là [-NH-
CH(CH3)-CO-]n. Tính hiệu suất phản ứng trùng ngưng ? 
 A. 75% B. 80% C. 70% D. 67% 
[82]. Cho aminoaxit X tác dụng với HNO2 thì thu được số mol khí N2 đúng bằng số mol X đã pứ. Mặt khác, 
khi cho X tác dụng với NaHCO3 thì số mol khí CO2 thu được bằng số mol X đã pứ. Vậy công thức chung của 
X là: 
 A. H2N-R(COOH)2 B. (H2N)2R(COOH)2 C. H2N-R-COOH D

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_bai_tap_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_amin_amin.pdf